Nghiên cứu viên cao cấp hiện nay đang áp dụng hệ số lương bao nhiêu?
Nghiên cứu viên cao cấp hiện nay đang áp dụng hệ số lương bao nhiêu?
Căn cứ khoản 1 Điều 5 Thông tư liên tịch 01/2016/TTLT-BKHCN-BNV quy định như sau:
Cách xếp lương
1. Các chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành khoa học và công nghệ quy định tại Thông tư liên tịch số 24/2014/TTLT-BKHCN-BNV được áp dụng Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước (Bảng 3) ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang (sau đây viết tắt là Nghị định số 204/2004/NĐ-CP), cụ thể như sau:
a) Chức danh nghề nghiệp nghiên cứu viên cao cấp (hạng I) và kỹ sư cao cấp (hạng I) được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A3, nhóm 1 (A3.1) từ hệ số lương 6,20 đến hệ số lương 8,00;
b) Chức danh nghề nghiệp nghiên cứu viên chính (hạng II) và kỹ sư chính (hạng II) được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm 1 (A2.1) từ hệ số lương 4,40 đến hệ số lương 6,78;
c) Chức danh nghề nghiệp nghiên cứu viên (hạng III) và kỹ sư (hạng III) được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A1, từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98;
d) Chức danh nghề nghiệp trợ lý nghiên cứu (hạng IV) và kỹ thuật viên (hạng IV) được áp dụng hệ số lương của viên chức loại B, từ hệ số lương 1,86 đến hệ số lương 4,06.
...
Theo đó, chức danh nghề nghiệp nghiên cứu viên cao cấp (hạng 1) được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A3, nhóm 1 (A3.1) từ hệ số lương 6,20 đến hệ số lương 8,00.
Nghiên cứu viên cao cấp hiện nay đang áp dụng hệ số lương bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Nhiệm vụ của nghiên cứu viên cao cấp là gì?
Căn cứ khoản 1 Điều 4 Thông tư liên tịch 24/2014/TTLT-BKHCN-BNV quy định như sau:
Nghiên cứu viên cao cấp (hạng I) - Mã số: V.05.01.01
1. Nhiệm vụ:
a) Trực tiếp nghiên cứu, đề xuất và chủ trì thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia, cấp bộ, cấp tỉnh của bộ, ngành và địa phương; đề xuất giải pháp và tổ chức hướng dẫn, theo dõi, đánh giá việc áp dụng kết quả nghiên cứu vào thực tiễn;
b) Nghiên cứu, đề xuất, tham gia xây dựng các chủ trương, chính sách, định hướng, kế hoạch phát triển và ứng dụng khoa học và công nghệ của quốc gia, bộ ngành và địa phương. Tham gia tư vấn các nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia, cấp bộ, cấp tỉnh;
c) Tổ chức chỉ đạo chuyên môn, hướng dẫn nghiên cứu viên chính, nghiên cứu viên, trợ lý nghiên cứu, cộng tác viên tham gia thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ;
d) Tham gia giảng dạy hoặc hướng dẫn khoa học cho các nghiên cứu sinh, học viên cao học, sinh viên ở các cơ sở đào tạo;
đ) Chủ trì, tham gia: tổ chức các hội nghị, hội thảo, sinh hoạt học thuật trong nước và quốc tế, xây dựng báo cáo kết quả nghiên cứu, biên soạn các tài liệu nhằm phổ biến, ứng dụng rộng rãi các kết quả nghiên cứu vào thực tiễn.
...
Theo đó, nghiên cứu viên cao cấp có nhiệm vụ sau đây:
- Trực tiếp nghiên cứu, đề xuất và chủ trì thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia, cấp bộ, cấp tỉnh của bộ, ngành và địa phương; đề xuất giải pháp và tổ chức hướng dẫn, theo dõi, đánh giá việc áp dụng kết quả nghiên cứu vào thực tiễn.
- Nghiên cứu, đề xuất, tham gia xây dựng các chủ trương, chính sách, định hướng, kế hoạch phát triển và ứng dụng khoa học và công nghệ của quốc gia, bộ ngành và địa phương. Tham gia tư vấn các nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia, cấp bộ, cấp tỉnh.
- Tổ chức chỉ đạo chuyên môn, hướng dẫn nghiên cứu viên chính, nghiên cứu viên, trợ lý nghiên cứu, cộng tác viên tham gia thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ.
- Tham gia giảng dạy hoặc hướng dẫn khoa học cho các nghiên cứu sinh, học viên cao học, sinh viên ở các cơ sở đào tạo.
- Chủ trì, tham gia: tổ chức các hội nghị, hội thảo, sinh hoạt học thuật trong nước và quốc tế, xây dựng báo cáo kết quả nghiên cứu, biên soạn các tài liệu nhằm phổ biến, ứng dụng rộng rãi các kết quả nghiên cứu vào thực tiễn.
Nghiên cứu viên cao cấp phải đáp ứng tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp như thế nào?
Căn cứ Điều 3 Thông tư liên tịch 24/2014/TTLT-BKHCN-BNV quy định như sau:
Tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp của viên chức chuyên ngành khoa học và công nghệ
1. Có tinh thần trách nhiệm cao đối với công việc được giao, luôn tuân thủ pháp luật; luôn thực hiện đúng và đầy đủ các nghĩa vụ của người viên chức trong hoạt động nghề nghiệp.
2. Trung thực, đoàn kết, có tinh thần cầu thị, hợp tác, sáng tạo, sẵn sàng tiếp thu, học hỏi cái mới, tự nâng cao trình độ, có ý thức bảo vệ bí mật nhà nước về khoa học và công nghệ, bảo đảm quốc phòng, an ninh.
Theo đó, nghiên cứu viên cao cấp phải đáp ứng tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp sau đây:
- Có tinh thần trách nhiệm cao đối với công việc được giao, luôn tuân thủ pháp luật; luôn thực hiện đúng và đầy đủ các nghĩa vụ của người viên chức trong hoạt động nghề nghiệp.
- Trung thực, đoàn kết, có tinh thần cầu thị, hợp tác, sáng tạo, sẵn sàng tiếp thu, học hỏi cái mới, tự nâng cao trình độ, có ý thức bảo vệ bí mật nhà nước về khoa học và công nghệ, bảo đảm quốc phòng, an ninh.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Những loại hợp đồng lao động nào được pháp luật Việt Nam công nhận?
- Vì sao lấy ngày 3/2 là ngày thành lập Đảng? Vào ngày thành lập Đảng người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương không?