Nghị quyết 74: Chính thức thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã theo quy trình như thế nào? CBCCVC, người lao động dôi dư sau sáp nhập được bố trí ra sao?

Chính thức thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã thực hiện theo quy trình như thế nào theo Nghị quyết 74? CBCCVC, người lao động dôi dư sau sáp nhập được bố trí ra sao?

Nghị quyết 74: Chính thức thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã theo quy trình như thế nào?

Căn cứ tại điểm a khoản 2 Mục 2 Kế hoạch ban hành kèm theo Nghị quyết 74/NQ-CP năm 2025 quy định như sau:

NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
...
2. Thực hiện sắp xếp ĐVHC các cấp
a) Thực hiện sắp xếp ĐVHC cấp xã
- Bộ Nội vụ trình Thủ tướng Chính phủ quyết định tổ chức Hội nghị triển khai ngay sau Hội nghị quán triệt của Bộ Chính trị (tại Hội nghị này, các bộ, ngành có liên quan trình bày hướng dẫn sắp xếp, tổ chức lại ĐVHC các cấp và tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp theo phân công của Ban Chỉ đạo tại Quyết định số 571/QĐ-TTg ngày 12 tháng 3 năm 2025 của Thủ tướng Chính phủ).
- Căn cứ các Kết luận của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, các Nghị quyết của Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ và hướng dẫn của các bộ, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng và trình hồ sơ đề án sắp xếp, tổ chức lại ĐVHC cấp xã (sau đây gọi tắt là hồ sơ đề án) như sau:
+ Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng đề án và tổ chức lấy ý kiến cử tri đại diện hộ gia đình ở những ĐVHC cấp xã chịu ảnh hưởng trực tiếp; quyết định hình thức và trình tự, thủ tục, thời hạn lấy ý kiến phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương, bảo đảm tiến độ trình Hồ sơ đề án sắp xếp ĐVHC theo yêu cầu tại Kết luận số 137-KL/TW và Nghị quyết này.
+ Sau khi hoàn thành việc lấy ý kiến Nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp trình Hội đồng nhân dân cùng cấp xem xét, ban hành nghị quyết thông qua chủ trương.
+ Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có Tờ trình Chính phủ kèm theo hồ sơ đề án của địa phương (mỗi tỉnh, thành phố xây dựng 01 đề án về sắp xếp, tổ chức lại ĐVHC cấp xã) gửi Bộ Nội vụ (nội dung hồ sơ đề án theo quy định tại nghị quyết mới của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp ĐVHC năm 2025)
- Thẩm định và trình hồ sơ đề án
Sau khi nhận được hồ sơ đề án của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gửi đến, Bộ Nội vụ thẩm định, trình Chính phủ để trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội theo tiến độ gửi Hồ sơ đề án của từng địa phương.
...

Theo đó, thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã theo quy trình như sau:

- Bộ Nội vụ trình Thủ tướng Chính phủ quyết định tổ chức Hội nghị triển khai ngay sau Hội nghị quán triệt của Bộ Chính trị (tại Hội nghị này, các bộ, ngành có liên quan trình bày hướng dẫn sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp theo phân công của Ban Chỉ đạo tại Quyết định 571/QĐ-TTg).

- Căn cứ các Kết luận của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, các Nghị quyết của Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ và hướng dẫn của các bộ, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng và trình hồ sơ đề án sắp xếp, tổ chức lại ĐVHC cấp xã (sau đây gọi tắt là hồ sơ đề án) như sau:

+ Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng đề án và tổ chức lấy ý kiến cử tri đại diện hộ gia đình ở những ĐVHC cấp xã chịu ảnh hưởng trực tiếp; quyết định hình thức và trình tự, thủ tục, thời hạn lấy ý kiến phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương, bảo đảm tiến độ trình Hồ sơ đề án sắp xếp ĐVHC theo yêu cầu tại Kết luận 137-KL/TW và Nghị quyết 74/NQ-CP năm 2025.

+ Sau khi hoàn thành việc lấy ý kiến Nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp trình Hội đồng nhân dân cùng cấp xem xét, ban hành nghị quyết thông qua chủ trương.

+ Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có Tờ trình Chính phủ kèm theo hồ sơ đề án của địa phương (mỗi tỉnh, thành phố xây dựng 01 đề án về sắp xếp, tổ chức lại ĐVHC cấp xã) gửi Bộ Nội vụ (nội dung hồ sơ đề án theo quy định tại nghị quyết mới của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp ĐVHC năm 2025)

- Thẩm định và trình hồ sơ đề án

Sau khi nhận được hồ sơ đề án của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gửi đến, Bộ Nội vụ thẩm định, trình Chính phủ để trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội theo tiến độ gửi Hồ sơ đề án của từng địa phương.

Nghị quyết 74: Chính thức thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã theo quy trình như thế nào?   CBCCVC, người lao động dôi dư sau sáp nhập được bố trí ra sao?

Nghị quyết 74: Chính thức thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã theo quy trình như thế nào? CBCCVC, người lao động dôi dư sau sáp nhập được bố trí ra sao? (Hình từ Internet)

Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động dôi dư sau sáp nhập được bố trí ra sao?

