Khi nào được sử dụng người lao động làm thêm giờ?

Cho tôi hỏi khi nào được sử dụng người lao động làm thêm giờ? Người sử dụng lao động có được phép sử dụng người khuyết tật làm thêm giờ không? Câu hỏi của anh Nghĩa (Gia Lai).

Khi nào được sử dụng người lao động làm thêm giờ?

Tại khoản 2 Điều 107 Bộ luật Lao động 2019 được hướng dẫn bởi Điều 59, 60, 61, 62 Nghị định 145/2020/NĐ-CP có quy định như sau:

Làm thêm giờ
...
2. Người sử dụng lao động được sử dụng người lao động làm thêm giờ khi đáp ứng đầy đủ các yêu cầu sau đây:
a) Phải được sự đồng ý của người lao động;
b) Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày; trường hợp áp dụng quy định thời giờ làm việc bình thường theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01 ngày; không quá 40 giờ trong 01 tháng;
c) Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 200 giờ trong 01 năm, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.
3. Người sử dụng lao động được sử dụng người lao động làm thêm không quá 300 giờ trong 01 năm trong một số ngành, nghề, công việc hoặc trường hợp sau đây:
a) Sản xuất, gia công xuất khẩu sản phẩm hàng dệt, may, da, giày, điện, điện tử, chế biến nông, lâm, diêm nghiệp, thủy sản;
b) Sản xuất, cung cấp điện, viễn thông, lọc dầu; cấp, thoát nước;
c) Trường hợp giải quyết công việc đòi hỏi lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao mà thị trường lao động không cung ứng đầy đủ, kịp thời;
d) Trường hợp phải giải quyết công việc cấp bách, không thể trì hoãn do tính chất thời vụ, thời điểm của nguyên liệu, sản phẩm hoặc để giải quyết công việc phát sinh do yếu tố khách quan không dự liệu trước, do hậu quả thời tiết, thiên tai, hỏa hoạn, địch họa, thiếu điện, thiếu nguyên liệu, sự cố kỹ thuật của dây chuyền sản xuất;
đ) Trường hợp khác do Chính phủ quy định.
...

Như vậy, khi sử dụng người lao động làm thêm giờ thì người sử dụng lao động cần phải đáp ứng đầy đủ các quy định sau:

- Phải được người lao động đồng ý

- Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động

Ngoài ra, trong một số trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 107 Bộ luật Lao động 2019 thì người sử dụng lao động có thể sử dụng người lao động làm thêm không quá 300 giờ trong 01 năm.

Khi nào được sử dụng người lao động làm thêm giờ?

Khi nào được sử dụng người lao động làm thêm giờ? (Hình từ Internet)

Người sử dụng lao động có được phép sử dụng người khuyết tật làm thêm giờ không?

Theo Điều 160 Bộ luật Lao động 2019 quy định:

Các hành vi bị nghiêm cấm khi sử dụng lao động là người khuyết tật
1. Sử dụng người lao động là người khuyết tật nhẹ suy giảm khả năng lao động từ 51% trở lên, khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm, trừ trường hợp người lao động là người khuyết tật đồng ý.
2. Sử dụng người lao động là người khuyết tật làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo danh mục do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành mà không có sự đồng ý của người khuyết tật sau khi đã được người sử dụng lao động cung cấp đầy đủ thông tin về công việc đó.

Theo đó, người sử dụng lao động không được sử dụng người lao động là người khuyết tật nhẹ suy giảm khả năng lao động từ 51% trở lên, khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm hoặc làm việc tại mô trường công việc độc hại, nguy hiểm (trừ trường hợp người lao động đã được thông tin đầy đủ về công việc và đồng ý với việc làm thêm giờ).

Sử dụng người khuyết tật làm thêm giờ mà không có sự đồng ý, người sử dụng lao động bị phạt thế nào?

Theo Điều 31 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định như sau:

Vi phạm quy định về người lao động cao tuổi, người khuyết tật
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng khi vi phạm với mỗi người lao động đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi:
a) Không tham khảo ý kiến của người lao động là người khuyết tật khi quyết định những vấn đề liên quan đến quyền và lợi ích của họ;
b) Sử dụng người lao động là người khuyết tật nhẹ suy giảm khả năng lao động từ 51% trở lên hoặc khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm, trừ trường hợp người lao động là người khuyết tật đồng ý.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi sử dụng người lao động cao tuổi làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm có ảnh hưởng xấu tới sức khỏe người lao động cao tuổi, trừ trường hợp bảo đảm các điều kiện làm việc an toàn.

Theo đó, trường hợp người sử dụng lao động sử dụng người khuyết tật nhẹ suy giảm khả năng lao động từ 51% trở lên, khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm thì bị xử phạt hành chính với với mức phạt từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.

* Lưu ý: Mức xử phạt hành chính trên là mức phạt đối với người sử dụng lao động là cá nhân. Đối với tổ chức mức phạt sẽ nhân hai (theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP).

Làm thêm giờ
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Người lao động được từ chối làm thêm giờ trong trường hợp đặc biệt không?
Lao động tiền lương
Mẫu văn bản thỏa thuận làm thêm giờ được quy định như thế nào?
Lao động tiền lương
Được từ chối làm thêm giờ trong trường hợp nào?
Lao động tiền lương
Người lao động có thể làm tăng ca tối đa bao nhiêu giờ?
Lao động tiền lương
Tăng ca ngày lễ, tết người lao động được trả thêm tiền ngoài giờ như thế nào?
Lao động tiền lương
Tiền lương làm thêm giờ của người lao động được tính thế nào?
Lao động tiền lương
Người lao động có thể làm thêm giờ ban ngày hay ban đêm?
Lao động tiền lương
Làm thêm giờ trong các trường hợp đặc biệt phải được ghi trong nội quy lao động có đúng không?
Lao động tiền lương
Mẫu số 01/PLIV thỏa thuận làm thêm giờ giữa công ty và người lao động có dạng ra sao?
Lao động tiền lương
Khi nào tổ chức làm thêm giờ công ty phải thông báo đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội?
Đi đến trang Tìm kiếm - Làm thêm giờ
4,023 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Làm thêm giờ

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Làm thêm giờ

CHỦ ĐỀ VĂN BẢN
Click để xem toàn bộ văn bản hướng dẫn Bộ luật lao động mới nhất năm 2024 Click vào đây để bỏ túi 15 văn bản hướng dẫn bảo hiểm thất nghiệp Toàn bộ quy định về Mức lương tối thiểu vùng mới nhất Xem trọn bộ văn bản về Bảo hiểm xã hội Tổng hợp 8 văn bản về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi mới nhất Trọn bộ 9 văn bản về Hợp đồng lao động mới nhất
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào