Số lượng, tiêu chí phòng vắt, trữ sữa mẹ cho lao động nữ được quy định thế nào?

Cho tôi hỏi số lượng, tiêu chí phòng vắt, trữ sữa mẹ cho lao động nữ như thế nào? Câu hỏi từ anh Bắc (Phú Thọ).

Khi nào bắt buộc phải lắp phòng vắt, trữ sữa mẹ cho lao động nữ?

Căn cứ khoản 5 Điều 80 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định về chăm sóc sức khỏe đối với lao động nữ, cụ thể như sau:

Chăm sóc sức khỏe đối với lao động nữ
...
5. Khuyến khích người sử dụng lao động lắp đặt phòng vắt, trữ sữa mẹ phù hợp với điều kiện thực tế tại nơi làm việc, nhu cầu của lao động nữ và khả năng của người sử dụng lao động. Trường hợp người sử dụng lao động sử dụng từ 1.000 người lao động nữ trở lên thì phải lắp đặt phòng vắt, trữ sữa mẹ tại nơi làm việc.
...

Theo đó, nếu doanh nghiệp sử dụng từ 1.000 người lao động nữ trở lên thì phải lắp đặt phòng vắt, trữ sữa mẹ tại nơi làm việc.

Số lượng, tiêu chí phòng vắt, trữ sữa mẹ cho lao động nữ

Số lượng, tiêu chí phòng vắt, trữ sữa mẹ cho lao động nữ

Số lượng phòng vắt, trữ sữa mẹ cho lao động nữ là bao nhiêu?

Căn cứ tiểu mục 2 Mục 2 Hướng dẫn triển khai phòng vắt, trữ sữa mẹ tại nơi làm việc ban hành kèm theo Quyết định 5175/QĐ-BYT năm 2021 quy định số lượng phòng vắt, trữ sữa mẹ như sau:

Số lượng lao động nữ (người)

Số lượng phòng vắt, trữ sữa mẹ tối thiểu

< 100*

1

Từ 100 đến < 500*

2

Từ 500 đến <1.000*

3

Từ 1000 lao động nữ trở lên**

≥ 4 phòng (đảm bảo trung bình 300 lao động nữ/phòng)

(*) Khuyến khích người sử dụng lao động lắp đặt phòng vắt, trữ sữa mẹ phù hợp với điều kiện thực tế tại nơi làm việc, nhu cầu của lao động nữ và khả năng của người sử dụng lao động.

(**) Phải có phòng vắt, trữ sữa.

Phòng vắt, trữ sữa mẹ cho lao động nữ phải đáp ứng tiêu chí gì?

Căn cứ tiểu mục 3 Mục 2 Hướng dẫn triển khai phòng vắt, trữ sữa mẹ tại nơi làm việc ban hành kèm theo Quyết định 5175/QĐ-BYT năm 2021 quy định về tiêu chí của phòng vắt, trữ sữa mẹ như sau:


Cơ bản

Đầy đủ

Vị trí

Lắp đặt tại nơi sạch sẽ, vệ sinh, dễ tiếp cận

Lắp đặt tại nơi sạch sẽ, dễ tiếp cận


Nơi có thông khí tốt, không có tiếng ồn lớn hoặc các mối nguy hiểm khác tại nơi làm việc

Nơi có thông khí tốt, yên tĩnh, không có các mối nguy hiểm tại nơi làm việc


Cách nơi làm việc của đa số lao động nữ không quá 10 phút đi bộ, thuận tiện đi lại

Ngay tại nơi làm việc của đa số lao động nữ, không quá 5 phút đi bộ


Gần hoặc có nguồn nước sạch để rửa tay và vệ sinh dụng cụ hút, trữ sữa

Có nguồn nước sạch để rửa tay và vệ sinh dụng cụ hút, trữ sữa

Diện tích

Đủ rộng khoảng 6m2 để kê được bàn ghế và 01 tủ lạnh. Nếu để tủ lạnh ở bên ngoài, đảm bảo diện tích phòng tối thiểu 1,2m x 1,5m, đủ cho 1-2 lao động nữ sử dụng một lúc

