Người lao động cao tuổi có được trả thêm tiền khi không tham gia bảo hiểm thất nghiệp hay không?
Người lao động cao tuổi có được trả thêm tiền khi không tham gia bảo hiểm thất nghiệp hay không?
Tại khoản 3 Điều 168 Bộ luật Lao động 2019 có quy định như sau:
Tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp
...
3. Đối với người lao động không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả thêm cùng lúc với kỳ trả lương một khoản tiền cho người lao động tương đương với mức người sử dụng lao động đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.
Theo đó, đối với người lao động không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp thì người sử dụng lao động phải chi trả thêm cùng lúc với kỳ trả lương một khoản tiền cho người lao động tương đương với mức người sử dụng lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động.
Như vậy, người lao động cao tuổi đang hưởng lương hưu đi làm sẽ được trả thêm cùng với lương một số tiền tương ứng bằng 1% tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định tại Điều 57 Luật Việc làm 2013.
Người lao động cao tuổi có được trả thêm tiền khi không tham gia bảo hiểm thất nghiệp hay không?
Người sử dụng lao động có phải đóng bảo hiểm y tế cho người lao động cao tuổi không?
Tại khoản 1 Điều 3 Bộ luật Lao động 2019 có quy định:
Giải thích từ ngữ
Trong Bộ luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Người lao động là người làm việc cho người sử dụng lao động theo thỏa thuận, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành, giám sát của người sử dụng lao động.
Độ tuổi lao động tối thiểu của người lao động là đủ 15 tuổi, trừ trường hợp quy định tại Mục 1 Chương XI của Bộ luật này.
...
Như vậy, pháp luật lao động không giới hạn độ tuổi lao động tối đa, thuật ngữ “người lao động” theo pháp luật lao động sẽ được hiểu bao gồm cả người lao động cao tuổi.
Và theo Điều 168 Bộ luật Lao động 2019 có quy định như sau:
Tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp
1. Người sử dụng lao động, người lao động phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp; người lao động được hưởng các chế độ theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp.
Khuyến khích người sử dụng lao động, người lao động tham gia các hình thức bảo hiểm khác đối với người lao động.
...
Như vậy, người sử dụng lao động và người lao động cao tuổi phải đóng bảo hiểm y tế.
Bên cạnh đó, theo Điều 12 Luật Bảo hiểm y tế 2008 được sửa đổi bởi khoản 6 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014 có quy định như sau:
Đối tượng tham gia bảo hiểm y tế
1. Nhóm do người lao động và người sử dụng lao động đóng, bao gồm:
a) Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên; người lao động là người quản lý doanh nghiệp hưởng tiền lương; cán bộ, công chức, viên chức (sau đây gọi chung là người lao động);
b) Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn theo quy định của pháp luật.
2. Nhóm do tổ chức bảo hiểm xã hội đóng, bao gồm:
a) Người hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng;
...
Như vậy, trường hợp người lao động đang hưởng lương hưu thì sẽ được tổ chức bảo hiểm xã hội đóng tiền bảo hiểm y tế, nếu người lao động chưa đủ điều kiện hưởng lương hưu thì phải tiếp tục đóng hiểm y tế theo quy định của pháp luật.
Có giới hạn về loại hợp đồng ký kết với người lao động cao tuổi hay không?
Tại Điều 149 Bộ luật Lao động 2019 có quy định như sau:
Sử dụng người lao động cao tuổi
1. Khi sử dụng người lao động cao tuổi, hai bên có thể thỏa thuận giao kết nhiều lần hợp đồng lao động xác định thời hạn.
2. Khi người lao động cao tuổi đang hưởng lương hưu theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội mà làm việc theo hợp đồng lao động mới thì ngoài quyền lợi đang hưởng theo chế độ hưu trí, người lao động cao tuổi được hưởng tiền lương và các quyền lợi khác theo quy định của pháp luật, hợp đồng lao động.
3. Không được sử dụng người lao động cao tuổi làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm có ảnh hưởng xấu tới sức khỏe người lao động cao tuổi, trừ trường hợp bảo đảm các điều kiện làm việc an toàn.
...
Hiện nay, Bộ luật Lao động 2019 không quy định giới hạn về loại hợp đồng ký kết với người lao động cao tuổi. Khi sử dụng lao động cao tuổi, người sử dụng lao động có thể thỏa thuận ký hợp đồng lao động không xác định thời hạn hoặc ký nhiều lần hợp đồng lao động xác định thời hạn tùy thuộc vào nhu cầu của các bên mà không bị giới hạn chỉ 02 lần như đối với các trường hợp thông thường.
- 2 phương án tăng mức lương trong năm 2025 cho toàn bộ đối tượng cán bộ công chức viên chức và lực lượng vũ trang mức độ khả thi thế nào?
- Sau đợt tăng lương hưu 15%, mức tăng lương hưu mới trong đợt tăng tiếp theo đã có chưa?
- Tiếp tục tăng lương hưu vào 2025 cho 09 đối tượng CBCCVC và LLVT khi đáp ứng điều kiện gì?
- Chỉ áp dụng lương cơ sở 2.34 triệu để tính lương đến khi đề xuất 05 bảng lương mới lên Trung ương được thông qua đúng không?
- Chính thức lộ trình cải cách tiền lương từ 2025: Bộ Nội vụ thực hiện cải cách tiền lương của các đối tượng CBCCVC và LLVT bằng cách thực hiện việc nhiệm vụ nào?