Từ ngày 01 07 2025 đối tượng nào phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc gần 25% tiền lương?
- Từ ngày 01 07 2025 đối tượng nào phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc gần 25% tiền lương?
- Người sử dụng lao động và người lao động được tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất tối đa bao lâu?
- Người lao động đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc có thời gian hưởng chế độ ốm đau trong điều kiện bình thường không kéo dài điều trị là bao nhiêu ngày?
Từ ngày 01 07 2025 đối tượng nào phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc gần 25% tiền lương?
Căn cứ Điều 32 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 quy định như sau:
Tỷ lệ đóng bảo hiểm xã hội
1. Tỷ lệ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm:
a) 3% tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội vào quỹ ốm đau và thai sản;
b) 22% tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội vào quỹ hưu trí và tử tuất.
2. Tỷ lệ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện bằng 22% thu nhập làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội vào quỹ hưu trí và tử tuất.
Như vậy, từ ngày 01 07 2025 người lao động và người sử dụng lao động phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc gần 25% tiền lương, trong đó:
- Tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội vào quỹ ốm đau và thai sản là 3%.
- Tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội vào quỹ hưu trí và tử tuất là 22%.
Từ ngày 01 07 2025 đối tượng nào phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc gần 25% tiền lương? (Hình từ Internet)
Người sử dụng lao động và người lao động được tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất tối đa bao lâu?
Căn cứ Điều 37 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 quy định như sau:
Tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc
1. Tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất được quy định như sau:
a) Trong trường hợp người sử dụng lao động gặp khó khăn phải tạm dừng sản xuất, kinh doanh dẫn đến việc người lao động và người sử dụng lao động không có khả năng đóng bảo hiểm xã hội thì được tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất trong thời gian tối đa 12 tháng;
b) Hết thời hạn tạm dừng đóng quy định tại điểm a khoản này, người sử dụng lao động và người lao động tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc và đóng bù cho thời gian tạm dừng đóng.
Thời hạn đóng bù chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng tiếp theo tháng kết thúc việc tạm dừng đóng. Số tiền đóng bù bằng số tiền phải đóng của những tháng tạm dừng đóng.
2. Người lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc mà bị tạm giam, tạm đình chỉ công việc thì người lao động và người sử dụng lao động tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc; trường hợp người lao động được truy lĩnh đủ tiền lương thì người lao động và người sử dụng lao động đóng bù cho thời gian bị tạm giam, tạm đình chỉ công việc bằng số tiền phải đóng của những tháng tạm dừng đóng.
...
Như vậy, người lao động và người sử dụng lao động được tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất trong thời gian tối đa 12 tháng nếu người sử dụng lao động gặp khó khăn khiến việc sản xuất, kinh doanh bị tạm dừng dẫn đến việc người lao động và người sử dụng lao động không có khả năng đóng bảo hiểm xã hội.
Người lao động đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc có thời gian hưởng chế độ ốm đau trong điều kiện bình thường không kéo dài điều trị là bao nhiêu ngày?
Căn cứ khoản 1 Điều 43 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 quy định như sau:
Thời gian hưởng chế độ ốm đau
1. Thời gian tối đa hưởng chế độ ốm đau trong một năm (từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 31 tháng 12) đối với đối tượng quy định tại các điểm a, b, c, i, k, l, m và n khoản 1 và khoản 2 Điều 2 của Luật này tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ hằng tuần và được quy định như sau:
a) Làm việc trong điều kiện bình thường thì được hưởng 30 ngày nếu đã đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc dưới 15 năm; 40 ngày nếu đã đóng từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm; 60 ngày nếu đã đóng từ đủ 30 năm trở lên;
b) Làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành hoặc làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thì được hưởng 40 ngày nếu đã đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc dưới 15 năm; 50 ngày nếu đã đóng từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm; 70 ngày nếu đã đóng từ đủ 30 năm trở lên.
...
Theo đó, người lao động đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc dưới 15 năm có thời gian hưởng chế độ ốm đau mà người lao động làm việc trong điều kiện bình thường chia làm các trường hợp sau:
- Nếu đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc dưới 15 năm thì được hưởng 30 ngày thời gian hưởng chế độ ốm đau.
- Nếu đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm được hưởng 40 ngày thời gian hưởng chế độ ốm đau.
- Nếu đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc từ đủ 30 năm trở lên được hưởng 60 ngày thời gian hưởng chế độ ốm đau.
Lưu ý: Luật Bảo hiểm xã hội 2024 có hiệu lực từ ngày 01/07/2025.











- Chính thức sửa đổi chính sách nghỉ hưu trước tuổi của đối tượng CBCCVC và NLĐ có tuổi đời còn từ đủ 02 năm đến đủ 05 năm đến tuổi nghỉ hưu về hướng dẫn cách tính trợ cấp thế nào?
- Ngày 13 4 là ngày gì? Âm lịch ngày 13 4 là bao nhiêu? Số giờ làm việc bình thường của người lao động trong ngày 13 4 2025 là bao nhiêu?
- Nghị quyết 74: Chính thức sắp xếp CBCCVC khi sáp nhập tỉnh, sáp nhập xã thực hiện theo hướng dẫn của cơ quan nào?
- Chốt danh sách đối tượng CBCCVC được hưởng chính sách nghỉ hưu trước tuổi được lập theo trình tự nào tại Hướng dẫn 01?
- Chốt nhóm cán bộ công chức sẽ nghỉ thôi việc ngay nếu thuộc trong những trường hợp nào tại khu vực Thủ đô?