Hành vi không cho lao động nữ nghỉ 30 phút mỗi ngày trong ngày hành kinh có thể bị phạt lên tới 40 triệu đồng?
- Công ty có thể không cho lao động nữ nghỉ 30 phút mỗi ngày trong ngày hành kinh không?
- Hành vi không cho lao động nữ nghỉ 30 phút mỗi ngày trong ngày hành kinh có thể bị phạt lên tới 40 triệu đồng?
- Lao động nữ làm việc bình thường, không có nhu cầu nghỉ 30 phút trong thời gian hành kinh thì lương được tính như thế nào?
Công ty có thể không cho lao động nữ nghỉ 30 phút mỗi ngày trong ngày hành kinh không?
Căn cứ khoản 4 Điều 137 Bộ luật Lao động 2019 quy định về thời gian nghỉ của lao động nữ trong thời gian hành kinh, cụ thể như sau:
Bảo vệ thai sản
...
4. Lao động nữ trong thời gian hành kinh được nghỉ mỗi ngày 30 phút, trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi được nghỉ mỗi ngày 60 phút trong thời gian làm việc. Thời gian nghỉ vẫn được hưởng đủ tiền lương theo hợp đồng lao động.
Theo đó, lao động nữ trong thời gian hành kinh được nghỉ ngơi mỗi ngày 30 phút trong thời gian làm việc.
*Lưu ý: trong thời gian nghỉ này, lao động nữ trong thời gian hành kinh vẫn được hưởng đủ tiền lương theo hợp đồng lao động.
Do đó, công ty không cho lao động nữ nghỉ ngơi trong ngày hành kinh là trái với quy định của pháp luật.
Hành vi không cho lao động nữ nghỉ 30 phút mỗi ngày trong ngày hành kinh có thể bị phạt lên tới 40 triệu đồng? (Hình ảnh từ Internet)
Hành vi không cho lao động nữ nghỉ 30 phút mỗi ngày trong ngày hành kinh có thể bị phạt lên tới 40 triệu đồng?
Căn cứ điểm d khoản 2 Điều 28 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về lao động nữ và bảo đảm bình đẳng giới, cụ thể như sau:
Vi phạm quy định về lao động nữ và bảo đảm bình đẳng giới
...
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
...
d) Không cho lao động nữ nghỉ 30 phút mỗi ngày trong thời gian hành kinh trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác;
…
Bên cạnh đó, còn phải chịu biện pháp khắc phục hậu quả được nêu tại khoản 3 Điều 28 Nghị định 12/2022/NĐ-CP, cụ thể như sau:
Vi phạm quy định về lao động nữ và bảo đảm bình đẳng giới
…
3. Biện pháp khắc phục hậu quả
a) Buộc người sử dụng lao động trả tiền lương cho người lao động nữ tương ứng với thời gian người lao động nữ không được nghỉ trong thời gian hành kinh theo quy định của pháp luật khi có hành vi vi phạm quy định tại điểm d khoản 2 Điều này;
b) Buộc người sử dụng lao động trả tiền lương cho người lao động nữ tương ứng với thời gian người lao động nữ không được nghỉ trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi theo quy định của pháp luật đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm đ khoản 2 Điều này;
c) Buộc người sử dụng lao động nhận người lao động trở lại làm việc khi có hành vi vi phạm quy định tại điểm i khoản 2 Điều này.
Theo khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP thì mức phạt quy định nêu trên chỉ là mức phạt đối với cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức sẽ bằng 02 lần mức phạt đối với cá nhân.
Như vậy, kể từ ngày 17/01/2022, hành vi không cho lao động nữ nghỉ 30 phút mỗi ngày trong thời gian hành kinh sẽ bị xử phạt:
- 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động là cá nhân;
- 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động là tổ chức.
- Buộc người sử dụng lao động trả tiền lương cho người lao động nữ tương ứng với thời gian người lao động nữ không được nghỉ trong thời gian hành kinh theo quy định của pháp luật khi có hành vi vi phạm.
Đối chiếu với Nghị định 28/2020/NĐ-CP (có hiệu lực từ 15/4/2020 - 17/01/2022), hành vi không cho lao động nữ nghỉ 30 phút mỗi ngày trong ngày hành kinh sẽ bị phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động là cá nhân, mức phạt gấp đôi đối với người sử dụng lao động là tổ chức.
Theo đó, có thể thấy rằng mức phạt đối với hành vi không cho lao động nữ nghỉ 30 phút mỗi ngày trong ngày hành kinh tại nghị định mới (Nghị định 12/2022/NĐ-CP) cao hơn rất nhiều so với nghị định cũ (Nghị định 28/2020/NĐ-CP). Việc tăng mức phạt thể hiện chính phủ có sự quan tâm đến sức khoẻ lao động nữ.
Lao động nữ làm việc bình thường, không có nhu cầu nghỉ 30 phút trong thời gian hành kinh thì lương được tính như thế nào?
Căn cứ khoản 3 Điều 80 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Chăm sóc sức khỏe đối với lao động nữ
...
3. Nghỉ trong thời gian hành kinh của lao động nữ:
a) Lao động nữ trong thời gian hành kinh có quyền được nghỉ mỗi ngày 30 phút tính vào thời giờ làm việc và vẫn được hưởng đủ tiền lương theo hợp đồng lao động. Số ngày có thời gian nghỉ trong thời gian hành kinh do hai bên thỏa thuận phù hợp với điều kiện thực tế tại nơi làm việc và nhu cầu của lao động nữ nhưng tối thiểu là 03 ngày làm việc trong một tháng; thời điểm nghỉ cụ thể của từng tháng do người lao động thông báo với người sử dụng lao động;
b) Trường hợp lao động nữ có yêu cầu nghỉ linh hoạt hơn so với quy định tại điểm a khoản này thì hai bên thỏa thuận để được bố trí nghỉ phù hợp với điều kiện thực tế tại nơi làm việc và nhu cầu của lao động nữ;
c) Trường hợp lao động nữ không có nhu cầu nghỉ và được người sử dụng lao động đồng ý để người lao động làm việc thì ngoài tiền lương được hưởng theo quy định tại điểm a khoản này, người lao động được trả thêm tiền lương theo công việc mà người lao động đã làm trong thời gian được nghỉ và thời gian làm việc này không tính vào thời giờ làm thêm của người lao động.
Theo đó lao động nữ trong thời gian hành kinh có quyền được nghỉ mỗi ngày 30 phút tính vào thời giờ làm việc và vẫn được hưởng đủ tiền lương theo hợp đồng lao động.
Trường hợp lao động nữ không có nhu cầu nghỉ và được người sử dụng lao động đồng ý để người lao động làm việc thì ngoài tiền lương được hưởng theo quy định, người lao động được trả thêm tiền lương theo công việc mà người lao động đã làm trong thời gian được nghỉ và thời gian làm việc này không tính vào thời giờ làm thêm của người lao động.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Những loại hợp đồng lao động nào được pháp luật Việt Nam công nhận?
- Vì sao lấy ngày 3/2 là ngày thành lập Đảng? Vào ngày thành lập Đảng người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương không?