Nghị quyết 68 của Bộ Chính trị: Xoá bỏ triệt để thái độ định kiến về kinh tế tư nhân Việt Nam được quy định ra sao? Doanh nghiệp tư nhân tự quyết định hình thức trả lương cho NLĐ có được không?
- Nghị quyết 68 của Bộ Chính trị: Xoá bỏ triệt để thái độ định kiến về kinh tế tư nhân Việt Nam được quy định ra sao?
- Xác định đến năm 2028 môi trường đầu tư kinh doanh của Việt Nam thuộc nhóm bao nhiêu quốc gia hàng đầu thế giới?
- Doanh nghiệp tư nhân tự quyết định hình thức trả lương cho người lao động có được không?
Nghị quyết 68 của Bộ Chính trị: Xoá bỏ triệt để thái độ định kiến về kinh tế tư nhân Việt Nam được quy định ra sao?
Căn cứ theo tiểu mục 3 Mục 1 Nghị quyết 68-NQ/TW năm 2025 đã nêu rõ quan điểm chỉ đạo như sau:
- Xoá bỏ triệt để nhận thức, tư tưởng, quan niệm, thái độ định kiến về kinh tế tư nhân Việt Nam;
- Đánh giá đúng vai trò quan trọng của kinh tế tư nhân đối với phát triển đất nước;
- Nuôi dưỡng, khuyến khích tinh thần kinh doanh, đổi mới sáng tạo của người dân, doanh nghiệp, tôn trọng doanh nghiệp, doanh nhân, xác định doanh nhân là người chiến sĩ trên mặt trận kinh tế;
- Bảo đảm đầy đủ quyền sở hữu tài sản, quyền tự do kinh doanh, quyền cạnh tranh bình đẳng, được tự do kinh doanh các ngành nghề pháp luật không cấm;
- Tạo dựng, củng cố niềm tin giữa Nhà nước và khu vực kinh tế tư nhân;
- Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp và doanh nhân;
- Bảo đảm kinh tế tư nhân cạnh tranh bình đẳng với các thành phần kinh tế khác trong tiếp cận cơ hội kinh doanh và các nguồn lực của nền kinh tế, nhất là vốn, đất đai, công nghệ, nhân lực, dữ liệu và các nguồn lực hợp pháp khác của đất nước theo quy định của pháp luật.
Nghị quyết 68 của Bộ Chính trị: Xoá bỏ triệt để thái độ định kiến về kinh tế tư nhân Việt Nam được quy định ra sao? (Hình tù Internet)
Xác định đến năm 2028 môi trường đầu tư kinh doanh của Việt Nam thuộc nhóm bao nhiêu quốc gia hàng đầu thế giới?
Căn cứ theo tiết 2.1 tiểu mục 2 Mục 3 Nghị quyết 68-NQ/TW năm 2025 quy định như sau:
III- NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP
...
2. Đẩy mạnh cải cách, hoàn thiện, nâng cao chất lượng thể chế, chính sách, bảo đảm và bảo vệ hữu hiệu quyền sở hữu, quyền tài sản, quyền tự do kinh doanh, quyền cạnh tranh bình đẳng của kinh tế tư nhân và bảo đảm thực thi hợp đồng của kinh tế tư nhân
2.1. Đẩy mạnh cải cách, hoàn thiện, nâng cao chất lượng thể chế, chính sách
- Đổi mới tư duy xây dựng và tổ chức thực thi pháp luật bảo đảm nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, sử dụng các công cụ thị trường để điều tiết nền kinh tế; giảm thiểu sự can thiệp và xoá bỏ các rào cản hành chính, cơ chế "xin - cho", tư duy "không quản được thì cấm". Người dân, doanh nghiệp được tự do kinh doanh trong những ngành nghề pháp luật không cấm. Quyền kinh doanh chỉ có thể bị hạn chế vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, môi trường và sức khoẻ của cộng đồng và phải được quy định trong luật.
- Hoàn thiện hệ thống pháp luật, xoá bỏ các rào cản tiếp cận thị trường đảm bảo môi trường kinh doanh thông thoáng, minh bạch, rõ ràng, nhất quán, ổn định lâu dài, dễ tuân thủ, chi phí thấp. Minh bạch hoá, số hoá, thông minh hoá, tự động hoá, áp dụng triệt để trí tuệ nhân tạo và dữ liệu lớn trong thực hiện các quy trình, thủ tục hành chính, nhất là về gia nhập, rút lui khỏi thị trường, đất đai, quy hoạch, đầu tư, xây dựng, thuế, hải quan, bảo hiểm, sở hữu trí tuệ, tiêu chuẩn, quy chuẩn... Trong năm 2025, hoàn thành việc rà soát, loại bỏ những điều kiện kinh doanh không cần thiết, quy định chồng chéo, không phù hợp, cản trở sự phát triển của doanh nghiệp tư nhân; thực hiện cắt giảm ít nhất 30% thời gian xử lý thủ tục hành chính, ít nhất 30% chi phí tuân thủ pháp luật, ít nhất 30% điều kiện kinh doanh và tiếp tục cắt giảm mạnh trong những năm tiếp theo. Triển khai mạnh mẽ việc cung cấp dịch vụ công cho doanh nghiệp không phụ thuộc vào địa giới hành chính. Phấn đấu đến năm 2028, môi trường đầu tư kinh doanh của Việt Nam thuộc nhóm 3 quốc gia hàng đầu ASEAN và nhóm 30 quốc gia hàng đầu thế giới.
...
Như vậy, Nghị quyết 68 về phát triển kinh tế tư nhân xác định đến năm 2028 môi trường đầu tư kinh doanh của Việt Nam sẽ thuộc nhóm 30 quốc gia hàng đầu thế giới và nhóm 3 quốc gia hàng đầu ASEAN.
Doanh nghiệp tư nhân tự quyết định hình thức trả lương cho người lao động có được không?
Căn cứ theo Điều 96 Bộ luật Lao động 2019 có quy định như sau:
Hình thức trả lương
1. Người sử dụng lao động và người lao động thỏa thuận về hình thức trả lương theo thời gian, sản phẩm hoặc khoán.
2. Lương được trả bằng tiền mặt hoặc trả qua tài khoản cá nhân của người lao động được mở tại ngân hàng.
Trường hợp trả lương qua tài khoản cá nhân của người lao động được mở tại ngân hàng thì người sử dụng lao động phải trả các loại phí liên quan đến việc mở tài khoản và chuyển tiền lương.
3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Theo đó, doanh nghiệp tư nhân không được tự quyết định hình thức trả lương mà sẽ do các bên thỏa thuận. Lương được trả cho người lao động bằng tiền mặt hoặc qua tài khoản ngân hàng cá nhân. Đồng thời nếu trả lương qua tài khoản cá nhân của người lao động được mở tại ngân hàng, doanh nghiệp phải trả các phí liên quan đến việc mở tài khoản và chuyển tiền lương.





- Quyết định mốc thời gian bỏ lương cơ sở của CBCCVC và LLVT, thay thế mức lương cơ bản chiếm 70% tổng quỹ lương được đề xuất là khi nào?
- Quyết định chi thưởng cho cán bộ công chức có tài năng có thể lấy từ nguồn tiền thưởng nào của cơ quan ngoài quy định tại pháp luật về thi đua?
- Chính thức thôi áp dụng chính sách phụ cấp tăng thêm đối với cán bộ công chức có tài năng trong trường hợp nào tại Nghị định 179?
- Công văn 1814 về nghỉ hưu trước tuổi hướng dẫn thực hiện Nghị định 178 và Nghị định 67 quy định toàn bộ đối tượng áp dụng là ai?
- Thống nhất chính sách thôi việc cho cán bộ công chức cấp xã dưới 45 tuổi sau khi đi học nghề theo Nghị định 29 như thế nào?