Mức phụ cấp lưu trú mới nhất hiện nay thay đổi thế nào so với quy định trước đây?

So với các quy định trước đây thì mức phụ cấp lưu trú mới nhất hiện tại đã thay đổi như thế nào?

Mức phụ cấp lưu trú mới nhất hiện nay thay đổi thế nào so với quy định trước đây?

Theo quy định, người đi công tác khi đảm bảo đáp ứng điều kiện thì được hưởng phụ cấp lưu trú.

Mức phụ cấp lưu trú được áp dụng từ ngày 01/01/2005 đến nay như sau:

Thời gian

Mức phụ cấp lưu trú

Căn cứ pháp lý

04/05/2025

300.000 đồng/ngày

khoản 3 Điều 1 Thông tư 12/2025/TT-BTC

01/07/2017

200.000 đồng/ngày

Khoản 1 Điều 6 Thông tư 40/2017/TT-BTC

20/08/2010

Không quá 150.000 đồng/ngày

Khoản 3 Điều 2 Thông tư 97/2010/TT-BTC

27/04/2007

Không quá 70.000 đồng/ngày

Khoản 9 Mục I Thông tư 23/2007/TT-BTC

01/01/2005

Từ 20.000 - 50.000 đồng/ngày/người

Khoản 5.2 Mục I Thông tư 118/2004/TT-BTC

15/07/1998

Không quy định

Thông tư 94/1998/TT-BTC

Theo đó, có thể thấy rằng mức phụ cấp đã qua 5 lần thay đổi, và tính đến hiện tại mức phụ cấp lưu trú cho người đi công tác đang là 200.000 đồng/ngày. Chính thức kể từ ngày 04/05/2025, mức phụ cấp lưu trú sẽ tăng thêm 100.000 đồng cho người đi công tác, cụ thể mức phụ cấp sẽ là 300.000 đồng/ngày.

Mức phụ cấp lưu trú mới nhất hiện nay thay đổi thế nào so với quy định trước đây? (Hình từ Internet)

Ai được hưởng phụ cấp lưu trú?

Căn cứ tại khoản 2 Điều 1 Thông tư 40/2017/TT-BTC có quy định về đối tượng áp dụng như sau:

Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
...
2. Đối tượng áp dụng:
a) Đối với chế độ công tác phí:
- Cán bộ, công chức, viên chức, lao động hợp đồng theo quy định của pháp luật làm việc tại các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức hội sử dụng kinh phí do ngân sách nhà nước hỗ trợ.
- Đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp khi tham gia hoạt động của Hội đồng nhân dân.
b) Đối với chế độ chi hội nghị:
- Các hội nghị chuyên môn, hội nghị sơ kết và tổng kết chuyên đề; hội nghị tổng kết năm; hội nghị tập huấn triển khai nhiệm vụ công tác do các cơ quan hành chính nhà nước tổ chức được quy định tại Quyết định số 114/2006/QĐ-TTg ngày 25/5/2006 của Thủ tướng Chính phủ ban hành quy định chế độ họp trong hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước (sau đây gọi là Quyết định số 114/2006/QĐ-TTg ngày 25/5/2006); kỳ họp của Hội đồng nhân dân, phiên họp của Thường trực Hội đồng nhân dân và cuộc họp các Ban của Hội đồng nhân dân.
- Các hội nghị chuyên môn, hội nghị sơ kết và tổng kết chuyên đề, hội nghị tổng kết năm, hội nghị tập huấn triển khai nhiệm vụ của các đơn vị sự nghiệp công lập.
- Các hội nghị chuyên môn, hội nghị tập huấn triển khai nhiệm vụ hoặc các hội nghị được tổ chức theo quy định trong điều lệ của các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức hội sử dụng kinh phí do ngân sách nhà nước hỗ trợ.
c) Riêng Đại hội đại biểu toàn quốc Đảng Cộng sản Việt Nam, Đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc, hội nghị của các cơ quan thuộc Đảng Cộng sản Việt Nam, kỳ họp Quốc hội, họp Hội đồng dân tộc, các uỷ ban của Quốc hội, phiên họp Uỷ ban thường vụ Quốc hội thực hiện theo quy định riêng của cấp có thẩm quyền.

Dẫn chiếu đến khoản 1, khoản 2 Điều 3 Thông tư 40/2017/TT-BTC có quy định cụ thể về phụ cấp lưu trú như sau:

Quy định chung về công tác phí
1. Công tác phí là khoản chi phí để trả cho người đi công tác trong nước, bao gồm: Chi phí đi lại, phụ cấp lưu trú, tiền thuê phòng nghỉ nơi đến công tác, cước hành lý và tài liệu mang theo để làm việc (nếu có).
2. Thời gian được hưởng công tác phí là thời gian công tác thực tế theo văn bản phê duyệt của người có thẩm quyền cử đi công tác hoặc giấy mời tham gia đoàn công tác (bao gồm cả ngày nghỉ, lễ, tết theo lịch trình công tác, thời gian đi đường).

Theo đó, phụ cấp lưu trú áp dụng cho cán bộ công chức viên chức, lao động hợp đồng theo quy định của pháp luật làm việc tại các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức hội sử dụng kinh phí do ngân sách nhà nước hỗ trợ khi những cá nhân này đi công tác trong nước.

Phụ cấp lưu trú là một trong những khoản chi phí trong công tác phí để trả cho người đi công tác trong nước.

Thời gian được hưởng phụ cấp lưu trú là thời gian công tác thực tế theo văn bản phê duyệt của người có thẩm quyền cử đi công tác hoặc giấy mời tham gia đoàn công tác (bao gồm cả ngày nghỉ, lễ, tết theo lịch trình công tác, thời gian đi đường).

Để được thanh toán phụ cấp lưu trú cần đáp ứng các điều kiện nào?

Theo Điều 3 Thông tư 40/2017/TT-BTC quy định như sau:

Quy định chung về công tác phí
...
3. Điều kiện để được thanh toán công tác phí bao gồm:
a) Thực hiện đúng nhiệm vụ được giao;
b) Được thủ trưởng cơ quan, đơn vị cử đi công tác hoặc được mời tham gia đoàn công tác;
c) Có đủ các chứng từ để thanh toán theo quy định tại Thông tư này.
...

Như vậy, CBCCVC khi đi công tác muốn được thanh toán phụ cấp lưu trú thì cần phải đáp ứng những điều kiện đó là:

- Thực hiện đúng nhiệm vụ được giao;

- Được thủ trưởng cơ quan, đơn vị cử đi công tác hoặc được mời tham gia đoàn công tác;

- Có đủ các chứng từ để thanh toán theo quy định tại Thông tư 40/2017/TT-BTC.

Ngoài ra, nếu thuộc 01 trong 04 trường hợp theo khoản 4 Điều 3 Thông tư 40/2017/TT-BTC thì không được hưởng phụ cấp lưu trú đó là:

(1) Thời gian điều trị, điều dưỡng tại cơ sở y tế, nhà điều dưỡng, dưỡng sức;

(2) Những ngày học ở trường, lớp đào tạo tập trung dài hạn, ngắn hạn đã được hưởng chế độ đối với người đi học;

(3) Những ngày làm việc riêng trong thời gian đi công tác;

(4) Những ngày được giao nhiệm vụ thường trú hoặc biệt phái tại một địa phương hoặc cơ quan khác theo quyết định của cấp có thẩm quyền.

Phụ cấp lưu trú
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Thủ tục thanh toán phụ cấp lưu trú mới nhất hiện nay được quy định thế nào?
Lao động tiền lương
Mức phụ cấp lưu trú mới nhất hiện nay thay đổi thế nào so với quy định trước đây?
Lao động tiền lương
Tăng mức phụ cấp lưu trú lên 400000 đồng cho CBCCVC và người lao động đi công tác, cụ thể thế nào?
Lao động tiền lương
Cách tính phụ cấp lưu trú cho cán bộ công chức viên chức mới nhất như thế nào?
Lao động tiền lương
Mức phụ cấp lưu trú cho cán bộ công chức viên chức và người lao động trong các cơ quan công đoàn thế nào?
Lao động tiền lương
Chứng từ dùng để thanh toán phụ cấp lưu trú cho công chức bao gồm những gì?
Lao động tiền lương
Phụ cấp lưu trú là gì? Căn cứ để tính phụ cấp lưu trú cho công chức dựa vào khoản thời gian nào?
Lao động tiền lương
Đối tượng nào được hưởng phụ cấp lưu trú theo quy định mới nhất?
Lao động tiền lương
Mức phụ cấp lưu trú cho người đi công tác theo quy định hiện nay?
Lao động tiền lương
Công chức cần đáp ứng điều kiện gì để được thanh toán phụ cấp lưu trú khi đi công tác?
Đi đến trang Tìm kiếm - Phụ cấp lưu trú
44 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Phụ cấp lưu trú

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Phụ cấp lưu trú

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào