Thay đổi tên trong giấy khai sinh thì có phải kê khai lại với cơ quan bảo hiểm không?
- Thay đổi tên trong giấy khai sinh thì có phải kê khai lại với cơ quan bảo hiểm không?
- Mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu của người lao động khi tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc như thế nào?
- Thời điểm hưởng lương hưu đối với người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc là khi nào?
Thay đổi tên trong giấy khai sinh thì có phải kê khai lại với cơ quan bảo hiểm không?
Căn cứ Điều 29 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 có quy định như sau:
Điều chỉnh thông tin đăng ký kê khai tham gia bảo hiểm xã hội
1. Khi thông tin đăng ký kê khai tham gia bảo hiểm xã hội thay đổi thì người đăng ký kê khai theo quy định tại Điều 28 của Luật này nộp tờ khai điều chỉnh thông tin kèm theo bản sao giấy tờ có liên quan đến việc điều chỉnh thông tin cho cơ quan bảo hiểm xã hội.
2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ tờ khai và giấy tờ theo quy định, cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm điều chỉnh thông tin tham gia bảo hiểm xã hội của người tham gia; trường hợp không thực hiện điều chỉnh thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Theo đó, nếu những người đang tham gia bảo hiểm xã hội mà thay đổi tên trong giấy khai sinh dẫn đến việc khác với thông tin đã kê khai khi tham gia bảo hiểm xã hội thì họ phải thực hiện kê khai lại.
Thay đổi tên trong giấy khai sinh thì có phải kê khai lại với cơ quan bảo hiểm không? (Hình từ Internet)
Mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu của người lao động khi tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc như thế nào?
Căn cứ theo Điều 72 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 quy định mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu như sau:
- Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định có toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương này thì tính bình quân tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội của số năm đóng bảo hiểm xã hội trước khi nghỉ hưu như sau:
+ Bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 thì tính bình quân tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội của 05 năm cuối trước khi nghỉ hưu;
+ Bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 1995 đến ngày 31 tháng 12 năm 2000 thì tính bình quân tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội của 06 năm cuối trước khi nghỉ hưu;
+ Bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 2001 đến ngày 31 tháng 12 năm 2006 thì tính bình quân tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội của 08 năm cuối trước khi nghỉ hưu;
+ Bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 2007 đến ngày 31 tháng 12 năm 2015 thì tính bình quân tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội của 10 năm cuối trước khi nghỉ hưu;
+ Bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 đến ngày 31 tháng 12 năm 2019 thì tính bình quân tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội của 15 năm cuối trước khi nghỉ hưu;
+ Bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 01 tháng 01 năm 2020 đến ngày 31 tháng 12 năm 2024 thì tính bình quân tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội của 20 năm cuối trước khi nghỉ hưu;
+ Bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 01 tháng 01 năm 2025 trở đi thì tính bình quân tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội của toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội.
- Người lao động có toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tính bình quân tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội của toàn bộ thời gian.
- Người lao động vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định, vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tính bình quân tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội chung của các thời gian, trong đó thời gian đóng theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định được tính bình quân tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại khoản 1 Điều 72 Luật Bảo hiểm xã hội 2024.
Thời điểm hưởng lương hưu đối với người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc là khi nào?
Căn cứ theo Điều 69 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 quy định về thời điểm hưởng lương hưu đối với người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc như sau:
- Thời điểm hưởng lương hưu đối với đối tượng quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e, i, k và l khoản 1 và khoản 2 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc là thời điểm đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định và được ghi trong văn bản của người sử dụng lao động xác định việc chấm dứt hợp đồng lao động hoặc xác định việc chấm dứt làm việc.
- Thời điểm hưởng lương hưu đối với đối tượng quy định tại các điểm g, h, m và n khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 và người đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội là thời điểm đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định và được ghi trong văn bản đề nghị của người lao động.
- Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chi tiết Điều 69 Luật Bảo hiểm xã hội 2024; quy định thời điểm hưởng lương hưu đối với trường hợp quy định tại khoản 7 Điều 33 Luật Bảo hiểm xã hội 2024; quy định về việc tính, việc xác định điều kiện đối với từng trường hợp để giải quyết chế độ hưu trí.
Lưu ý: Luật Bảo hiểm xã hội 2024 có hiệu lực từ ngày 01/7/2025.











- Nghỉ hưu trước tuổi theo Nghị định 178: Đối tượng được hưởng mức lương hưu 45% là ai, mức lương hưu tối đa 75% là ai?
- Bỏ lương cơ sở, quyết định mở rộng quan hệ tiền lương của CBCCVC và LLVT sau năm 2026 nhằm mục đích gì?
- Tiếp tục nghỉ sau lễ 30 4 và 1 5 2025 đối với người lao động tại các doanh nghiệp trong những trường hợp nào?
- Hướng dẫn Cá nhân tự quyết toán thuế TNCN qua mạng (online) trên Thuedientu đầy đủ, chi tiết nhất?
- 05 tiêu chuẩn điều kiện để tham gia lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở gồm những gì?