Nghỉ thôi việc: Chốt danh sách số lượng biên chế phải nghỉ việc là bao nhiêu phần trăm theo Hướng dẫn 01?
Nghỉ thôi việc: Chốt danh sách số lượng biên chế phải nghỉ việc là bao nhiêu phần trăm theo Hướng dẫn 01?
Tại Mục II Hướng dẫn 01/HD-UBND năm 2025 có quy định 08 nguyên tắc đánh giá cán bộ công chức, viên chức tại khu vực Hà Nội để hưởng chính sách như sau:
(1) Tuân thủ các quy định tại Nghị định 178/2024/NĐ-CP, Nghị định 67/2025/NĐ-CP và Hướng dẫn 01/HD-UBND năm 2025.
(2) Gắn việc đánh giá với tinh giản biên chế, cơ cấu lại, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức của từng cơ quan, tổ chức, đơn vị trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy.
(3) Việc đánh giá được thực hiện theo các tiêu chí của từng nhóm vị trí việc làm (vị trí lãnh đạo quản lý, vị trí chuyên môn nghiệp vụ, vị trí chuyên môn dùng chung, vị trí hỗ trợ phục vụ) phù hợp với đặc điểm tình hình và thực tiễn của cơ quan, tổ chức, đơn vị. Mỗi nhóm vị trí việc làm có các tiêu chí đánh giá, trọng số điểm khác nhau tùy vào tính chất công việc, vị trí chức vụ.
(4) Kết quả đánh giá tính theo thang điểm 100 điểm dựa trên kết quả thực hiện nhiệm vụ trong 3 năm gần nhất. Tổng số điểm đối với từng cán bộ, công chức, viên chức, người lao động được sắp xếp theo thứ tự từ cao xuống thấp. Điểm này làm cơ sở tham khảo khi cần thiết lựa chọn có số dư để xác định người nghỉ việc.
(5) Xem xét, đánh giá ngay sau khi thực hiện sáp nhập, hợp nhất:
+ Việc giải quyết cho nghỉ hưu trước tuổi hoặc thôi việc đối với các trường hợp có đơn tự nguyện phải được người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị đồng ý theo quy định. Nếu không đồng ý thì người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
+ Không xem xét, giải quyết đối với các trường hợp có đơn tự nguyện nghỉ hưu trước tuổi hoặc nghỉ thôi việc nhưng được đánh giá có phẩm chất, năng lực nổi trội, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung, có thành tích tiêu biểu, mang lại lợi ích cho cơ quan, tổ chức, đơn vị.
+ Trường hợp người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị đã có văn bản không đồng ý cho nghỉ hưu trước tuổi hoặc thôi việc đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động có đơn tự nguyện xin nghỉ, nhưng cán bộ, công chức, viên chức, người lao động vẫn có nguyện vọng xin nghỉ thì cơ quan có thẩm quyền giải quyết cho nghỉ thôi việc ngay và không được hưởng chế độ theo Nghị định 178/2024/NĐ-CP và Nghị định 67/2025/NĐ-CP.
(6) Trên cơ sở số lượng người có đơn tự nguyện xin nghỉ được cấp có thẩm quyền đồng ý, từ kết quả đánh giá, cơ quan, tổ chức, đơn vị tiếp tục xác định số lượng người cần xem xét tinh giản để đáp ứng tiêu chí giảm 25% số lượng cán bộ, công chức, viên chức và người lao động theo quy định của Trung ương, đảm bảo nguyên tắc tinh giản những người có kết quả đánh giá thấp nhất từ dưới lên.
(7) Ngoài chỉ tiêu giảm 25% cán bộ, công chức, viên chức, các cơ quan, tổ chức, đơn vị có thể căn cứ kết quả đánh giá tiếp tục sàng lọc để nâng cao chất lượng đội ngũ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao.
(8) Đối với cán bộ, công chức, viên chức sau sắp xếp tổ chức bộ máy chưa đạt chuẩn về trình độ đào tạo; bằng cấp chuyên môn không đúng với yêu cầu vị trí việc làm được cấp có thẩm quyền phê duyệt, cơ quan, tổ chức, đơn vị xem xét, đánh giá để giải quyết chế độ chính sách theo quy định.
Ngoài ra, tại khoản 1 Mục IV Hướng dẫn 01/HD-UBND năm 2025 quy định trình tự thực hiện của hướng dẫn:
TRÌNH TỰ THỰC HIỆN
1. Xác định số lượng biên chế phải giảm theo quy định
Căn cứ số lượng biên chế được cấp có thẩm quyền giao hoặc theo đề án vị trí việc làm được phê duyệt[1], số biên chế có mặt, các cơ quan đơn vị xác định số lượng biên chế phải giảm đến 2030 đạt tỷ lệ 25% theo số biên chế được giao năm 2025, đảm bảo bình quân mỗi năm tinh giản tổi thiểu 5%, theo 2 nhóm sau:
1.1. Đủ điều kiện và tự nguyện xin nghỉ
Căn cứ vào số lượng người có đơn tự nguyện xin nghỉ hưu trước tuổi hoặc thôi việc, các cơ quan, tổ chức, đơn vị xem xét đánh giá và giải quyết cụ thể từng trường hợp theo thứ tự ưu tiên như sau:
a) Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động có sức khỏe yếu, không đảm bảo yêu cầu công việc;
b) Đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động sau sắp xếp tổ chức bộ máy, sắp xếp đơn vị hành chính chưa đạt chuẩn về trình độ đào tạo; bằng cấp chuyên môn chưa đúng với yêu cầu vị trí việc làm đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
c) Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động còn dưới 10 năm công tác đến tuổi nghỉ hưu theo quy định.
