Hưởng trợ cấp ốm đau nửa ngày có phải bằng một nửa hưởng một ngày đúng không?
Hưởng trợ cấp ốm đau nửa ngày có phải bằng một nửa hưởng một ngày đúng không?
Căn cứ Điều 45 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 quy định:
Trợ cấp ốm đau
1. Mức hưởng trợ cấp ốm đau được tính theo tháng và tính trên căn cứ sau đây:
a) Tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội của tháng gần nhất trước tháng nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau;
b) Tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội của tháng đầu tiên tham gia bảo hiểm xã hội hoặc tháng tham gia trở lại nếu phải nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau ngay trong tháng đầu tiên tham gia hoặc tháng tham gia trở lại.
2. Mức hưởng trợ cấp ốm đau của người lao động quy định tại khoản 1 Điều 43 và Điều 44 của Luật này bằng 75% tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội quy định tại khoản 1 Điều này.
...
5. Mức hưởng trợ cấp ốm đau một ngày được tính bằng mức hưởng trợ cấp ốm đau theo tháng chia cho 24 ngày. Mức hưởng trợ cấp ốm đau nửa ngày được tính bằng một nửa mức hưởng trợ cấp ốm đau một ngày.
...
Theo đó, mức hưởng trợ cấp ốm đau nửa ngày là bằng một nửa hưởng một ngày.
Hưởng trợ cấp ốm đau nửa ngày có phải bằng một nửa hưởng một ngày đúng không? (Hình từ Internet)
Đối với người lao động điều trị nội trú cần phải chuẩn bị hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp ốm đau gồm những giấy tờ gì?
Căn cứ tại Điều 47 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 quy định như sau:
Hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp ốm đau
1. Hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp ốm đau đối với người lao động hoặc con của người lao động điều trị nội trú là bản chính hoặc bản sao của một trong các giấy tờ sau đây:
a) Giấy ra viện;
b) Bản tóm tắt hồ sơ bệnh án;
c) Giấy tờ khác chứng minh quá trình điều trị nội trú.
2. Hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp ốm đau đối với người lao động hoặc con của người lao động điều trị ngoại trú là một trong các giấy tờ sau đây:
a) Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội;
b) Bản chính hoặc bản sao giấy ra viện có ghi chỉ định thời gian cần điều trị ngoại trú sau thời gian điều trị nội trú;
c) Bản chính hoặc bản sao bản tóm tắt hồ sơ bệnh án có ghi chỉ định thời gian cần điều trị ngoại trú sau thời gian điều trị nội trú.
3. Hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp ốm đau đối với người lao động hoặc con của người lao động khám bệnh, chữa bệnh ở nước ngoài là các giấy tờ khám bệnh, chữa bệnh thể hiện tên bệnh, thời gian điều trị bệnh do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ở nước ngoài cấp và phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:
a) Có bản dịch tiếng Việt được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật về công chứng, chứng thực;
b) Được hợp pháp hóa lãnh sự, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác.
4. Bộ trưởng Bộ Y tế quy định mẫu, trình tự, thẩm quyền cấp giấy tờ trong hồ sơ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này do các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cấp và quy định giấy tờ thay thế trong trường hợp bất khả kháng do thiên tai, thảm họa, dịch bệnh.
Theo đó, người lao động điều trị nội trú cần phải chuẩn bị hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp là bản chính hoặc bản sao của một trong các giấy tờ sau đây:
- Giấy ra viện;
- Bản tóm tắt hồ sơ bệnh án;
- Giấy tờ khác chứng minh quá trình điều trị nội trú.
Nộp hồ sơ hưởng trợ cấp ốm đau trong thời hạn bao lâu?
Căn cứ tại Điều 48 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 quy định:
Giải quyết hưởng trợ cấp ốm đau
1. Người lao động có trách nhiệm nộp hồ sơ quy định tại Điều 47 của Luật này cho người sử dụng lao động. Thời hạn nộp hồ sơ chậm nhất là 45 ngày kể từ ngày trở lại làm việc.
2. Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ từ người lao động, người sử dụng lao động có trách nhiệm lập danh sách người lao động nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau kèm theo hồ sơ nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội.
3. Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định từ người sử dụng lao động, cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm giải quyết; trường hợp không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Theo đó, người lao động có trách nhiệm nộp hồ sơ cho người sử dụng lao động. Thời hạn nộp hồ sơ chậm nhất là 45 ngày.
Và người sử dụng lao động có trách nhiệm lập danh sách người lao động nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau kèm theo hồ sơ nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ từ người lao động.
Sau đó, trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định từ người sử dụng lao động, cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm giải quyết; trường hợp không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Lưu ý: Luật Bảo hiểm xã hội 2024 bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01/07/2025.











- Nghỉ hưu trước tuổi theo Nghị định 178: Đối tượng được hưởng mức lương hưu 45% là ai, mức lương hưu tối đa 75% là ai?
- Bỏ lương cơ sở, quyết định mở rộng quan hệ tiền lương của CBCCVC và LLVT sau năm 2026 nhằm mục đích gì?
- Tiếp tục nghỉ sau lễ 30 4 và 1 5 2025 đối với người lao động tại các doanh nghiệp trong những trường hợp nào?
- Hướng dẫn Cá nhân tự quyết toán thuế TNCN qua mạng (online) trên Thuedientu đầy đủ, chi tiết nhất?
- 05 tiêu chuẩn điều kiện để tham gia lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở gồm những gì?