Ngày 11 5 2025 là ngày gì? Ý nghĩa ngày 11 5 2025? Vào ngày 11 5 thì người lao động có được nghỉ không?
Ngày 11 5 2025 là ngày gì? Ý nghĩa ngày 11 5 2025?
(1) Ngày 11 5 2025 là ngày gì?
Ngày 11 5 chính là ngày của mẹ hoặc quốc tế gọi là Mothers Day. Ngày Mothers Day được diễn ra vào ngày 11 5 hằng năm, và vào năm 2025 ngày này sẽ rơi vào chủ nhật.
Ngày 11/5 không phải là ngày lễ cố định nào theo quy định chính thức của Việt Nam. Tuy nhiên, trong năm 2025, ngày 11/5 rơi vào Chủ Nhật, và đây chính là Ngày của Mẹ (Mother’s Day) – một dịp lễ quan trọng được tổ chức vào Chủ Nhật thứ hai của tháng 5 hằng năm tại nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam.
(2) Ý nghĩa ngày 11 5 2025?
Một năm 365 ngày nhưng chỉ có một ngày để tri ân, cảm ơn những người mẹ đáng quý. Ngày này là dịp để những người con bày tỏ tình yêu, lòng hiếu đạo và sự yêu thương thông qua những lời chúc hoặc bằng những món quà đáng quý.
Thông tin trên mang tính chất tham khảo.
Ngày 11 5 2025 là ngày gì? Ý nghĩa ngày 11 5 2025? (Hình từ Internet)
Vào ngày 11 5 thì người lao động có được nghỉ không?
Căn cứ theo Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định:
Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
Như vậy, ngày 11 5 không nằm trong danh sách các ngày nghỉ lễ chính thức theo quy định tại Điều 112 Bộ luật Lao động 2019. Tuy nhiên, người lao động vẫn có thể nghỉ làm vào ngày 11 5 trong một số trường hợp sau:
- Ngày 11 5 là ngày nghỉ hằng tuần của người lao động theo quy định tại Điều 111 Bộ luật Lao động 2019.
- Ngày 11 5 thuộc các trường hợp được nghỉ việc riêng có hưởng lương của người lao động theo quy định tại khoản 1 Điều 115 Bộ luật Lao động 2019.
- Ngày 11 5 thuộc các trường hợp được nghỉ việc riêng không hưởng lương của người lao động theo khoản 2 Điều 115 Bộ luật Lao động 2019 và thỏa thuận nghỉ làm không lương theo quy định tại khoản 3 Điều 115 Bộ luật Lao động 2019.
- Người lao động xin nghỉ phép trong số ngày phép hằng năm của mình.
Ngày 11 5 có phải ngày lễ lớn của Việt Nam không?
Căn cứ theo Điều 4 Nghị định 145/2013/NĐ-CP quy định về các ngày lễ lớn gồm:
Các ngày lễ lớn
Các ngày lễ lớn trong nước bao gồm:
1. Ngày Tết Nguyên đán (01 tháng Giêng Âm lịch).
2. Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03-02-1930).
3. Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (10-3 Âm lịch).
4. Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975).
5. Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (07-5-1954).
6. Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890).
7. Ngày Cách mạng Tháng Tám (19-8-1945) và Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02-9-1945).
Theo đó, hiện nay có 8 ngày lễ lớn như sau:
1. Ngày Tết Nguyên đán (01 tháng Giêng Âm lịch).
2. Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03-02-1930).
3. Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (10-3 Âm lịch).
4. Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975).
5. Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (07-5-1954).
6. Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890).
7. Ngày Cách mạng Tháng Tám (19-8-1945)
8. Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02-9-1945).
Như vậy, ngày 11 5 không phải là một ngày lễ lớn của Việt Nam.
Người lao động có quyền và nghĩa vụ như thế nào?
Tại Điều 5 Bộ luật Lao động 2019 quy định quyền và nghĩa vụ của người lao động như sau:
- Người lao động có các quyền sau đây:
+ Làm việc; tự do lựa chọn việc làm, nơi làm việc, nghề nghiệp, học nghề, nâng cao trình độ nghề nghiệp; không bị phân biệt đối xử, cưỡng bức lao động, quấy rối tình dục tại nơi làm việc;
+ Hưởng lương phù hợp với trình độ, kỹ năng nghề trên cơ sở thỏa thuận với người sử dụng lao động; được bảo hộ lao động, làm việc trong điều kiện bảo đảm về an toàn, vệ sinh lao động; nghỉ theo chế độ, nghỉ hằng năm có hưởng lương và được hưởng phúc lợi tập thể;
+ Thành lập, gia nhập, hoạt động trong tổ chức đại diện người lao động, tổ chức nghề nghiệp và tổ chức khác theo quy định của pháp luật; yêu cầu và tham gia đối thoại, thực hiện quy chế dân chủ, thương lượng tập thể với người sử dụng lao động và được tham vấn tại nơi làm việc để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của mình; tham gia quản lý theo nội quy của người sử dụng lao động;
+ Từ chối làm việc nếu có nguy cơ rõ ràng đe dọa trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe trong quá trình thực hiện công việc;
+ Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;
+ Đình công;
+ Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
- Người lao động có các nghĩa vụ sau đây:
+ Thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể và thỏa thuận hợp pháp khác;
+ Chấp hành kỷ luật lao động, nội quy lao động; tuân theo sự quản lý, điều hành, giám sát của người sử dụng lao động;
+ Thực hiện quy định của pháp luật về lao động, việc làm, giáo dục nghề nghiệp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và an toàn, vệ sinh lao động.











- Chốt tăng lương cho cán bộ công chức được dựa trên những căn cứ nào tại khu vực Hà Nội theo Nghị quyết 46?
- Thống nhất mức lương mới thay thế mức lương cơ sở 2,34 bị bãi bỏ sau 2026 là mức lương cơ bản chiếm bao nhiêu % tổng quỹ lương theo đề xuất của Ban Kinh tế Trung ương?
- Thống nhất những cán bộ công chức nào được hưởng chính sách nhà ở xã hội?
- Thống nhất lịch nghỉ lễ Tết Nguyên Đán 2026 của người lao động và cán bộ công chức viên chức sẽ có những ngày cụ thể do ai quy định?
- Tải File excel quản lý thời hạn hợp đồng lao động chuẩn nhất, cụ thể gồm những thông tin nào?