Mẫu biên bản đối thoại khi có yêu cầu của một trong các bên mới nhất hiện nay?
- Các bên có được yêu cầu tổ chức đối thoại tại nơi làm việc không?
- Mẫu biên bản đối thoại khi có yêu cầu của một trong các bên mới nhất hiện nay?
- Diễn biến đối thoại khi có yêu cầu của một trong các bên có bắt buộc lập thành biên bản đối thoại không?
- Xác định danh sách thành viên đại diện tham gia đối thoại như thế nào?
Các bên có được yêu cầu tổ chức đối thoại tại nơi làm việc không?
Căn cứ Điều 63 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
Tổ chức đối thoại tại nơi làm việc
1. Đối thoại tại nơi làm việc là việc chia sẻ thông tin, tham khảo, thảo luận, trao đổi ý kiến giữa người sử dụng lao động với người lao động hoặc tổ chức đại diện người lao động về những vấn đề liên quan đến quyền, lợi ích và mối quan tâm của các bên tại nơi làm việc nhằm tăng cường sự hiểu biết, hợp tác, cùng nỗ lực hướng tới giải pháp các bên cùng có lợi.
2. Người sử dụng lao động phải tổ chức đối thoại tại nơi làm việc trong trường hợp sau đây:
a) Định kỳ ít nhất 01 năm một lần;
b) Khi có yêu cầu của một hoặc các bên;
c) Khi có vụ việc quy định tại điểm a khoản 1 Điều 36, các điều 42, 44, 93, 104, 118 và khoản 1 Điều 128 của Bộ luật này.
3. Khuyến khích người sử dụng lao động và người lao động hoặc tổ chức đại diện người lao động tiến hành đối thoại ngoài những trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
4. Chính phủ quy định việc tổ chức đối thoại và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc.
Theo đó, các bên có quyền yêu cầu tổ chức đối thoại tại nơi làm việc. Đồng nghĩa với việc người sử dụng lao động phải tiến hành tổ chức đối thoại tại nơi làm việc khi có yêu cầu của 01 hoặc các bên.
Mẫu biên bản đối thoại khi có yêu cầu của một trong các bên mới nhất hiện nay? (Hình từ Internet)
Mẫu biên bản đối thoại khi có yêu cầu của một trong các bên mới nhất hiện nay?
Hiện nay, Bộ luật Lao động 2019 và các văn bản liên quan không có quy định cụ thể mẫu biên bản đối thoại khi có yêu cầu của một trong các bên.
Tuy nhiên, việc lập biên bản đối thoại khi có yêu cầu của một trong các bên phải đảm bảo đầy đủ các nội dung của cuộc đối thoại tại nơi làm việc.
Có thể tham khảo mẫu biên bản đối thoại khi có yêu cầu của một trong các bên cập nhật mới nhất hiện nay dưới đây:
Tải mẫu biên bản đối thoại khi có yêu cầu của một trong các bên: Tại đây
Diễn biến đối thoại khi có yêu cầu của một trong các bên có bắt buộc lập thành biên bản đối thoại không?
Căn cứ Điều 40 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Tổ chức đối thoại khi có yêu cầu của một hoặc các bên
1. Việc tổ chức đối thoại khi có yêu cầu của một hoặc các bên được tiến hành khi nội dung yêu cầu đối thoại của bên đề nghị đối thoại bảo đảm các điều kiện sau:
a) Đối với bên người sử dụng lao động, nội dung yêu cầu đối thoại phải được sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật của người sử dụng lao động;
b) Đối với bên người lao động, nội dung yêu cầu đối thoại phải được sự đồng ý của ít nhất 30% số thành viên đại diện của bên người lao động tham gia đối thoại quy định tại khoản 3 Điều 38 Nghị định này.
2. Chậm nhất 05 ngày làm việc kể từ khi nhận được nội dung yêu cầu đối thoại quy định tại khoản 1 Điều này, bên nhận được yêu cầu đối thoại phải có văn bản trả lời, thống nhất về thời gian, địa điểm tổ chức đối thoại. Người sử dụng lao động và đại diện đối thoại bên người lao động có trách nhiệm phối hợp, tiến hành tổ chức đối thoại.
3. Diễn biến đối thoại phải được ghi thành biên bản và có chữ ký của đại diện các bên tham gia đối thoại theo quy định tại khoản 4 Điều 39 Nghị định này.
4. Chậm nhất 03 ngày làm việc kể từ khi kết thúc đối thoại, người sử dụng lao động có trách nhiệm công bố công khai tại nơi làm việc những nội dung chính của đối thoại; tổ chức đại diện người lao động (nếu có), nhóm đại diện đối thoại của người lao động (nếu có) phổ biến những nội dung chính của đối thoại đến người lao động là thành viên.
Theo đó, diễn biến đối thoại khi có yêu cầu của một trong các bên phải được ghi thành biên bản đối thoại và phải có chữ ký của đại diện các bên tham gia đối thoại.
Xác định danh sách thành viên đại diện tham gia đối thoại như thế nào?
Căn cứ Điều 38 Nghị định 145/2020/NĐ-CP thì thành phần tham gia đối thoại tại nơi làm việc bao gồm:
* Phía người sử dụng lao động:
- Do người sử dụng lao định nhưng đảm bảo ít nhất 03 người.
- Trong đó có người đại diện theo pháp luật của người sử dụng lao động và quy định trong quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc.
* Phía người lao động:
Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở và nhóm đại diện đối thoại của người lao động xác định số lượng đại diện tham gia đối thoại tương ứng theo tỷ lệ thành viên của tổ chức và nhóm mình và đảm bảm ít nhất:
- 03 người: Doanh nghiệp sử dụng dưới 50 người lao động.
- 04 - 08 người: Doanh nghiệp sử dụng từ 50 - dưới 150 người lao động.
- 09 - 13 người: Doanh nghiệp sử dụng từ 150 - dưới 300 người lao động.
- 14 - 18 người: Doanh nghiệp sử dụng từ 300 - dưới 500 người lao động.
- 19 - 23 người: Doanh nghiệp sử dụng từ 500 - dưới 1.000 người lao động.
- 24 người: Doanh nghiệp sử dụng từ 1.000 người lao động trở lên.
Danh sách các thành viên tham gia đối thoại được thực hiện định kì ít nhất 02 năm/lần và công bố công khai tại nơi làm việc.
Ngoài ra, hai bên có thể thống mất mời tất cả người lao động hoặc một số người lao động liên quan cùng tham gia đối thoại, bảo đảm có sự tham gia của đại diện lao động nữ khi đối thoại về các nội dung liên quan đến quyền, lợi ích của lao động nữ.
Việc xác định danh sách thành viên đại diện tham gia đối thoại của bên người sử dụng lao động và bên người lao động được thực hiện định kỳ ít nhất 02 năm một lần và công bố công khai tại nơi làm việc.
Trong khoảng thời gian giữa 02 kỳ, xác định thành viên tham gia đối thoại, nếu có thành viên đại diện không thể tiếp tục tham gia thì người sử dụng lao động hoặc từng tổ chức đại diện người lao động, nhóm đại diện đối thoại của người lao động xem xét, quyết định bổ sung thành viên thay thế của tổ chức, nhóm mình và công bố công khai tại nơi làm việc.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Giáng sinh 2024 vào ngày mấy, thứ mấy? Giáng sinh là ngày gì? Giáng sinh có phải ngày lễ tết của người lao động không?
- Nghị quyết 18: Hướng dẫn thực hiện cải cách tiền lương cán bộ công chức viên chức và người lao động tại đơn vị sự nghiệp y tế cần trích nguồn thu để lại để tạo nguồn, vậy tỷ lệ trích nguồn thu như thế nào?
- Thống nhất mốc thưởng hơn 9 triệu, hơn 18 triệu lần lượt vào năm 2024, năm 2025 cho đối tượng hưởng lương từ NSNN thuộc phạm vi quản lý của BQP hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, cụ thể ra sao?
- Đã chốt 02 bảng lương của đối tượng thuộc lực lượng vũ trang chính thức thay đổi bằng 03 bảng lương mới khi cải cách chính sách tiền lương sau 02 năm nữa chưa?