Người lao động cao tuổi khi nghỉ việc có được hưởng có được hưởng trợ cấp thôi việc hay không?
Sử dụng người lao động cao tuổi như thế nào là hợp pháp?
Tại Điều 149 Bộ luật Lao động 2019 có quy định như sau:
Sử dụng người lao động cao tuổi
1. Khi sử dụng người lao động cao tuổi, hai bên có thể thỏa thuận giao kết nhiều lần hợp đồng lao động xác định thời hạn.
2. Khi người lao động cao tuổi đang hưởng lương hưu theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội mà làm việc theo hợp đồng lao động mới thì ngoài quyền lợi đang hưởng theo chế độ hưu trí, người lao động cao tuổi được hưởng tiền lương và các quyền lợi khác theo quy định của pháp luật, hợp đồng lao động.
3. Không được sử dụng người lao động cao tuổi làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm có ảnh hưởng xấu tới sức khỏe người lao động cao tuổi, trừ trường hợp bảo đảm các điều kiện làm việc an toàn.
4. Người sử dụng lao động có trách nhiệm quan tâm chăm sóc sức khỏe của người lao động cao tuổi tại nơi làm việc.
Theo đó, để sử dụng lao động cao tuổi một cách hợp pháp, người sử dụng lao động cần:
- Thỏa thuận với lao động cao tuổi giao kết nhiều lần hợp đồng lao động xác định thời hạn;
- Trả tiền lương và đảm bảo các quyền lợi khác theo quy định của pháp luật, hợp đồng lao động.
- Không được sử dụng người lao động cao tuổi làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm có ảnh hưởng xấu tới sức khỏe người lao động cao tuổi, trừ trường hợp bảo đảm các điều kiện làm việc an toàn.
- Có trách nhiệm quan tâm chăm sóc sức khỏe của người lao động cao tuổi tại nơi làm việc.
Người lao động cao tuổi khi nghỉ việc có được hưởng trợ cấp thôi việc hay không? (Hình từ Internet)
Khám sức khỏe định kỳ cho người lao động cao tuổi bao lâu một lần?
Tại khoản 1 Điều 21 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 có quy định như sau:
Khám sức khỏe và điều trị bệnh nghề nghiệp cho người lao động
1. Hằng năm, người sử dụng lao động phải tổ chức khám sức khỏe ít nhất một lần cho người lao động; đối với người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, người lao động là người khuyết tật, người lao động chưa thành niên, người lao động cao tuổi được khám sức khỏe ít nhất 06 tháng một lần.
2. Khi khám sức khỏe theo quy định tại khoản 1 Điều này, lao động nữ phải được khám chuyên khoa phụ sản, người làm việc trong môi trường lao động tiếp xúc với các yếu tố có nguy cơ gây bệnh nghề nghiệp phải được khám phát hiện bệnh nghề nghiệp.
…
Theo đó, đối với người lao động cao tuổi thì người sử dụng lao động phải tổ chức khám sức khỏe ít nhất 6 tháng một lần.
Người lao động cao tuổi khi nghỉ việc có được hưởng trợ cấp thôi việc hay không?
Tại Điều 46 Bộ luật Lao động 2019 có quy định như sau:
Trợ cấp thôi việc
1. Khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 6, 7, 9 và 10 Điều 34 của Bộ luật này thì người sử dụng lao động có trách nhiệm trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên cho mình từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương, trừ trường hợp đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và trường hợp quy định tại điểm e khoản 1 Điều 36 của Bộ luật này.
2. Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm.
...
Theo đó, khi chấm dứt hợp đồng lao động thuộc các trường hợp quy định thì người lao động đã làm việc thường xuyên cho một người sử dụng lao động từ đủ 12 tháng trở lên sẽ được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc.
Tuy nhiên, việc chi trả trợ cấp thôi việc theo quy định trên được loại trừ đối với 02 trường hợp sau:
- Người lao động đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
- Người lao động bị chấm dứt hợp đồng lao động do tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng từ 05 ngày làm việc liên tục trở lên.
Như vậy, nếu đã đủ điều kiện hưởng lương hưu thì người lao động cao tuổi sẽ không được doanh nghiệp nơi mình làm việc chi trả trợ cấp thôi việc khi chấm dứt hợp đồng lao động.
Lưu ý: Nếu chưa đủ điều kiện hưởng lương hưu thì người lao động cao tuổi vẫn được chi trả trợ cấp thôi việc.
Điều này đồng nghĩa rằng, nếu đã đủ tuổi nghỉ hưu nhưng chưa đóng bảo hiểm xã hội đủ thời gian tối thiểu để hưởng lương hưu thì người lao động vẫn được lấy tiền trợ cấp thôi việc khi chấm dứt hợp đồng lao động.











- Chốt nghỉ hưu trước tuổi: CBCCVC còn dưới 10 năm công tác được xem xét đánh giá và giải quyết ưu tiên hơn các trường hợp nào tại Hướng dẫn 01?
- Sửa Nghị định 178 về nghỉ hưu trước tuổi: Tăng hay giảm mức hưởng lương hưu của CBCCVC và người lao động nghỉ hưu trước tuổi?
- Cán bộ công chức cấp xã thuộc biên chế của tỉnh, TP trực thuộc trung ương theo đề xuất tại Dự thảo Luật Cán bộ công chức sửa đổi, cụ thể ra sao?
- Thống nhất mức lương mới khi bỏ lương cơ sở 2,34 triệu sau 2026 cho CBCCVC và LLVT được tính bằng mức lương cơ bản, cụ thể ra sao?
- Sửa đổi Luật Cán bộ công chức: Không phân biệt cán bộ công chức cấp xã với các cấp khác theo đề xuất mới, cụ thể quy định thế nào?