Hồ sơ đề nghị kéo dài thời gian giữ chức vụ đến tuổi nghỉ hưu thuộc thẩm quyền bổ nhiệm của Bộ trưởng Bộ Y tế gồm những gì?
- Hồ sơ đề nghị kéo dài thời gian giữ chức vụ đến tuổi nghỉ hưu thuộc thẩm quyền bổ nhiệm của Bộ trưởng Bộ Y tế gồm những gì?
- Thời hạn Bộ Y tế ra thông báo thực hiện việc xem xét kéo dài thời gian giữ chức vụ quản lý đến thời điểm đủ tuổi nghỉ hưu là khi nào?
- Viên chức quản lý trong các đơn vị sự nghiệp công lập của Bộ Y tế có thể được bổ nhiệm lại mấy lần?
Hồ sơ đề nghị kéo dài thời gian giữ chức vụ đến tuổi nghỉ hưu thuộc thẩm quyền bổ nhiệm của Bộ trưởng Bộ Y tế gồm những gì?
Theo Điều 37 Quyết định 1289/QĐ-BYT năm 2024 quy định về hồ sơ bổ nhiệm lại, hồ sơ kéo dài thời gian giữ chức vụ quản lý đến thời điểm đủ tuổi nghỉ hưu gồm:
- Tờ trình về việc đề nghị kéo dài thời gian giữ chức vụ quản lý đến thời điểm đủ tuổi nghỉ hưu của tập thể lãnh đạo đơn vị ký, đóng dấu;
- Biên bản cuộc họp kèm theo Biên bản kiểm phiếu đề nghị kéo dài thời gian giữ chức vụ quản lý đến thời điểm đủ tuổi nghỉ hưu của tập thể lãnh đạo;
- Sơ yếu lý lịch do cá nhân tự khai theo mẫu quy định, được đơn vị trực tiếp quản lý xác nhận, có dán ảnh màu khổ 4 cm x 6 cm, chụp trong thời gian không quá 6 tháng; Lý lịch trích ngang cán bộ (theo mẫu đính kèm);
- Bản tự đánh giá, nhận xét việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ trong thời gian giữ chức vụ của nhiệm kỳ gần nhất;
- Kết luận của cấp có thẩm quyền về tiêu chuẩn chính trị đối với trường hợp có tình tiết mới làm thay đổi kết luận trước đây. Trường hợp không có thay đổi thì không phải kết luận lại theo quy định tại điểm này.
- Nhận xét, đánh giá của tập thể lãnh đạo đơn vị đối với cán bộ, viên chức quản lý trong nhiệm kỳ giữ chức vụ gần nhất về:
(1) Phẩm chất đạo đức, lối sống, ý thức tổ chức kỷ luật, đoàn kết nội bộ.
(2) Năng lực công tác và kết quả thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao; trong đó, thể hiện rõ trong quá trình công tác nhân sự có sản phẩm cụ thể, thành tích công tác, hạn chế, khuyết điểm, vi phạm (nếu có).
(3) Uy tín;
- Nhận xét của chi ủy nơi cư trú đối với bản thân và gia đình. Trường hợp nơi cư trú của bản thân khác với nơi cư trú của gia đình thì phải lấy nhận xét của chi ủy nơi bản thân cư trú và nơi gia đình cư trú;
- Bản kê khai tài sản, thu nhập theo mẫu quy định hiện hành (có ký xác nhận của người kê khai và người nhận bản kê khai theo quy định).
- Giấy khám sức khỏe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp trong thời hạn không quá 6 tháng.
Hồ sơ đề nghị kéo dài thời gian giữ chức vụ đến tuổi nghỉ hưu thuộc thẩm quyền bổ nhiệm của Bộ trưởng Bộ Y tế gồm những gì? (Hình từ Internet)
Thời hạn Bộ Y tế ra thông báo thực hiện việc xem xét kéo dài thời gian giữ chức vụ quản lý đến thời điểm đủ tuổi nghỉ hưu là khi nào?
Căn cứ Điều 36 Quyết định 1289/QĐ-BYT năm 2024 quy định như sau:
Thủ tục kéo dài thời gian giữ chức vụ đến tuổi nghỉ hưu
1. Chậm nhất 90 ngày trước ngày hết thời hạn bổ nhiệm, Bộ Y tế ra thông báo thực hiện việc xem xét kéo dài thời gian giữ chức vụ quản lý đến thời điểm đủ tuổi nghỉ hưu đối với cán bộ, viên chức quản lý thuộc thẩm quyền bổ nhiệm của Bộ trưởng Bộ Y tế.
2. Cán bộ, viên chức quản lý làm báo cáo tự nhận xét, đánh giá việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ trong nhiệm kỳ giữ chức vụ.
3. Tập thể lãnh đạo đơn vị tổ chức thảo luận về kết quả nhận xét, đánh giá đối với cán bộ, viên chức quản lý trong nhiệm kỳ giữ chức vụ gần nhất; kết quả đánh giá, nhận xét của cấp ủy đơn vị, chi bộ khoa/phòng đối với nhân sự, nếu nhân sự có nguyện vọng, còn sức khỏe, uy tín, đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ thì thống nhất biểu quyết nhân sự bằng phiếu kín việc kéo dài thời gian giữ chức vụ quản lý đến thời điểm đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định.
Nhân sự được đề nghị kéo dài thời hạn giữ chức vụ quản lý đến thời điểm đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định, phải đạt tỷ lệ trên 50% so với tổng số thành viên tập thể lãnh đạo đơn vị đồng ý; trường hợp nhân sự đạt tỷ lệ 50% (không quá bán) thì do người đứng đầu đơn vị quyết định, đồng thời báo cáo đầy đủ các ý kiến khác nhau để Ban cán sự đảng xem xét, quyết định.
4. Hoàn thiện hồ sơ và quyết định kéo dài thời gian giữ chức vụ
a) Đơn vị đề nghị cấp ủy có thẩm quyền Kết luận về tiêu chuẩn chính trị theo quy định; hoàn thiện hồ sơ kéo dài thời gian giữ chức vụ quản lý;
b) Vụ Tổ chức cán bộ thẩm định hồ sơ kéo dài thời gian giữ chức vụ quản lý, báo cáo Ban cán sự đảng;
c) Ban cán sự đảng họp, biểu quyết nhân sự bằng phiếu kín và xem xét, quyết định theo thẩm quyền;
d) Vụ Tổ chức cán bộ dự thảo quyết định kéo dài thời gian giữ chức vụ quản lý, trình Bộ trưởng Bộ Y tế ký, ban hành.
Như vậy, chậm nhất 90 ngày trước ngày hết thời hạn bổ nhiệm, Bộ Y tế ra thông báo thực hiện việc xem xét kéo dài thời gian giữ chức vụ quản lý đến thời điểm đủ tuổi nghỉ hưu đối với cán bộ, viên chức quản lý thuộc thẩm quyền bổ nhiệm của Bộ trưởng Bộ Y tế.
Viên chức quản lý trong các đơn vị sự nghiệp công lập của Bộ Y tế có thể được bổ nhiệm lại mấy lần?
Căn cứ Điều 4 Quyết định 1289/QĐ-BYT năm 2024 quy định như sau:
Thời hạn giữ chức vụ quản lý và số lượng cấp phó
1. Thời hạn giữ chức vụ quản lý
a) Thời hạn giữ chức vụ quản lý cho mỗi lần bổ nhiệm là 05 năm, tính từ thời điểm quyết định bổ nhiệm có hiệu lực, trừ trường hợp thời hạn dưới 05 năm theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
b) Viên chức quản lý có thể được bổ nhiệm lại với số lần không hạn chế để giữ một chức vụ quản lý, trừ trường hợp có quy định khác của Đảng hoặc của pháp luật chuyên ngành.
2. Số lượng cấp phó
a) Số lượng cấp phó người đứng đầu của mỗi đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ Y tế do Bộ trưởng Bộ Y tế quyết định, bảo đảm bình quân không quá 03 người trên một đơn vị theo quy định tại Luật số 47/2019/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức Chính quyền địa phương;
b) Số lượng cấp phó khoa/phòng thực hiện theo quy định tại Nghị định số 120/2020/NĐ-CP ngày 07/10/2020 của Chính phủ quy định về thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.
Như vậy, viên chức quản lý có thể được bổ nhiệm lại với số lần không hạn chế để giữ một chức vụ quản lý, trừ trường hợp có quy định khác của Đảng hoặc của pháp luật chuyên ngành.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Những loại hợp đồng lao động nào được pháp luật Việt Nam công nhận?
- Vì sao lấy ngày 3/2 là ngày thành lập Đảng? Vào ngày thành lập Đảng người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương không?