Lễ hội Hoa Phượng Đỏ 2024 diễn ra ở đâu? Người lao động có được nghỉ làm vào ngày lễ hội diễn ra không?
Lễ hội Hoa Phượng Đỏ 2024 diễn ra ở đâu?
Lễ hội Hoa Phượng Đỏ 2024 được diễn ra vào ngày 11/5/2024 tại Quảng trường Trung tâm Chính trị - Hành chính, Khu đô thị Bắc sông Cấm, huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng.
Điểm nhấn của Lễ hội là Chương trình nghệ thuật đêm hội "Hải Phòng - Bừng sáng miền di sản" diễn ra vào lúc 20h00. Kết thúc chương trình là màn bắn pháo hoa tầm cao và tầm thấp kéo dài 15 phút.
Lễ hội Hoa Phượng Đỏ - Hải Phòng năm nay được tổ chức với quy mô cấp thành phố gắn với Kỷ niệm 69 năm Ngày Giải phóng Hải Phòng (13/5/1955 - 13/5/2024) và đón nhận danh hiệu Di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long - Quần đảo Cát Bà của Uỷ ban Di sản thế giới UNESCO.
Lễ hội Hoa Phượng Đỏ - Hải Phòng được tổ chức mang ý nghĩa nhằm quảng bá, giới thiệu truyền thống lịch sử, văn hóa và hình ảnh thành phố; xây dựng thương hiệu, nâng cao vị thế, uy tín của Hải Phòng trong nước và quốc tế; đồng thời, thúc đẩy đa dạng hoá và nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch.
Chi tiết tại: https://baochinhphu.vn/le-hoi-hoa-phuong-do-2024-quang-ba-van-hoa-du-lich-hai-phong-102240426125102156.htm
Xem thêm:
Ngày 14 tháng 5 là ngày gì? Người lao động có được nghỉ làm vào ngày này không?
Rose Day là ngày gì? Người lao động có được nghỉ làm vào ngày này không?
Lễ hội Hoa Phượng Đỏ 2024 diễn ra ở đâu? Người lao động có được nghỉ làm vào ngày lễ hội diễn ra không? (Hình từ Internet)
Người lao động có được nghỉ làm vào ngày lễ hội diễn ra không?
Căn cứ theo Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định về nghỉ lễ, tết như sau:
Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.
Theo đó, Lễ hội Hoa Phượng Đỏ không thuộc ngày lễ, tết người lao động được nghỉ làm hưởng nguyên lương.
Tuy nhiên, người lao động có thể nghỉ làm vào ngày Lễ hội Hoa Phượng Đỏ diễn ra (11/5/2024) trong các trường hợp sau:
- Nghỉ hằng tuần, nếu ngày Lễ hội Hoa Phượng Đỏ diễn ra rơi vào ngày nghỉ hằng tuần (theo quy định tại Điều 111 Bộ luật Lao động 2019).
- Xin nghỉ làm theo diện phép năm (theo quy định tại Điều 113 Bộ luật Lao động 2019).
- Xin nghỉ làm theo diện nghỉ việc riêng nếu ngày Lễ hội Hoa Phượng Đỏ diễn ra trùng với các trường hợp được nghỉ việc riêng (theo quy định tại Điều 115 Bộ luật Lao động 2019).
- Nghỉ không lương vào ngày Lễ hội Hoa Phượng Đỏ diễn ra (theo quy định tại Điều 115 Bộ luật Lao động 2019).
Người lao động nhận được mức lương bao nhiêu khi đi làm vào ngày lễ hưởng nguyên lương?
Căn cứ theo Điều 98 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
Tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm
1. Người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm như sau:
a) Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%;
b) Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%;
c) Vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.
2. Người lao động làm việc vào ban đêm thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc của ngày làm việc bình thường.
3. Người lao động làm thêm giờ vào ban đêm thì ngoài việc trả lương theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày của ngày làm việc bình thường hoặc của ngày nghỉ hằng tuần hoặc của ngày nghỉ lễ, tết.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Theo đó, khi làm việc vào ngày lễ được nghỉ làm hưởng nguyên lương, người lao động sẽ được trả tiền lương làm thêm giờ với mức lương ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ được hưởng.
Ngoài ra, nếu người lao động làm việc vào ban đêm thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc của ngày làm việc bình thường. Đồng thời, nếu người lao động làm thêm giờ vào ban đêm thì người lao động còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ngày nghỉ lễ.
Như vậy, nếu đi làm vào ngày lễ, người lao động sẽ nhận được mức lương:
- Nếu làm việc vào ban ngày: ít nhất 400% lương.
- Nếu làm việc vào ban đêm: ít nhất 490% lương.
- 2 phương án tăng mức lương trong năm 2025 cho toàn bộ đối tượng cán bộ công chức viên chức và lực lượng vũ trang mức độ khả thi thế nào?
- Chỉ áp dụng lương cơ sở 2.34 triệu để tính lương đến khi đề xuất 05 bảng lương mới lên Trung ương được thông qua đúng không?
- Chính thức lộ trình cải cách tiền lương từ 2025: Bộ Nội vụ thực hiện cải cách tiền lương của các đối tượng CBCCVC và LLVT bằng cách thực hiện việc nhiệm vụ nào?
- Công bố mức tăng lương hưu mới cho người lao động có mức lương hưu thấp vào thời điểm tháng 7/2025 đúng không?
- Kế hoạch thực hiện cải cách tiền lương của đối tượng hưởng lương, phụ cấp trong các cơ quan, tổ chức của Đảng, Nhà nước về nguồn lực tại Kế hoạch 189 ra sao?