Người đang hưởng trợ cấp hằng tháng thì có được tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc không?
Người đang hưởng trợ cấp hằng tháng thì có được tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc không?
Căn cứ tại khoản 7 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 quy định:
Đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện
...
6. Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định việc tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với đối tượng khác ngoài đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này mà có việc làm, thu nhập ổn định, thường xuyên trên cơ sở đề xuất của Chính phủ phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội từng thời kỳ.
7. Trường hợp không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm:
a) Người đang hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng.
Chính phủ quy định đối tượng hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc;
b) Lao động là người giúp việc gia đình;
c) Đối tượng quy định tại điểm m và điểm n khoản 1 Điều này đã đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại khoản 2 Điều 169 của Bộ luật Lao động, trừ trường hợp thời gian đóng bảo hiểm xã hội còn thiếu tối đa 06 tháng quy định tại khoản 7 Điều 33 của Luật này.
Theo đó, người đang hưởng trợ cấp hằng tháng thì không được tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Người đang hưởng trợ cấp hằng tháng thì có được tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc không? (Hình từ Internet)
Chi trả trợ cấp hằng tháng từ nguồn nào?
Căn cứ tại Điều 119 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 quy định:
Sử dụng quỹ bảo hiểm xã hội
1. Chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện cho đối tượng theo quy định tại Chương V, Chương VI của Luật này và trợ cấp hằng tháng quy định tại Điều 23 của Luật này.
2. Chi đóng bảo hiểm y tế cho các đối tượng sau đây:
a) Người đang hưởng lương hưu;
b) Người nghỉ việc hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng;
c) Người nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng;
d) Nghỉ việc hưởng trợ cấp ốm đau đối với người lao động bị mắc bệnh thuộc danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành;
đ) Người lao động nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng.
3. Chi trả phí khám giám định mức suy giảm khả năng lao động đối với trường hợp không do người sử dụng lao động giới thiệu đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động mà kết quả giám định đủ điều kiện hưởng chế độ bảo hiểm xã hội.
4. Chi tổ chức và hoạt động bảo hiểm xã hội theo quy định tại Điều 120 của Luật này.
5. Đầu tư để bảo toàn và tăng trưởng quỹ theo quy định tại Mục 2 Chương này.
Theo đó, chi trả trợ cấp hằng tháng từ quỹ bảo hiểm xã hội.
Mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được tính trên cơ sở nào?
Căn cứ tại Điều 5 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 quy định:
Nguyên tắc bảo hiểm xã hội
1. Mức hưởng bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện được tính trên cơ sở mức đóng và thời gian đóng bảo hiểm xã hội; có chia sẻ giữa những người tham gia bảo hiểm xã hội theo quy định của Luật này.
2. Mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được tính trên cơ sở tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc. Mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được tính trên cơ sở thu nhập làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện do người tham gia lựa chọn.
3. Người vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được hưởng chế độ trợ cấp hằng tháng, chế độ hưu trí và chế độ tử tuất trên cơ sở thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện.
Thời gian đóng bảo hiểm xã hội đã được tính hưởng bảo hiểm xã hội một lần thì không được tính vào thời gian làm cơ sở tính hưởng chế độ bảo hiểm xã hội.
4. Quỹ bảo hiểm xã hội được quản lý tập trung, thống nhất, công khai, minh bạch; được sử dụng đúng mục đích và được hạch toán độc lập theo các quỹ thành phần, các nhóm đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định và chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định.
5. Việc thực hiện bảo hiểm xã hội phải đơn giản, dễ dàng, thuận tiện, bảo đảm kịp thời và đầy đủ quyền lợi của người tham gia, người thụ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội.
6. Thời gian đóng bảo hiểm xã hội tối thiểu để xác định điều kiện hưởng lương hưu và trợ cấp tuất hằng tháng tính theo năm, một năm phải tính đủ 12 tháng. Trường hợp tính mức hưởng, thời gian đóng bảo hiểm xã hội có tháng lẻ từ 01 tháng đến 06 tháng được tính là nửa năm, từ 07 tháng đến 11 tháng được tính là một năm.
7. Việc giải quyết các chế độ bảo hiểm xã hội được xác định theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội tại thời điểm hưởng chế độ bảo hiểm xã hội.
Theo đó, mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được tính trên cơ sở tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Luật Bảo hiểm xã hội 2024 có hiệu lực từ 01/7/2025.

Xác định đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc như thế nào?

Người đang hưởng trợ cấp hằng tháng thì có được tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc không?

Từ ngày 01 07 2025 đối tượng nào phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc gần 25% tiền lương?

Những loại giấy tờ cần thiết trong hồ sơ đăng ký bảo hiểm xã hội bắt buộc là gì?

Đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc là trách nhiệm của công ty hay NLĐ?

Hồ sơ đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc của người lao động gồm những gì?

Người lao động được phép không tham gia BHXH bắt buộc trong trường hợp nào?

Ai không cần tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo Luật Bảo hiểm xã hội 2024?

Người lao động làm việc tại nhà có phải tham gia BHXH bắt buộc không?

Mẫu hồ sơ bảo hiểm xã hội bắt buộc do cơ quan nào ban hành?

- Tải Mẫu thông báo nghỉ lễ 30 4 và 1 5 năm 2025 02 ngày? NLĐ nào được nghỉ lễ 30 4 và 1 5 năm 2025 02 ngày?
- Công bố lịch chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH tháng 5 2025: Thời gian nhận có sự thay đổi như thế nào?
- Mẫu thông báo nghỉ lễ 30 4 và 1 5 năm 2025 05 ngày? NLĐ nào được nghỉ lễ 30 4 và 1 5 năm 2025 05 ngày?
- Chính thức thời điểm bãi bỏ lương cơ sở thì mức tham chiếu không thấp hơn mức lương cơ sở, quy định này bắt đầu áp dụng từ khi nào?
- Thống nhất thay đổi tên gọi cho 23 đơn vị hành chính cấp tỉnh mới sau sáp nhập tỉnh, hợp nhất tỉnh theo nguyên tắc nào, danh sách tên gọi dự kiến ra sao? Số đại biểu HĐND cấp tỉnh thế nào?