Rộng hơn tuỳ theo điều kiện của cơ sở để đủ cho nhiều lao động nữ sử dụng một lúc. Đảm bảo sự riêng tư bằng cách sử dụng rèm, bình phong, vách ngăn hoặc ngăn tủ để tạo không gian riêng (cabin nhỏ) cho từng người

Trang thiết bị

Phòng vắt trữ sữa có biển tên, được che chắn đảm bảo riêng tư và kín đáo

Phòng vắt trữ sữa có biển tên, được che chắn đảm bảo riêng tư và kín đáo



Có bồn để rửa tay và vệ sinh dụng cụ hút, trữ sữa trong phòng


Có ổ điện

Có ổ điện tại từng cabin nhỏ


Có quạt, có đèn chiếu sáng

Có điều hòa, có đèn chiếu sáng


Có tủ mát riêng

Có tủ lạnh riêng, gồm ngăn mát và ngăn trữ đông


Có ghế ngồi

Có ghế ngồi thoải mái



Có bàn/tủ để đặt hoặc cất máy vắt sữa. Có tủ hoặc móc treo đồ cho lao động nữ khi vào vắt sữa


Lao động nữ tự mang máy vắt sữa và dụng cụ trữ sữa

Người sử dụng lao động cung cấp máy vắt sữa bằng tay hoặc bằng điện được đựng trong hộp và được vệ sinh thường xuyên. Số lượng máy vắt sữa tuỳ thuộc vào nhu cầu và khả năng của người sử dụng lao động tại cơ sở.

Có máy hấp để tiệt trùng và sấy dụng cụ

Có tài liệu, tranh ảnh hoặc áp phích hướng dẫn cách vắt sữa và bảo quản sữa treo tại phòng vắt, trữ sữa

Giám sát vệ sinh và quản lý lịch sử dụng

Có bảng thông tin, hiển thị 3 nội dung:

1. Bảng kiểm tra vệ sinh hằng ngày (Phụ lục 3) ; do cán bộ quản lý điền hằng ngày.

2. Thông tin đăng ký sử dụng phòng vắt, trữ sữa mẹ (Phụ lục 4); do lao động nữ có nhu cầu sử dụng phòng vắt, trữ sữa mẹ điền.

3. Quy định phòng vắt, trữ sữa mẹ (Phụ lục 5)

Có bảng thông tin, hiển thị 4 nội dung:

1. Bảng kiểm tra vệ sinh hằng ngày (Phụ lục 3); do cán bộ quản lý điền hằng ngày.

2. Thông tin đăng ký sử dụng phòng vắt, trữ sữa mẹ (Phụ lục 4); do lao động nữ có nhu cầu sử dụng phòng vắt, trữ sữa mẹ điền.

3. Quy định phòng vắt, trữ sữa mẹ (phụ lục 5)

4. Hướng dẫn vệ sinh dụng cụ vắt, trữ sữa mẹ theo khuyến cáo của nhà sản xuất

Lao động nữ
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Người sử dụng lao động có nghĩa vụ gì đối với lao động nữ làm việc tại cơ sở của mình?
Lao động tiền lương
Lao động nữ sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý nếu bị thôi việc thì có vi phạm pháp luật?
Lao động tiền lương
Lao động nữ được nghỉ trong giờ làm việc bao lâu nếu đang nuôi con nhỏ mà bị hành kinh?
Lao động tiền lương
Từ 1/7/2025, lao động nữ tham gia BHXH bắt buộc sau khi mang thai có được hưởng chế độ thai sản khi sinh con không?
Lao động tiền lương
Chăm sóc sức khỏe lao động nữ tại nơi làm việc như thế nào?
Lao động tiền lương
55 nghề ảnh hưởng xấu đến chức năng sinh sản của lao động nữ?
Lao động tiền lương
Lao động nữ được khám phụ khoa những nội dung nào khi khám sức khỏe định kỳ?
Lao động tiền lương
Người sử dụng lao động có sử dụng nhiều lao động nữ là gì?
Lao động tiền lương
04 nội dung mà lao động nữ được khám chuyên khoa phụ sản định kỳ là gì?
Lao động tiền lương
Công ty có được Nhà nước hỗ trợ giảm thuế khi sử dụng nhiều lao động nữ đúng không?
Đi đến trang Tìm kiếm - Lao động nữ
2,536 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào