Kế hoạch quản lý ATVSLĐ trong các cơ sở sản xuất hỗn hợp bê tông trộn sẵn được thực hiện bởi nguồn lực nào?
Kế hoạch quản lý ATVSLĐ trong các cơ sở sản xuất hỗn hợp bê tông trộn sẵn được thực hiện bởi nguồn lực nào?
Căn cứ theo tiết 5.3.1 tiểu mục 5.3 Mục 5 TCVN 11911:2017 quy định như sau:
Thực hiện kế hoạch
5.3.1 Nguồn lực
a) Người sử dụng lao động cần xây dựng cơ cấu quản lý, chỉ định nhân sự có trách nhiệm với thẩm quyền đầy đủ để thực hiện kế hoạch quản lý ATVSLĐ; phải có sẵn các nguồn lực cần thiết để xây dựng, thực hiện, duy trì và cải tiến hệ thống quản lý ATVSLĐ. Các nguồn lực bao gồm: cơ sở hạ tầng, nhân lực, nguồn lực công nghệ và tài chính.
b) Về nguồn nhân lực quản lý ATVSLĐ: Tùy thuộc quy mô lớn, nhỏ của cơ sở sản xuất, người sử dụng lao động cần tổ chức bộ phận quản lý ATVSLĐ, bố trí cán bộ an toàn chuyên trách hoặc bán chuyên trách; lập Hội đồng bảo hộ lao động và tổ chức bầu An toàn - vệ sinh viên theo quy định hiện hành.
c) Người sử dụng lao động cần giao nhiệm vụ cho người trực tiếp chỉ huy sản xuất thực hiện kế hoạch ATVSLĐ, giao bộ phận quản lý ATVSLĐ và những người làm công tác ATVSLĐ hỗ trợ trong việc thực hiện kế hoạch quản lý ATVSLĐ.
d) Người trực tiếp chỉ huy sản xuất ngoài chức năng, nhiệm vụ được giao, có trách nhiệm thay mặt người sử dụng lao động quản lý ATVSLĐ; phối hợp cùng cán bộ an toàn kiểm soát công tác ATVSLĐ trong phạm vi toàn bộ dây chuyền sản xuất.
d) Những người làm công tác an toàn phải sâu sát hiện trường để nắm được các vấn đề về an toàn và sức khỏe của người lao động, kịp thời báo cáo với người có trách nhiệm.
...
Theo đó, kế hoạch quản lý ATVSLĐ trong các cơ sở sản xuất hỗn hợp bê tông trộn sẵn được thực hiện bởi nguồn lực sau:
- Người sử dụng lao động cần xây dựng cơ cấu quản lý, chỉ định nhân sự có trách nhiệm với thẩm quyền đầy đủ để thực hiện kế hoạch quản lý ATVSLĐ; phải có sẵn các nguồn lực cần thiết để xây dựng, thực hiện, duy trì và cải tiến hệ thống quản lý ATVSLĐ. Các nguồn lực bao gồm: cơ sở hạ tầng, nhân lực, nguồn lực công nghệ và tài chính.
- Về nguồn nhân lực quản lý ATVSLĐ: Tùy thuộc quy mô lớn, nhỏ của cơ sở sản xuất, người sử dụng lao động cần tổ chức bộ phận quản lý ATVSLĐ, bố trí cán bộ an toàn chuyên trách hoặc bán chuyên trách; lập Hội đồng bảo hộ lao động và tổ chức bầu An toàn - vệ sinh viên theo quy định hiện hành.
- Người sử dụng lao động cần giao nhiệm vụ cho người trực tiếp chỉ huy sản xuất thực hiện kế hoạch ATVSLĐ, giao bộ phận quản lý ATVSLĐ và những người làm công tác ATVSLĐ hỗ trợ trong việc thực hiện kế hoạch quản lý ATVSLĐ.
- Người trực tiếp chỉ huy sản xuất ngoài chức năng, nhiệm vụ được giao, có trách nhiệm thay mặt người sử dụng lao động quản lý ATVSLĐ; phối hợp cùng cán bộ an toàn kiểm soát công tác ATVSLĐ trong phạm vi toàn bộ dây chuyền sản xuất.
- Những người làm công tác an toàn phải sâu sát hiện trường để nắm được các vấn đề về an toàn và sức khỏe của người lao động, kịp thời báo cáo với người có trách nhiệm.
Kế hoạch quản lý ATVSLĐ trong các cơ sở sản xuất hỗn hợp bê tông trộn sẵn được thực hiện bởi nguồn lực nào? (Hình từ Internet)
Bắt đầu kiểm tra quá trình thực hiện kế hoạch quản lý ATVSLĐ hằng ngày vào thời điểm nào?
Căn cứ theo tiết 5.4.1 tiểu mục 5.4 Mục 5 TCVN 11911:2017 quy định như sau:
Kiểm tra quá trình thực hiện kế hoạch
5.4.1 Kiểm tra hàng ngày
- Sau khi kế hoạch quản lý ATVSLĐ được người sử dụng lao động phê duyệt, công tác kiểm tra phải được tiến hành hàng ngày.
- Cán bộ ATVSLĐ chuyên trách, bán chuyên trách cần nhắc nhở người lao động ở các vị trí làm việc như kho bãi, nhà xưởng, ... những hiện tượng có thể dẫn đến mất ATVSLĐ và ghi chép để báo cáo người có trách nhiệm. Đồng thời phải kiểm tra, nhắc nhở người vận hành thiết bị theo dõi và ghi chép hoạt động của thiết bị theo quy định.
...
Theo đó, bắt đầu kiểm tra quá trình thực hiện kế hoạch quản lý ATVSLĐ hằng ngày sau khi kế hoạch quản lý ATVSLĐ được người sử dụng lao động phê duyệt.
Hướng dẫn lập danh mục kiểm soát rủi ro trong dây chuyền sản xuất như thế nào?
Lập danh mục kiểm soát rủi ro trong dây chuyền sản xuất theo mẫu tại Phụ lục C (bảng C.1) ban hành kèm theo TCVN 11911:2017.
Bảng C.1 - Danh mục đánh giá chỉ số rủi ro của các thiết bị và vị trí trong dây chuyền sản xuất hỗn hợp bê tông trộn sẵn
Loại máy, thiết bị, chi tiết máy, vị trí trong dây chuyền | Cấp rủi ro theo Bảng B.1 | Cấp tần suất theo Bảng B.2 |
1. Xe tải |
|
|
2. Máy xúc lật |
|
|
3. Băng tải cốt liệu |
|
|
4. Gầu / Skip |
|
|
5. Cửa tháo đáy bunke đá |
|
|
6. Cửa tháo đáy bunke cát |
|
|
7. Vít tải đáy silô xi măng |
|
|
8. Hệ thống cân định lượng |
|
|
9. Cửa nạp máy trộn bê tông |
|
|
10. Cánh trộn của máy trộn bê tông |
|
|
11. Cửa xả hỗn hợp bê tông từ máy trộn |
|
|
12. Cửa nạp hỗn hợp bê tông vào xe trộn |
|
|
13. Các thiết bị phụ trợ |
|
|
14. Các vị trí khác |
|
|
... |
|
|
CHÚ THÍCH: Tùy thuộc điều kiện cụ thể của cơ sở sản xuất, sau khi đánh giá các nguy cơ gây mất ATVSLĐ có thể lập danh mục này chi tiết hơn.
Xác định cấp rủi ro và tần suất xảy ra của các thiết bị, vị trí trong dây chuyền sản xuất điền vào cột 2 và 3 của bảng C.1.
- Kế hoạch tinh giản biên chế năm 2025 để cải cách tiền lương của cán bộ công chức viên chức và lực lượng vũ trang như thế nào theo Kế hoạch 185?
- Bảng lương chính thức: 07 bảng lương theo lương cơ sở 2.34 hay 05 bảng lương cụ thể số tiền chiếm 70% tổng quỹ lương áp dụng cho CBCCVC và LLVT sau 2026?
- Khả năng chưa thể tăng lương hưu từ 1/7/2025 cho người lao động, CBCCVC và LLVT vì sao?
- Hết tháng 6/2025 CBCCVC và LLVT sẽ có mức tăng lương hưu mới để thay thế mức lương hưu hiện tại có đúng không?
- Lương giáo viên chính thức trong 02 bảng lương mới là số tiền cụ thể bao nhiêu?