Căn cứ theo Điều 12 Quyết nghị ban hành kèm theo Nghị quyết 35/2023/UBTVQH15 quy định:

Chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động khi thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã
1. Thực hiện bảo lưu các chế độ, chính sách về tiền lương và phụ cấp chức vụ lãnh đạo đối với những người được tiếp tục làm việc nhưng không giữ các chức vụ trước đây cho đến hết nhiệm kỳ bầu cử (đối với những người giữ chức vụ do bầu cử) hoặc hết thời hạn bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo, quản lý (đối với những người giữ chức vụ do bổ nhiệm). Trường hợp thời hạn còn lại của nhiệm kỳ bầu cử hoặc thời hạn bổ nhiệm dưới 06 tháng thì được bảo lưu tròn 06 tháng. Sau khi hết thời hạn được bảo lưu thì lương và phụ cấp chức vụ (nếu có) được thực hiện theo chức vụ, chức danh hiện giữ hoặc giải quyết nghỉ chế độ theo quy định.
2. Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động dôi dư của cơ quan, tổ chức do sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã tùy từng trường hợp được tuyển dụng, tiếp nhận, điều động, luân chuyển đến làm việc tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị trong hệ thống chính trị theo yêu cầu nhiệm vụ hoặc hưởng các chế độ, chính sách đối với người nghỉ hưu, thôi việc, tinh giản biên chế theo quy định của Chính phủ.
3. Ngoài các chế độ, chính sách quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, trên cơ sở cân đối ngân sách địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp ban hành chính sách hỗ trợ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động dôi dư của cơ quan, tổ chức do sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trên địa bàn.

Theo đó, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động dôi dư của cơ quan, tổ chức do sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã tùy từng trường hợp được tuyển dụng, tiếp nhận, điều động, luân chuyển đến làm việc tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị trong hệ thống chính trị theo yêu cầu nhiệm vụ hoặc hưởng các chế độ, chính sách đối với người nghỉ hưu, thôi việc, tinh giản biên chế theo quy định của Chính phủ.

Kế hoạch thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cần phải tuân thủ yêu cầu nào?

Căn cứ tại Mục 1 Kế hoạch ban hành kèm theo Nghị quyết 74/NQ-CP năm 2025, quy định về yêu cầu của Kế hoạch sắp xếp đơn vị hành chính như sau:

- Xác định cụ thể các nội dung công việc, thời hạn, tiến độ hoàn thành và trách nhiệm của các bộ, ngành, địa phương nhằm bảo đảm kịp thời, đồng bộ, thống nhất, chất lượng và hiệu quả.

- Xác định nội dung công việc phải gắn với chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm và phát huy vai trò chủ động, tích cực của các bộ, ngành, địa phương; tăng cường vai trò lãnh đạo, chỉ đạo và trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị trong quá trình triển khai thực hiện.

- Các bộ, ngành, địa phương căn cứ Kết luận của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Kế hoạch của Ban Chỉ đạo và trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn thực hiện rà soát, ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới các văn bản quy phạm pháp luật; kịp thời hướng dẫn, tổ chức thực hiện sắp xếp ĐVHC và tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp.

Sắp xếp đơn vị hành chính
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao Động Tiền Lương
Chốt ngày chính quyền địa phương cấp tỉnh đi vào hoạt động theo Nghị quyết 76? Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có nhiệm vụ và quyền hạn ra sao?
Lao Động Tiền Lương
Nghị quyết 74: Chính thức thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã theo quy trình như thế nào? CBCCVC, người lao động dôi dư sau sáp nhập được bố trí ra sao?
Lao Động Tiền Lương
Thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính các cấp theo Nghị quyết 74 như thế nào?
Lao Động Tiền Lương
Nghị quyết 35: Xác định số lượng cán bộ, công chức, viên chức sau sắp xếp đơn vị hành chính phải gắn với yêu cầu nào?
Lao động tiền lương
Chế độ, chính sách đối với cán bộ công chức viên chức và người lao động sau sáp nhập dự kiến thế nào?
Lao động tiền lương
Nghị định 29: Người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã giữ các chức danh bầu cử dôi dư do sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã được hưởng mức trợ cấp như thế nào?
Lao động tiền lương
Sắp xếp đơn vị hành chính: Danh sách 52 tỉnh thành thuộc diện sắp xếp theo Tờ trình 624 dự thảo Nghị quyết, cụ thể thế nào?
Lao động tiền lương
Chính thức dừng trình Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã theo Công văn 618 của Bộ Nội vụ, cụ thể ra sao? CBCCVC và người lao động được hưởng chế độ thế nào khi sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã?
Lao động tiền lương
Mức trợ cấp cho người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố dôi dư do sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã theo Nghị định 29 thế nào?
Lao động tiền lương
Người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã dôi dư do sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã có thuộc đối tượng tinh giản biên chế theo Nghị định 29 không?
Đi đến trang Tìm kiếm - Sắp xếp đơn vị hành chính
43 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào