Nghị quyết 68: Miễn thuế thu nhập doanh nghiệp cho doanh nghiệp nhỏ và vừa như thế nào? Chủ doanh nghiệp tư nhân có được tham gia công đoàn không?
Nghị quyết 68: Miễn thuế thu nhập doanh nghiệp cho doanh nghiệp nhỏ và vừa như thế nào?
Tại tiểu mục 2 Mục 3 Nghị quyết 68-NQ/TW năm 2025 quy định:
NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP
...
2. Đẩy mạnh cải cách, hoàn thiện, nâng cao chất lượng thể chế, chính sách, bảo đảm và bảo vệ hữu hiệu quyền sở hữu, quyền tài sản, quyền tự do kinh doanh, quyền cạnh tranh bình đẳng của kinh tế tư nhân và bảo đảm thực thi hợp đồng của kinh tế tư nhân
2.1. Đẩy mạnh cải cách, hoàn thiện, nâng cao chất lượng thể chế, chính sách
...
- Có cơ chế, chính sách đặc biệt hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, bảo đảm theo nguyên tắc thị trường và tuân thủ các cam kết quốc tế; bãi bỏ lệ phí môn bài; miễn thuế thu nhập doanh nghiệp cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trong 3 năm đầu thành lập; bố trí đủ nguồn lực từ ngân sách trung ương và ngân sách địa phương cho các chương trình, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, kết hợp huy động nguồn lực từ các quỹ đầu tư của các doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp, ngành hàng, viện nghiên cứu, trường đại học... Tăng cường vai trò của kinh tế tư nhân, doanh nhân trong tham gia góp ý, phản biện chính sách, bảo đảm thực chất, hiệu quả, minh bạch.
Như vậy, theo Nghị quyết 68, miễn thuế thu nhập doanh nghiệp cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trong 3 năm đầu thành lập.
Nghị quyết 68: Miễn thuế thu nhập doanh nghiệp cho doanh nghiệp nhỏ và vừa như thế nào? (Hình từ Internet)
Chủ doanh nghiệp tư nhân có được tham gia công đoàn không?
Căn cứ Điều 3 Hướng dẫn 03/HD-TLĐ năm 2020 có nêu:
Đối tượng và điều kiện gia nhập Công đoàn Việt Nam theo Điều 1 Điều lệ Công đoàn Việt Nam
3.1. Đối tượng gia nhập tổ chức Công đoàn Việt Nam
Người Việt Nam làm công hưởng lương trong các đơn vị sử dụng lao động đang hoạt động hợp pháp theo quy định của pháp luật Việt Nam, bao gồm:
a. Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động đang làm việc trong các đơn vị sự nghiệp; cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội nghề nghiệp. Đối với cơ quan xã, phường, thị trấn bao gồm những người hưởng lương, định suất lương, phụ cấp, đang làm việc trong cơ quan hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội cấp xã.
b. Người lao động làm công hưởng lương đang làm việc trong các đơn vị, doanh nghiệp, hợp tác xã.
c. Người lao động đang làm việc trong các văn phòng đại diện của tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ tại Việt Nam.
d. Người lao động tự do, hợp pháp thuộc khu vực lao động phi chính thức, nếu có nguyện vọng, được gia nhập Công đoàn Việt Nam và được sinh hoạt theo hình thức nghiệp đoàn cơ sở.
đ. Người lao động được cơ quan có thẩm quyền cử làm đại diện quản lý phần vốn của Nhà nước, đang giữ các chức danh lãnh đạo, quản lý trong các đơn vị sự nghiệp ngoài công lập, các doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.
3.2. Đối tượng không kết nạp vào tổ chức Công đoàn Việt Nam
a. Người nước ngoài lao động tại Việt Nam;
b. Người lao động làm công tác quản lý trong các doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước, bao gồm: Chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh, chủ tịch hội đồng thành viên, thành viên hội đồng thành viên, chủ tịch công ty, chủ tịch hội đồng quản trị, thành viên hội đồng quản trị, giám đốc hoặc tổng giám đốc và cá nhân giữ chức danh quản lý khác có thẩm quyền nhân danh công ty ký kết giao dịch của công ty theo quy định tại điều lệ công ty;
c. Hiệu trưởng, viện trưởng; phó hiệu trưởng, phó viện trưởng được ủy quyền quản lý đơn vị hoặc ký hợp đồng lao động trong đơn vị sự nghiệp ngoài khu vực nhà nước.
d. Xã viên trong các hợp tác xã nông nghiệp;
đ. Người đang trong thời gian chấp hành các hình phạt tù theo quyết định của tòa án;
...
Theo đó, chủ doanh nghiệp tư nhân thuộc đối tượng không được tham gia công đoàn.
Công đoàn Việt Nam tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc nào?
Theo Điều 7 Luật Công đoàn 2024 quy định thì nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Công đoàn Việt Nam như sau:
- Công đoàn được thành lập trên cơ sở tự nguyện; tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ; hợp tác, phối hợp với người sử dụng lao động, đồng thời bảo đảm tính độc lập của tổ chức Công đoàn.
- Công đoàn được tổ chức và hoạt động theo Điều lệ Công đoàn Việt Nam, phù hợp với đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
Lưu ý: Luật Công đoàn 2024 có hiệu lực từ 01/07/2025.








- Chốt toàn bộ đối tượng phải nghỉ việc khi sắp xếp tổ chức bộ máy theo Công văn 1767 khi không đáp ứng 03 tiêu chí tại Nghị định 178, cụ thể ra sao?
- Quyết định mốc thời gian bỏ lương cơ sở của CBCCVC và LLVT, thay thế mức lương cơ bản chiếm 70% tổng quỹ lương được đề xuất là khi nào?
- Quyết định chi thưởng cho cán bộ công chức có tài năng có thể lấy từ nguồn tiền thưởng nào của cơ quan ngoài quy định tại pháp luật về thi đua?
- Chính thức thôi áp dụng chính sách phụ cấp tăng thêm đối với cán bộ công chức có tài năng trong trường hợp nào tại Nghị định 179?
- Công văn 1814 về nghỉ hưu trước tuổi hướng dẫn thực hiện Nghị định 178 và Nghị định 67 quy định toàn bộ đối tượng áp dụng là ai?