Được hưởng chế độ ốm đau khi đóng loại bảo hiểm xã hội nào?
Được hưởng chế độ ốm đau khi đóng loại bảo hiểm xã hội nào?
Căn cứ tại Điều 4 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 quy định:
Loại hình, các chế độ bảo hiểm xã hội
1. Trợ cấp hưu trí xã hội có các chế độ sau đây:
a) Trợ cấp hưu trí xã hội hằng tháng;
b) Hỗ trợ chi phí mai táng;
c) Hưởng bảo hiểm y tế do ngân sách nhà nước đóng.
2. Bảo hiểm xã hội bắt buộc có các chế độ sau đây:
a) Ốm đau;
b) Thai sản;
c) Hưu trí;
d) Tử tuất;
đ) Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của Luật An toàn, vệ sinh lao động.
3. Bảo hiểm xã hội tự nguyện có các chế độ sau đây:
a) Trợ cấp thai sản;
b) Hưu trí;
c) Tử tuất;
d) Bảo hiểm tai nạn lao động theo quy định của Luật An toàn, vệ sinh lao động.
4. Bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Luật Việc làm.
5. Bảo hiểm hưu trí bổ sung.
Theo đó, được hưởng chế độ ốm đau khi đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Được hưởng chế độ ốm đau khi đóng loại bảo hiểm xã hội nào? (Hình từ Internet)
Thời gian hưởng chế độ ốm đau tối đa khi làm việc trong điều kiện bình thường là bao nhiêu ngày?
Căn cứ tại Điều 43 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 quy định:
Thời gian hưởng chế độ ốm đau
1. Thời gian tối đa hưởng chế độ ốm đau trong một năm (từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 31 tháng 12) đối với đối tượng quy định tại các điểm a, b, c, i, k, l, m và n khoản 1 và khoản 2 Điều 2 của Luật này tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ hằng tuần và được quy định như sau:
a) Làm việc trong điều kiện bình thường thì được hưởng 30 ngày nếu đã đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc dưới 15 năm; 40 ngày nếu đã đóng từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm; 60 ngày nếu đã đóng từ đủ 30 năm trở lên;
b) Làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành hoặc làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thì được hưởng 40 ngày nếu đã đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc dưới 15 năm; 50 ngày nếu đã đóng từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm; 70 ngày nếu đã đóng từ đủ 30 năm trở lên.
2. Hết thời hạn hưởng chế độ ốm đau quy định tại khoản 1 Điều này mà vẫn tiếp tục điều trị thì người lao động nghỉ việc do mắc bệnh thuộc danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành được hưởng tiếp chế độ ốm đau với mức theo quy định tại khoản 3 Điều 45 của Luật này. Thời gian nghỉ hưởng chế độ ốm đau theo quy định tại khoản này tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ hằng tuần.
3. Thời gian hưởng chế độ ốm đau đối với đối tượng quy định tại điểm d khoản 1 Điều 2 của Luật này căn cứ vào thời gian điều trị nội trú tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và thời gian mà người lao động phải nghỉ việc theo chỉ định của người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh thuộc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Theo đó, thời gian hưởng chế độ ốm đau trong một năm khi làm việc trong điều kiện bình thường thì được hưởng 30 ngày nếu đã đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc dưới 15 năm; 40 ngày nếu đã đóng từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm; 60 ngày nếu đã đóng từ đủ 30 năm trở lên.
- Hết thời hạn hưởng chế độ ốm đau theo quy định trên mà vẫn tiếp tục điều trị thì người lao động nghỉ việc do mắc bệnh thuộc danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành được hưởng tiếp chế độ ốm đau với mức theo quy định tại khoản 3 Điều 45 Luật Bảo hiểm xã hội 2024. Thời gian nghỉ hưởng chế độ ốm đau theo quy định tại khoản này tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ hằng tuần.
- Thời gian hưởng chế độ ốm đau đối với đối tượng quy định tại điểm d khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 căn cứ vào thời gian điều trị nội trú tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và thời gian mà người lao động phải nghỉ việc theo chỉ định của người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh thuộc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Hồ sơ hưởng trợ cấp ốm đau gồm giấy tờ gì?
Căn cứ tại Điều 47 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 quy định hồ sơ hưởng trợ cấp ốm đau gồm:
- Hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp ốm đau đối với người lao động hoặc con của người lao động điều trị nội trú là bản chính hoặc bản sao của một trong các giấy tờ sau đây:
+ Giấy ra viện;
+ Bản tóm tắt hồ sơ bệnh án;
+ Giấy tờ khác chứng minh quá trình điều trị nội trú.
- Hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp ốm đau đối với người lao động hoặc con của người lao động điều trị ngoại trú là một trong các giấy tờ sau đây:
+ Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội;
+ Bản chính hoặc bản sao giấy ra viện có ghi chỉ định thời gian cần điều trị ngoại trú sau thời gian điều trị nội trú;
+ Bản chính hoặc bản sao bản tóm tắt hồ sơ bệnh án có ghi chỉ định thời gian cần điều trị ngoại trú sau thời gian điều trị nội trú.
- Hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp ốm đau đối với người lao động hoặc con của người lao động khám bệnh, chữa bệnh ở nước ngoài là các giấy tờ khám bệnh, chữa bệnh thể hiện tên bệnh, thời gian điều trị bệnh do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ở nước ngoài cấp và phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:
+ Có bản dịch tiếng Việt được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật về công chứng, chứng thực;
+ Được hợp pháp hóa lãnh sự, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác.
Lưu ý: Luật Bảo hiểm xã hội 2024 bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01/07/2025.











- Quyết định bãi bỏ lương cơ sở, thay thế bằng mức lương cơ bản được Bộ Chính Trị đề xuất thời gian thực hiện sau 2026 có đúng không?
- Sửa Nghị định 178: Chốt cán bộ công chức cấp xã không được hưởng chế độ nghỉ hưu trước tuổi trong trường hợp đã hưởng chính sách nào?
- Lời chúc ngày 6 4 ngắn gọn, ý nghĩa và hay nhất, cụ thể ra sao? Công ty có phải thưởng cho người lao động vào ngày này không?
- Toàn bộ bảng lương mới của cán bộ công chức viên chức từ cấp xã đến Trung ương theo chức vụ lãnh đạo chuyển xếp lương thế nào?
- Nghỉ hưu trước tuổi: Đối tượng được hưởng mức lương hưu tối đa khi nghỉ hưu trước tuổi theo Nghị định 67 sửa đổi Nghị định 178 là ai?