Người lao động đủ tuổi nghỉ hưu không đủ điều kiện hưởng lương hưu có được trợ cấp hàng tháng theo Dự thảo Luật BHXH không?
- Người lao động đủ tuổi nghỉ hưu nhưng không đủ điều kiện hưởng lương hưu có được trợ cấp hàng tháng theo Dự thảo Luật BHXH không?
- Mức trợ cấp hằng tháng cho người đủ tuổi nghỉ hưu nhưng không đủ điều kiện hưởng lương hưu được tính như thế nào?
- Hiện nay, người lao động bị tạm dừng hưởng lương hưu sẽ được tiếp tục thực hiện khi nào?
Người lao động đủ tuổi nghỉ hưu nhưng không đủ điều kiện hưởng lương hưu có được trợ cấp hàng tháng theo Dự thảo Luật BHXH không?
Căn cứ Điều 22 Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội quy định như sau:
Chế độ đối với người lao động không đủ điều kiện hưởng lương hưu và chưa đủ tuổi hưởng trợ cấp hưu trí xã hội
1. Công dân Việt Nam đủ tuổi nghỉ hưu nhưng không đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật và chưa đủ điều kiện hưởng trợ cấp hưu trí xã hội theo quy định tại khoản 1 Điều 20 của Luật này mà có thời gian đóng bảo hiểm xã hội, nếu không hưởng bảo hiểm xã hội một lần hoặc bảo lưu mà có yêu cầu thì sẽ được hưởng trợ cấp hằng tháng từ chính khoản đóng của mình theo quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Thời gian hưởng, mức hưởng trợ cấp hằng tháng tùy thuộc vào tổng thời gian đóng, căn cứ đóng bảo hiểm xã hội của người lao động.
Đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này có thời gian hưởng trợ cấp hàng tháng mà chưa đến thời điểm hưởng trợ cấp hưu trí xã hội nếu có nguyện vọng thì được đóng một lần cho thời gian còn thiếu để hưởng trợ cấp hằng tháng cho đến khi đủ điều kiện quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 20 của Luật này.
...
5. Trường hợp người đang hưởng trợ cấp hằng tháng chết thì thân nhân của người lao động được hưởng trợ cấp một lần cho những tháng chưa được nhận và được hưởng trợ cấp mai táng nếu đủ điều kiện quy định tại điểm a khoản 1 Điều 88, điểm a khoản 1 Điều 114 của Luật này.
6. Người đang trong thời gian hưởng trợ cấp hằng tháng thì được ngân sách nhà nước đóng bảo hiểm y tế.
7. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Xem thêm Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội: Tại đây.
Như vậy, theo đề xuất tại Dự thảo Luật BHXH, dự kiến người lao động không đủ điều kiện hưởng lương hưu sẽ được trợ cấp hàng tháng theo thời gian đóng khi có yêu cầu nếu không hưởng bảo hiểm xã hội một lần hoặc bảo lưu từ chính khoản đóng của mình.
Lưu ý: Chế độ trên chỉ áp dụng cho đối tượng là công dân Việt Nam đủ tuổi nghỉ hưu nhưng không đủ điều kiện hưởng lương hưu và chưa đủ điều kiện hưởng trợ cấp hưu trí xã hội, có thời gian đóng bảo hiểm xã hội.
Người lao động đủ tuổi nghỉ hưu nhưng không đủ điều kiện hưởng lương hưu có được trợ cấp hàng tháng theo Dự thảo Luật BHXH không? (Hình từ Internet)
Mức trợ cấp hằng tháng cho người đủ tuổi nghỉ hưu nhưng không đủ điều kiện hưởng lương hưu được tính như thế nào?
Theo đề xuất tại khoản 2 Điều 23 Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội, dự kiến người đủ tuổi nghỉ hưu nhưng không đủ điều kiện hưởng lương hưu thì mức trợ cấp hằng tháng được tính thấp nhất bằng mức trợ cấp hưu trí xã hội.
Mức trợ cấp hưu trí xã hội sẽ do Chính phủ quy định phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội và khả năng của ngân sách nhà nước từng thời kỳ. Tùy thuộc điều kiện kinh tế - xã hội, khả năng cân đối ngân sách, kết hợp huy động các nguồn lực xã hội tại địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định hỗ trợ thêm cho người hưởng trợ cấp hưu trí xã hội theo khoản 1 Điều 22 Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội.
Hiện nay, người lao động bị tạm dừng hưởng lương hưu sẽ được tiếp tục thực hiện khi nào?
Căn cứ theo Điều 64 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định như sau:
Tạm dừng, hưởng tiếp lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng
1. Người đang hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng bị tạm dừng, hưởng tiếp lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Xuất cảnh trái phép;
b) Bị Tòa án tuyên bố là mất tích;
c) Có căn cứ xác định việc hưởng bảo hiểm xã hội không đúng quy định của pháp luật.
2. Lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng được tiếp tục thực hiện khi người xuất cảnh trở về định cư hợp pháp theo quy định của pháp luật về cư trú. Trường hợp có quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án hủy bỏ quyết định tuyên bố mất tích thì ngoài việc tiếp tục được hưởng lương hưu, trợ cấp còn được truy lĩnh tiền lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng kể từ thời điểm dừng hưởng.
3. Cơ quan bảo hiểm xã hội khi quyết định tạm dừng hưởng theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều này phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày tạm dừng hưởng, cơ quan bảo hiểm xã hội phải ra quyết định giải quyết hưởng; trường hợp quyết định chấm dứt hưởng bảo hiểm xã hội thì phải nêu rõ lý do.
Theo đó, những trường hợp người lao động bị tạm dừng hưởng lương hưu sẽ được tiếp tục thực hiện như sau:
- Đối với trường hợp xuất cảnh trái phép: là khi người xuất cảnh trở về định cư hợp pháp.
- Đối với trường hợp bị Toà án tuyên bố là mất tích: là khi có quyết định của Tòa án hủy bỏ quyết định tuyên bố mất tích và quyết định đó đã có hiệu lực.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Những loại hợp đồng lao động nào được pháp luật Việt Nam công nhận?
- Vì sao lấy ngày 3/2 là ngày thành lập Đảng? Vào ngày thành lập Đảng người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương không?