Nghiệp vụ kinh tế tài chính là gì, nội dung nghiệp vụ kinh tế tài chính có phải nội dung chủ yếu của chứng từ kế toán không?

Nghiệp vụ kinh tế tài chính là gì, chứng từ kế toán có nội dung nghiệp vụ kinh tế tài chính không? Lưu trữ chứng từ kế toán thế nào?

Nghiệp vụ kinh tế tài chính là gì?

Theo khoản 15 Điều 3 Luật Kế toán 2015 quy định:

Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
12. Kiểm tra kế toán là việc xem xét, đánh giá tuân thủ pháp luật về kế toán, sự trung thực, chính xác của thông tin, số liệu kế toán.
13. Kinh doanh dịch vụ kế toán là việc cung cấp dịch vụ làm kế toán, làm kế toán trưởng, lập báo cáo tài chính, tư vấn kế toán và các công việc khác thuộc nội dung công tác kế toán theo quy định của Luật này cho các tổ chức, cá nhân có nhu cầu.
14. Kỳ kế toán là khoảng thời gian xác định từ thời điểm đơn vị kế toán bắt đầu ghi sổ kế toán đến thời điểm kết thúc việc ghi sổ kế toán, khóa sổ kế toán để lập báo cáo tài chính.
15. Nghiệp vụ kinh tế, tài chính là những hoạt động phát sinh cụ thể làm tăng, giảm tài sản, nguồn hình thành tài sản của đơn vị kế toán.
16. Phương pháp kế toán là cách thức và thủ tục cụ thể để thực hiện từng nội dung công việc kế toán.
17. Phương tiện điện tử là phương tiện hoạt động dựa trên công nghệ điện, điện tử, kỹ thuật số, từ tính, truyền dẫn không dây, quang học, điện từ hoặc công nghệ tương tự.
18. Tài liệu kế toán là chứng từ kế toán, sổ kế toán, báo cáo tài chính, báo cáo kế toán quản trị, báo cáo kiểm toán, báo cáo kiểm tra kế toán và tài liệu khác có liên quan đến kế toán.

Theo đó nghiệp vụ kinh tế tài chính là những hoạt động phát sinh cụ thể làm tăng, giảm tài sản, nguồn hình thành tài sản của đơn vị kế toán.

Nội dung nghiệp vụ kinh tế tài chính có phải nội dung chủ yếu của chứng từ kế toán không?

Theo Điều 16 Luật Kế toán 2015 (có điểm bị bãi bỏ bởi khoản 9 Điều 2 Luật sửa đổi Luật Chứng khoán, Luật Kế toán, Luật Kiểm toán độc lập, Luật Ngân sách Nhà nước, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Luật Quản lý thuế, Luật Thuế thu nhập cá nhân, Luật Dự trữ quốc gia, Luật Xử lý vi phạm hành chính 2024) quy định:

Nội dung chứng từ kế toán
1. Chứng từ kế toán phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tên và số hiệu của chứng từ kế toán;
b) Ngày, tháng, năm lập chứng từ kế toán;
c) Tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc cá nhân lập chứng từ kế toán;
đ) Nội dung nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh;
e) Số lượng, đơn giá và số tiền của nghiệp vụ kinh tế, tài chính ghi bằng số; tổng số tiền của chứng từ kế toán dùng để thu, chi tiền ghi bằng số và bằng chữ;
g) Chữ ký, họ và tên của người lập, người duyệt và những người có liên quan đến chứng từ kế toán.
2. Ngoài những nội dung chủ yếu của chứng từ kế toán quy định tại khoản 1 Điều này, chứng từ kế toán có thể có thêm những nội dung khác theo từng loại chứng từ.

Theo đó chứng từ kế toán có các nội dung chủ yếu bao gồm nội dung nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh.

Nghiệp vụ kinh tế tài chính là gì, nội dung nghiệp vụ kinh tế tài chính có phải nội dung chủ yếu của chứng từ kế toán không?

Nghiệp vụ kinh tế tài chính là gì, nội dung nghiệp vụ kinh tế tài chính có phải nội dung chủ yếu của chứng từ kế toán không? (Hình từ Internet)

Lưu trữ chứng từ kế toán thế nào?

Theo Điều 18 Luật Kế toán 2015 quy định lưu trữ chứng từ kế toán và cách lập như sau:

- Các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh liên quan đến hoạt động của đơn vị kế toán phải lập chứng từ kế toán. Chứng từ kế toán chỉ được lập một lần cho mỗi nghiệp vụ kinh tế, tài chính.

- Chứng từ kế toán phải được lập rõ ràng, đầy đủ, kịp thời, chính xác theo nội dung quy định trên mẫu. Trong trường hợp chứng từ kế toán chưa có mẫu thì đơn vị kế toán được tự lập chứng từ kế toán nhưng phải bảo đảm đầy đủ các nội dung quy định tại Điều 16 Luật Kế toán 2015.

- Nội dung nghiệp vụ kinh tế, tài chính trên chứng từ kế toán không được viết tắt, không được tẩy xóa, sửa chữa; khi viết phải dùng bút mực, số và chữ viết phải liên tục, không ngắt quãng, chỗ trống phải gạch chéo. Chứng từ bị tẩy xóa, sửa chữa không có giá trị thanh toán và ghi sổ kế toán. Khi viết sai chứng từ kế toán thì phải hủy bỏ bằng cách gạch chéo vào chứng từ viết sai.

- Chứng từ kế toán phải được lập đủ số liên quy định. Trường hợp phải lập nhiều liên chứng từ kế toán cho một nghiệp vụ kinh tế, tài chính thì nội dung các liên phải giống nhau.

- Người lập, người duyệt và những người khác ký tên trên chứng từ kế toán phải chịu trách nhiệm về nội dung của chứng từ kế toán.

- Chứng từ kế toán được lập dưới dạng chứng từ điện tử phải tuân theo quy định tại Điều 17 Luật Kế toán 2015, khoản 1 và khoản 2 Điều 18 Luật Kế toán 2015. Chứng từ điện tử được in ra giấy và lưu trữ theo quy định tại Điều 41 Luật Kế toán 2015. Trường hợp không in ra giấy mà thực hiện lưu trữ trên các phương tiện điện tử thì phải bảo đảm an toàn, bảo mật thông tin dữ liệu và phải bảo đảm tra cứu được trong thời hạn lưu trữ.

Thuật ngữ pháp lý
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao Động Tiền Lương
Nghiệp vụ kinh tế tài chính là gì, nội dung nghiệp vụ kinh tế tài chính có phải nội dung chủ yếu của chứng từ kế toán không?
Lao động tiền lương
Ví dụ về kỳ kế toán, kỳ kế toán gồm các khoảng thời gian nào?
Lao Động Tiền Lương
Quy hoạch phân khu và quy hoạch chi tiết là gì? Quyền của Chuyên viên chính về quản lý quy hoạch thế nào?
Lao Động Tiền Lương
Niêm yết giá là gì, giá niêm yết có phải giá gốc không? Lực lượng Quản lý thị trường có nhiệm vụ thế nào?
Lao Động Tiền Lương
Tạm vắng là gì, khai báo tạm vắng là gì? Tạm vắng trong thời gian bao lâu dân quân tự vệ phải báo cáo?
Lao Động Tiền Lương
Đại học quốc gia là gì? Giám đốc Đại học quốc gia là ai?
Lao động tiền lương
Kiểm tra kế toán là gì, đoàn kiểm tra kế toán có quyền và trách nhiệm thế nào?
Lao động tiền lương
Giải pháp công nghệ là gì, các giải pháp công nghệ hiện nay? Tiết lộ bí mật công nghệ bị sa thải có đúng luật không?
Lao động tiền lương
Thủy văn là gì, các yếu tố thủy văn và tác động của thủy văn là gì? Cá nhân hoạt động dự báo thủy văn cần có kinh nghiệm thế nào?
Lao động tiền lương
Ngân sách là gì, ngân sách nhà nước là gì, thu chi các khoản nào? Ngân sách Nhà nước đóng BHYT cho những đối tượng nào?
Đi đến trang Tìm kiếm - Thuật ngữ pháp lý
10 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào