Lương giáo viên cao nhất hệ thống bậc lương theo Kết luận 91 ngày 12/8/2024 có đúng không?
Lương giáo viên cao nhất hệ thống bậc lương hành chính theo Kết luận 91 có đúng không?
Căn cứ theo Mục 6 Kết luận 91-KL/TW năm 2024 có nội dung về lương giáo viên như sau:
6. Phát triển, nâng cao chất lượng, chuẩn hoá đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục các cấp; bảo đảm đủ số lượng giáo viên theo định mức quy định; nghiên cứu cơ chế, chính sách điều động, luân chuyển giáo viên giữa các địa phương để giải quyết căn bản tình trạng thừa, thiếu giáo viên cục bộ và nâng cao chất lượng giáo dục cho các vùng khó khăn. Đổi mới quản lý nhà nước đối với nhà giáo một cách đồng bộ, gắn với quản lý chuyên môn và chất lượng. Đổi mới mạnh mẽ cơ chế, chính sách phát hiện, tuyển dụng, sử dụng, bồi dưỡng, đãi ngộ và trọng dụng nhân tài làm việc trong ngành Giáo dục; thực hiện chủ trương lương của nhà giáo được ưu tiên xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp và có thêm phụ cấp tuỳ theo tính chất công việc, theo vùng. Phát huy dân chủ, tôn trọng tự do sáng tạo, chuyên môn học thuật, đề cao đạo đức, trách nhiệm của nhà giáo.
Như vậy, theo Kết luận 91 thực hiện chủ trương lương của nhà giáo được ưu tiên xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp và có thêm phụ cấp tuỳ theo tính chất công việc, theo vùng.
Xem thêm:
>> Sau 2024, tiếp tục tăng lương tối thiểu vùng khi tăng năng suất lao động của người lao động
>> Đã có bảng phân công nhiệm vụ triển khai cải cách tiền lương 2025 theo Kết luận 83
Lương giáo viên cao nhất hệ thống bậc lương theo Kết luận 91 ngày 12/8/2024 có đúng không?
Bảng lương giáo viên đang được áp dụng hiện nay như thế nào?
Nghị định 73/2024/NĐ-CP ngày 30/6/2024 quy định mức lương cơ sở và chế độ tiền thưởng đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang áp dụng từ 1/7/2024.
Căn cứ khoản 2 Điều 3 Nghị định 73/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Mức lương cơ sở
...
2. Từ ngày 01 tháng 7 năm 2024, mức lương cơ sở là 2.340.000 đồng/tháng.
...
Theo đó, mức lương cơ sở từ ngày 1/7/2024 là 2,34 triệu đồng/tháng thay cho mức 1,8 triệu đồng/tháng như quy định tại Nghị định 24/2023/NĐ-CP (hết hiệu lực từ ngày 01/7/2024)
Căn cứ Thông tư 07/2024/TT-BNV thì tiền lương giáo viên là viên chức được tính bằng công thức:
Tiền lương = Mức lương cơ sở x Hệ số lương
Do đó, bảng lương viên chức giáo viên hiện nay như sau:
* Bảng lương Giáo viên mầm non
Theo quy định tại Điều 8 Thông tư 01/2021/TT-BGDĐT quy định về cách xếp lương giáo viên mầm non được xếp theo 3 hạng 1, 2, 3 (tương đương viên chức loại A2, A1, A0).
(Một phần bảng lương giáo viên mầm non từ 1/7/2024 theo mức lương cơ sở 2.34 triệu/tháng)
* Bảng lương Giáo viên tiểu học
Theo quy định tại Điều 8 Thông tư 02/2021/TT-BGDĐT quy định về cách xếp lương giáo viên tiểu học được xếp theo 3 hạng 1, 2, 3 (áp dụng hệ số lương của viên chức tương đương loại A2 - nhóm A2.1; loại A2 - nhóm A2.2 và loại A1).
(Một phần bảng lương giáo viên tiểu học từ 1/7/2024 theo mức lương cơ sở 2.34 triệu/tháng)
* Bảng lương Giáo viên trung học cơ sở
Theo quy định tại Điều 8 Thông tư 03/2021/TT-BGDĐT quy định về cách xếp lương giáo viên trung học cơ sở được xếp theo 3 hạng 1, 2, 3 (áp dụng hệ số lương của viên chức tương đương loại A2 - nhóm A2.1; loại A2 - nhóm A2.2 và loại A1).
(Một phần bảng lương giáo viên trung học cơ sở từ 1/7/2024 theo mức lương cơ sở 2.34 triệu/tháng)
* Bảng lương Giáo viên trung học phổ thông
Theo quy định tại Điều 8 Thông tư 04/2021/TT-BGDĐT quy định về cách xếp lương giáo viên trung học phổ thông được xếp theo 3 hạng 1, 2, 3 (áp dụng hệ số lương của viên chức tương đương loại A2 - nhóm A2.1; loại A2 - nhóm A2.2 và loại A1).
(Một phần bảng lương giáo viên trung học phổ thông từ 1/7/2024 theo mức lương cơ sở 2.34 triệu/tháng)
Lưu ý: Tiền lương trên là mức lương dựa trên lương cơ sở không bao gồm các khoản phụ cấp, trợ cấp khác.
>> Xem chi tiết đầy đủ toàn bộ bảng lương giáo viên các cấp từ 1/7/2024 theo mức lương cơ sở 2.34 triệu/tháng: Tại đây
Giáo viên có được nhận lương trong thời gian nghỉ hè không?
Căn cứ khoản 3 Điều 5 Quy định chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 28/2009/TT-BGĐT (được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Thông tư 15/2017/TT-BGDĐT) quy định như sau:
Thời gian làm việc, thời gian nghỉ hằng năm
...
3. Thời gian nghỉ hằng năm của giáo viên gồm: nghỉ hè, nghỉ tết âm lịch, nghỉ học kỳ và các ngày nghỉ khác, cụ thể như sau:
a) Thời gian nghỉ hè hằng năm của giáo viên là 02 tháng (bao gồm cả nghỉ hằng năm theo quy định của Bộ Luật lao động), được hưởng nguyên lương và các phụ cấp (nếu có).
b) Thời gian nghỉ tết âm lịch, nghỉ học kỳ theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo;
c) Các ngày nghỉ khác theo quy định của Bộ Luật lao động.
Căn cứ kế hoạch năm học, quy mô, đặc điểm, điều kiện cụ thể của từng trường, Hiệu trưởng bố trí thời gian nghỉ hằng năm cho giáo viên một cách hợp lý theo đúng quy định.
Theo đó, thời gian nghỉ hè hằng năm của giáo viên là 02 tháng (bao gồm cả nghỉ hằng năm theo quy định của Bộ Luật lao động 2019). Trong thời gian đó, giáo viên được hưởng nguyên lương và các phụ cấp (nếu có).
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Những loại hợp đồng lao động nào được pháp luật Việt Nam công nhận?
- Vì sao lấy ngày 3/2 là ngày thành lập Đảng? Vào ngày thành lập Đảng người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương không?