d) Các tiêu chí khác (khuyến khích các cơ quan, tổ chức, đơn vị cụ thể hóa):
- Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động có nguyện vọng thôi việc, nghỉ hưu trước tuổi để chuyển đổi nghề nghiệp, ổn định cuộc sống gia đình.
- Các tiêu chí khác do cơ quan, tổ chức, đơn vị tự xây dựng, đảm bảo phù hợp với đặc điểm tình hình và thực tiễn của cơ quan, tổ chức, đơn vị.
...
Như vậy danh sách số lượng biên chế phải nghỉ việc tại khu vực Hà Nội phải giảm đến 2030 đạt tỷ lệ 25% theo số biên chế được giao năm 2025, đảm bảo bình quân mỗi năm tinh giản tổi thiểu 5%, theo các nhóm được quy định theo Hướng dẫn 01/HD-UBND năm 2025.
Xem thêm:
>> Cập nhật lịch nghỉ lễ 30 4 và 1 5 mới nhất cho người lao động
>> Thay đổi lịch nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương 2025 dành cho CBCCVC và người lao động
>> Số tiền giải quyết chính sách nghỉ thôi việc cho cán bộ công chức
Nghỉ thôi việc: Chốt danh sách số lượng biên chế phải nghỉ việc là bao nhiêu phần trăm theo Hướng dẫn 01? (Hình từ Internet)
Công văn 444: Hồ sơ đề nghị hưởng chính sách nghỉ hưu trước tuổi, nghỉ thôi việc gồm những gì?
Theo quy định tại tiểu mục 6 Mục III Công văn 444/BHXH-TCCB năm 2025 quy định hồ sơ đề nghị hưởng chính sách nghỉ hưu trước tuổi, nghỉ thôi việc gồm:
- Tờ trình về việc thực hiện chính sách nghỉ hưu trước tuổi, nghỉ thôi việc;
- Danh sách đề nghị hưởng chính sách nghỉ hưu trước tuổi, nghỉ thôi việc theo Phụ lục số 03A, 03B, 03C kèm theo.
- Biên bản họp tập thể lãnh đạo và cấp ủy của đơn vị hoặc văn bản ý kiến của các lãnh đạo và cấp ủy của đơn vị về việc nghỉ hưu trước tuổi, nghỉ thôi việc đối với các trường hợp đề nghị hưởng chính sách (bản gốc).
- Hồ sơ của từng trường hợp đề nghị hưởng chính sách kèm theo Phiếu thống kê hồ sơ theo mẫu, cụ thể:
+ Quyết định tuyển dụng công chức, viên chức (đối với trường hợp là công chức, viên chức); Hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật lao động trước thời điểm ngày 15/01/2019 (đối với trường hợp là người lao động) (bản photo).
+ Các quyết định/văn bản về lương và các khoản phụ cấp lương hiện hưởng (gồm: Phụ cấp chức vụ lãnh đạo; phụ cấp thâm niên vượt khung; phụ cấp thâm niên nghề; phụ cấp ưu đãi theo nghề; phụ cấp trách nhiệm theo nghề; phụ cấp công tác đảng, đoàn thể chính trị - xã hội) (bản photo).
+ Sổ BHXH hoặc Bản ghi quá trình đóng BHXH hoặc Phiếu đối chiếu quá trình đóng BHXH có dấu và chữ ký của cơ quan BHXH trong thời hạn 03 tháng tính đến thời điểm nghỉ hưu trước tuổi, nghỉ thôi việc (bản photo).
+ Đơn xin tự nguyện nghỉ hưu trước tuổi, nghỉ thôi việc của công chức, viên chức, người lao động (đối với trường hợp tự nguyện xin nghỉ việc) theo mẫu (bản gốc).
+ Ngoài ra, căn cứ theo từng trường hợp cụ thể hồ sơ còn có một hoặc một số (nhưng không giới hạn) giấy tờ sau:
++ Các hồ sơ về sức khỏe (bản sao công chứng): Đơn xin nghỉ ốm đau của cá nhân; Văn bản cho nghỉ việc không hưởng lương của cơ quan có thẩm quyền quản lý công chức, viên chức, người lao động; Giấy chi trả trợ cấp ốm đau của cơ quan BHXH và Bảng kê khai thời gian nghỉ, thời gian được chi trả trợ cấp ốm đau của cá nhân theo mẫu. Hồ sơ chứng minh thuộc trường hợp mắc bệnh thuộc danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày theo quy định tại Luật Bảo hiểm xã hội 2014.
++ Các hồ sơ chứng minh thuộc trường hợp do quy định của pháp luật thay đổi dẫn đến chưa đạt trình độ, chuyên môn đào tạo theo yêu cầu của vị trí việc làm, tiêu chuẩn ngạch công chức, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức, tiêu chuẩn chức danh lãnh đạo, quản lý theo quy định của Đảng và Nhà nước nhưng không có vị trí việc làm khác phù hợp để bố trí và không thể bố trí đào tạo lại để chuẩn hóa về chuyên môn, nghiệp vụ (bản photo).
- Các văn bản, giấy tờ khác có liên quan.
Đối tượng được tự nguyện xin nghỉ hưu trước tuổi, nghỉ thôi việc theo Công văn 1767 là ai?
Theo khoản 2 Mục 2 Công văn 1767/BTC-TCCB năm 2025 quy định đối tượng được tự nguyện xin nghỉ hưu trước tuổi, nghỉ thôi việc bao gồm công chức, viên chức, người lao động có đơn tự nguyện xin nghỉ hưu trước tuổi hoặc nghỉ thôi việc đáp ứng một trong các điều kiện sau:
- Trường hợp nghỉ hưu trước tuổi do có thời gian công tác còn lại tính đến tuổi nghỉ hưu từ đủ 10 năm trở xuống đến tuổi nghỉ hưu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 135/2020/NĐ-CP hoặc từ đủ 05 năm trở xuống đến tuổi nghỉ hưu quy định lại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 135/2020/NĐ-CP và có đủ thời gian công tác đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc để được hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật về Bảo hiểm xã hội.
- Trường hợp nghỉ thôi việc khi đáp ứng một trong các điều kiện sau:
+ Công chức, viên chức giữ chức vụ Lãnh đạo, quản lý tại các đơn vị còn dôi dư số lượng lãnh đạo, quản lý so với quy định của Đảng, Nhà nước hoặc công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý tại các đơn vị sau khi sắp xếp giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý thấp hơn hoặc thôi giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý sau sắp xếp.
+ Công chức, viên chức, người lao động có 02 trong 03 năm gần nhất xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành nhiệm vụ trở xuống (trừ trường hợp có 02 năm liên tiếp xếp loại chất lượng không hoàn thành nhiệm vụ).
+ Công chức, viên chức, người lao động trong năm trước liền kề hoặc trong năm xét hưởng chính sách nghỉ thôi việc có tổng số ngày nghỉ làm việc do ốm đau có xác nhận của cơ quan Bảo hiểm xã hội chi trả trợ cấp ốm đau theo quy định hiện hành bằng hoặc cao hơn so ngày nghỉ tối đa do ốm đau theo quy định lại Luật Bảo hiểm xã hội 2014 hoặc mắc các bệnh nằm trong danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày theo quy định tại Luật Bảo hiểm xã hội 2014.
+ Các trường hợp do quy định của pháp luật thay đổi dẫn đến chưa đạt trình độ, chuyên môn đào tạo theo yêu cầu của vị trí việc làm, tiêu chuẩn ngạch công chức, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức, tiêu chuẩn chức danh lãnh đạo, Quản lý, được cơ quan bố trí vị trí việc làm khác nhưng cá nhân tự nguyện nghỉ việc.
+ Một số điều kiện khác theo đặc thù của đơn vị (nếu có). Giao Thủ trưởng đơn các đơn vị có tổ chức theo hệ thống ngành dọc, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể các điều kiện đặc thù trong hệ thống các đơn vị làm cơ sở để xác định đối tượng được hưởng chính sách, chế độ.
Trong trường hợp đã rà soát, sắp xếp tất cả các trường hợp nêu trên nhưng vẫn chưa đủ để giảm biên chế công chức, viên chức theo yêu cầu của cấp có thẩm quyền, nếu các cá nhân khác có nguyện vọng, lý do phù hợp và đáp ứng các yêu cầu theo quy định Đảng, Nhà nước thì cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp quản lý, sử dụng công chức, viên chức báo cáo cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền phê duyệt việc nghỉ hưu trước tuổi, nghỉ thôi việc theo phân cấp xem xét, quyết định.











- Lao động hợp đồng được nhận tiền Nghỉ hưu trước tuổi theo Nghị định 178 không? Nếu được thì cần điều kiện gì?
- Cách tính tiền trợ cấp Nghỉ hưu trước tuổi theo Nghị định 178, cụ thể được nhận bao nhiêu tiền?
- Bố trí, giải quyết chế độ, chính sách với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã thực hiện theo quy định của ai tại Nghị định 33?
- Quyết định bãi bỏ lương cơ sở, thay thế bằng mức lương cơ bản được Bộ Chính Trị đề xuất thời gian thực hiện sau 2026 có đúng không?
- Sửa Nghị định 178: Chốt cán bộ công chức cấp xã không được hưởng chế độ nghỉ hưu trước tuổi trong trường hợp đã hưởng chính sách nào?