Người lao động khi bị ốm, nên nghỉ phép năm hay nghỉ theo chế độ bảo hiểm sẽ có lợi hơn?
Chế độ nghỉ ốm hưởng BHXH được quy định như thế nào?
Chế độ nghỉ ốm hưởng BHXH được hiểu là người lao động nghỉ việc khi ốm đau, bệnh tật sẽ được hưởng lương nhưng là do cơ quan BHXH chi trả thay cho doanh nghiệp.
1. Điều kiện áp dụng chế độ nghỉ ốm hưởng BHXH
Căn cứ khoản 1 Điều 3 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH, người lao động thuộc các trường hợp dưới đây được áp dụng chế độ ốm đau theo luật Bảo hiểm xã hội:
Điều kiện hưởng chế độ ốm đau
1. Người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, đ khoản 1 và điểm b khoản 2 Điều 2 của Nghị định số 115/2015/NĐ-CP được hưởng chế độ ốm đau trong các trường hợp sau:
a) Người lao động bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động hoặc điều trị thương tật, bệnh tật tái phát do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của Bộ Y tế.
b) Người lao động phải nghỉ việc để chăm sóc con dưới 07 tuổi bị ốm đau và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền.
c) Lao động nữ đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con mà thuộc một trong các trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản này.
2. Thời gian nghỉ ốm đau hưởng BHXH
Thời gian nghỉ ốm đau được Luật Bảo hiểm xã hội phân chia ra các nhóm như dưới đây
(a) Nghỉ việc khi bản thân bị ốm đau
Căn cứ Điều 26 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, thời gian nghỉ chế độ ốm đau của người lao động dựa vào điều kiện làm việc và tình trạng ốm đau, cụ thể:
Trường hợp làm việc trong điều kiện bình thường
- Người lao động đóng BHXH dưới 15 năm sẽ được nghỉ 30 ngày.
- Người lao động đóng BHXH từ 15 năm đến dưới 30 năm được nghỉ 40 ngày.
- Người lao động đóng BHXH từ 30 năm trở lên được nghỉ 60 ngày.
Trường hợp làm việc trong điều kiện nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, khu vực có trợ cấp vùng tối thiểu là 0.7 sẽ được nghỉ ốm đau như sau:
- Lao động tham gia BHXH dưới 15 năm được nghỉ tối đa 40 ngày.
- Lao động tham gia BHXH từ 15 năm đến dưới 30 năm được nghỉ tối đa 50 ngày.
- Lao động tham gia BHXH từ 30 năm trở lên được nghỉ tối đa 70 ngày.
Trường hợp lao động bị bệnh dài ngày thuộc danh mục bệnh dài ngày do Bộ Y tế quy định sẽ được nghỉ tối đa là 180 ngày (bao gồm cả ngày lễ, Tết và ngày nghỉ tuần của đơn vị). Sau khi hết thời gian nghỉ mà người lao động vẫn phải điều trị tiếp thì sẽ được nghỉ với chế độ thấp hơn nhưng không vượt quá thời gian đóng BHXH.
(b) Nghỉ việc khi con ốm đau
Căn cứ Điều 27 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, trường hợp lao động có con bị ốm và được cơ sở y tế xác nhận thì được nghỉ như sau:
- Con dưới 3 tuổi thì người lao động được nghỉ tối đa 20 ngày.
- Con từ 3 tuổi đến 7 tuổi thì người lao động được nghỉ tối đa 15 ngày.
Thời gian nghỉ trên được tính cho 1 năm làm việc tại đơn vị. Trường hợp cả cha và mẹ cùng tham gia BHXH mà một trong hai người hết thời gian nghỉ mà con vẫn chưa khỏi thì người còn lại được tiếp tục nghỉ để chăm sóc con.
Chế độ nghỉ ốm nguyên lương được quy định như thế nào?
Chế độ nghỉ ốm hưởng nguyên lương được hiểu là người lao động nghỉ ốm đau và vẫn hưởng lương như ngày làm việc bình thường, doanh nghiệp thực hiện việc chi trả lương này. Trường hợp này người lao động sẽ dùng ngày phép năm để nghỉ ốm đau, tức ngày nghỉ chế độ ốm đau sẽ được tính như ngày nghỉ phép của người lao động
Căn cứ Điều 113 Bộ luật Lao động 2019, thời gian nghỉ hàng năm của người lao động được tính như sau:
Nghỉ hằng năm
1. Người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:
a) 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;
b) 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
c) 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
2. Người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm theo tỷ lệ tương ứng với số tháng làm việc.
Như vậy, khi bị ốm đau, người lao động có thể nghỉ ốm hưởng nguyên lương trong số ngày nêu trên.
Người lao động khi bị ốm đau (Hình từ Internet)
Nghỉ ốm hưởng nguyên lương đồng thời hưởng chế độ ốm đau được không?
Theo Điều 25 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, người lao động được hưởng chế độ ốm đau khi có một trong những điều kiện sau:
Điều kiện hưởng chế độ ốm đau
1. Bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của Bộ Y tế.
Trường hợp ốm đau, tai nạn phải nghỉ việc do tự hủy hoại sức khỏe, do say rượu hoặc sử dụng chất ma túy, tiền chất ma túy theo danh mục do Chính phủ quy định thì không được hưởng chế độ ốm đau.
2. Phải nghỉ việc để chăm sóc con dưới 07 tuổi bị ốm đau và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền.
Đồng thời điểm c khoản 2 Điều 3 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH nêu rõ điều kiện hưởng chế độ ốm đau:
2. Không giải quyết chế độ ốm đau đối với các trường hợp sau đây:
…
c) Người lao động bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động trong thời gian đang nghỉ phép hằng năm, nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương theo quy định của pháp luật lao động; nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
Như vậy, người lao động bị ốm đau trong thời gian đang nghỉ phép hàng năm thì không được giải quyết chế độ ốm đau.
Vậy khi bị ốm người lao động nên nghỉ phép năm hay nghỉ theo chế độ bảo hiểm có lợi hơn?
Như vậy, qua quy định theo pháp luật về chế độ nghỉ phép năm và chế độ nghỉ ốm ta có thể thấy, số tiền nghỉ ốm hưởng bảo hiểm xã hội sẽ thấp hơn so với số tiền nghỉ ốm theo chế độ nghỉ phép, nhưng bù lại, thời gian nghỉ dài hơn rất nhiều.
Khi nghỉ ốm đau theo chế độ bảo hiểm, người lao động còn được giữ nguyên ngày phép năm.
Số ngày phép này có thể dự phòng cho những lý do khác như đi du lịch, bận việc riêng… Đặc biệt, chế độ này còn có ý nghĩa hơn đối với những lao động mắc bệnh cần chữa trị dài ngày.
Do đó, người lao động không nên vì cái lợi trước mắt là được nghỉ mà vẫn hưởng 100% lương để lạm dụng ngày phép khi bị ốm.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Những loại hợp đồng lao động nào được pháp luật Việt Nam công nhận?
- Vì sao lấy ngày 3/2 là ngày thành lập Đảng? Vào ngày thành lập Đảng người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương không?