Nghị quyết 60: Chốt tổ chức hệ thống 03 cấp Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, cụ thể như thế nào? Được bầu bao nhiêu đại biểu trong HĐND cấp xã miền núi?

Được bầu bao nhiêu đại biểu trong HĐND cấp xã miền núi? Hệ thống tổ chức Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân có 03 cấp, cụ thể như thế nào theo Nghị quyết 60?

Nghị quyết 60: Chốt tổ chức hệ thống 03 cấp Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, cụ thể như thế nào?

Vừa qua, Ban Chấp hành Trung ương Đảng vừa ban hành NNghị quyết 60-NQ/TW năm 2025 của Hội nghị lần thứ 11 Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá 13.

Căn cứ tại Mục 5 Quyết nghị ban hành kèm theo Nghị quyết 60-NQ/TW năm 2025 quy định:

5. Cơ bản thống nhất với các nội dung đề xuất của Bộ Chính trị và Đề án về phương án sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, không tổ chức cấp huyện, sáp nhập cấp xã và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp; sắp xếp các tổ chức chính trị - xã hội, các hội quần chúng được Đảng và Nhà nước giao nhiệm vụ vào Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân; xây dựng hệ thống tổ chức đảng ở địa phương; chủ trương sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013.
Thông qua một số nội dung cụ thể tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp để hoàn thiện và nâng cao hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị như sau:
...
- Về hệ thống tổ chức Toà án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân các cấp: Đồng ý chủ trương sắp xếp, tinh gọn bộ máy Toà án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân; hệ thống tổ chức Toà án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân có 3 cấp: Toà án nhân dân và Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, cấp tỉnh, cấp khu vực. Kết thúc hoạt động của Toà án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân cấp cao và Toà án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân cấp huyện.
...

Theo đó, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đồng ý chủ trương sắp xếp, tinh gọn bộ máy Toà án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân; hệ thống tổ chức Toà án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân có 3 cấp: Toà án nhân dân và Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, cấp tỉnh, cấp khu vực. Kết thúc hoạt động của Toà án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân cấp cao và Toà án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân cấp huyện.

Toàn văn Nghị quyết 60-NQ/TW ngày 12/4/2025 TẢI VỀ

Nghị quyết 60: Chốt tổ chức hệ thống 03 cấp Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, cụ thể như thế nào? Được bầu bao nhiêu đại biểu trong HĐND cấp xã miền núi?

Nghị quyết 60: Chốt tổ chức hệ thống 03 cấp Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, cụ thể như thế nào? Được bầu bao nhiêu đại biểu trong HĐND cấp xã miền núi? (Hình từ Internet)

Được bầu bao nhiêu đại biểu trong Hội đồng nhân dân cấp xã miền núi?

Căn cứ tại khoản 3 Điều 28 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025 quy định như sau:

Số Iượng đại biểu Hội đồng nhân dân
...
3. Việc xác định số lượng đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã được thực hiện theo nguyên tắc sau đây:
a) Xã, thị trấn ở miền núi, vùng cao và hải đảo có từ 2.000 dân trở xuống được bầu 15 đại biểu; có trên 2.000 dân đến dưới 3.000 dân được bầu 19 đại biểu; có từ 3.000 dân đến 4.000 dân được bầu 21 đại biểu; có trên 4.000 dân thì cứ thêm 1.000 dân được bầu thêm 01 đại biểu, nhưng tổng số không quá 30 đại biểu;
b) Xã, thị trấn không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này có từ 5.000 dân trở xuống được bầu 25 đại biểu; có trên 5.000 dân thì cứ thêm 2.500 dân được bầu thêm 01 đại biểu, nhưng tổng số không quá 30 đại biểu;
c) Phường có từ 10.000 dân trở xuống được bầu 21 đại biểu; có trên 10.000 dân thì cứ thêm 5.000 dân được bầu thêm 01 đại biểu, nhưng tổng số không quá 30 đại biểu.

Theo đó, Hội đồng nhân dân cấp xã miền núi có từ 2.000 dân trở xuống được bầu 15 đại biểu; có trên 2.000 dân đến dưới 3.000 dân được bầu 19 đại biểu; có từ 3.000 dân đến 4.000 dân được bầu 21 đại biểu; có trên 4.000 dân thì cứ thêm 1.000 dân được bầu thêm 01 đại biểu, nhưng tổng số không quá 30 đại biểu.

Tạm đình chỉ việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của đại biểu Hội đồng nhân dân trong các trường hợp nào?

Căn cứ tại khoản 1 Điều 36 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025 quy định như sau:

Tạm đình chỉ, thôi làm nhiệm vụ đại biểu, bãi nhiệm và mất quyền đại biểu Hội đồng nhân dân
1. Thường trực Hội đồng nhân dân quyết định tạm đình chỉ việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của đại biểu Hội đồng nhân dân trong các trường hợp sau đây:
a) Đại biểu Hội đồng nhân dân bị khởi tố;
b) Trong quá trình xem xét, xử lý hành vi vi phạm của đại biểu Hội đồng nhân dân, có cơ sở xác định phải xử lý kỷ luật từ cảnh cáo trở lên đối với đại biểu Hội đồng nhân dân là cán bộ, công chức, viên chức hoặc xử lý bằng pháp luật hình sự mà cơ quan thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án đã có văn bản đề nghị tạm đình chỉ việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của đại biểu Hội đồng nhân dân đối với đại biểu Hội đồng nhân dân đó.
2. Đại biểu Hội đồng nhân dân được tiếp tục thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn đại biểu và khôi phục các quyền và lợi ích hợp pháp khác khi cơ quan có thẩm quyền có quyết định, kết luận về việc không có vi phạm, không xử lý kỷ luật, quyết định đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án đối với đại biểu đó hoặc kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật tuyên đại biểu đó không có tội hoặc được miễn trách nhiệm hình sự.
Trường hợp đại biểu Hội đồng nhân dân bị xử lý kỷ luật thì tùy theo tính chất, mức độ có thể xin thôi làm nhiệm vụ đại biểu hoặc Thường trực Hội đồng nhân dân xem xét, quyết định việc cho tiếp tục thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn đại biểu hoặc đề nghị Hội đồng nhân dân bãi nhiệm đại biểu Hội đồng nhân dân.

Theo đó, Thường trực Hội đồng nhân dân quyết định tạm đình chỉ việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của đại biểu Hội đồng nhân dân trong các trường hợp sau đây:

- Đại biểu Hội đồng nhân dân bị khởi tố;

- Trong quá trình xem xét, xử lý hành vi vi phạm của đại biểu Hội đồng nhân dân, có cơ sở xác định phải xử lý kỷ luật từ cảnh cáo trở lên đối với đại biểu Hội đồng nhân dân là cán bộ, công chức, viên chức hoặc xử lý bằng pháp luật hình sự mà cơ quan thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án đã có văn bản đề nghị tạm đình chỉ việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của đại biểu Hội đồng nhân dân đối với đại biểu Hội đồng nhân dân đó.

Nghị quyết 60
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao Động Tiền Lương
Công bố danh sách tên gọi 34 tỉnh thành dự kiến và trung tâm hành chính sau khi sáp nhập tỉnh theo Nghị quyết 60? Số lượng đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh là bao nhiêu?
Lao Động Tiền Lương
Nghị quyết 60-NQ/TW: Chốt kết thúc hoạt động của Tòa án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân cấp cao và cấp huyện đúng không? Số lượng đại biểu HĐND các thành phố trực thuộc trung ương bao nhiêu?
Lao Động Tiền Lương
Chính thức 34 tỉnh thành sau khi sáp nhập tỉnh và tên gọi dự kiến theo Nghị quyết 60? Xác định số lượng đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh theo nguyên tắc nào?
Lao Động Tiền Lương
Nghị quyết 60: Chốt tổ chức hệ thống 03 cấp Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, cụ thể như thế nào? Được bầu bao nhiêu đại biểu trong HĐND cấp xã miền núi?
Lao Động Tiền Lương
Nghị quyết 60: Chốt Danh sách 11 tỉnh thành không sáp nhập và 34 tỉnh thành mới sau sáp nhập, cụ thể như thế nào? Số lượng đại biểu Hội đồng nhân dân các tỉnh miền núi có từ 500.000 dân trở xuống là bao nhiêu?
Lao Động Tiền Lương
Nghị quyết 60: Chính thức đơn vị hành chính cấp huyện kết thúc hoạt động từ ngày bao nhiêu? Số lượng đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã được thực hiện theo nguyên tắc nào?
Lao Động Tiền Lương
Nghị quyết 60: Chính thức bỏ cấp huyện từ 1/7/2025, cụ thể ra sao? Thẩm quyền điều động, cách chức Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện thuộc về ai?
Đi đến trang Tìm kiếm - Nghị quyết 60
38 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào