Doanh nghiệp cần làm gì khi quá hạn nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm xã hội?

Cho tôi hỏi doanh nghiệp cần làm gì khi quá hạn nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm xã hội? Câu hỏi từ anh P.H.D (Bình Dương).

Thời hạn nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm xã hội là bao lâu?

Để được hưởng các quyền lợi về bảo hiểm xã hội, người lao động và doanh nghiệp cần nộp hồ sơ cho cơ quan bảo hiểm xã hội theo đúng thời hạn sau đây:

* Chế độ ốm đau, chế độ thai sản

Trong 45 ngày kể từ ngày trở lại làm việc, người lao động nộp đầy đủ hồ sơ cho người sử dụng lao động.

Trong 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ từ người lao động, doanh nghiệp hoàn thiện hồ sơ và gửi cho cơ quan bảo hiểm xã hội.

(Căn cứ khoản 1 Điều 102 Luật Bảo hiểm xã hội 2014)

* Trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau ốm đau, thai sản

Trong 10 ngày kể từ ngày người lao động đủ điều kiện hưởng trợ cấp dưỡng sức, doanh nghiệp lập danh sách và nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội.

(Căn cứ Điều 103 Luật Bảo hiểm xã hội 2014)

* Lương hưu

Trong 30 ngày tính đến thời điểm người lao động được hưởng lương hưu, doanh nghiệp nộp hồ sơ cho cơ quan bảo hiểm xã hội.

(Căn cứ khoản 1 Điều 110 Luật Bảo hiểm xã hội 2014)

* Chế độ tử tuất

Trong 90 ngày kể từ ngày người lao động đang đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc bị chết thì thân nhân nộp hồ sơ cho doanh nghiệp

Trong 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ từ thân nhân của người lao động, doanh nghiệp nộp hồ sơ cho cơ quan bảo hiểm xã hội.

(Căn cứ khoản 1 và khoản 2 Điều 112 Luật Bảo hiểm xã hội 2014)

* Chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

Doanh nghiệp nộp hồ sơ cho cơ quan bảo hiểm xã hội trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hưởng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

(Căn cứ khoản 1 Điều 59 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015)

* Trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

Doan nghiệp nộp hồ sơ cho cơ quan bảo hiểm xã hội trong 10 ngày, kể từ ngày người lao động được xác định là sức khỏe chưa phục hồi.

(Căn cứ khoản 1 Điều 60 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015)

Doanh nghiệp cần làm gì khi quá hạn nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm xã hội?

Doanh nghiệp cần làm gì khi quá hạn nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm xã hội? (Hình từ Internet)

Doanh nghiệp cần làm gì khi quá hạn nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm xã hội?

* Doanh nghiệp chậm nộp hồ sơ hưởng chế độ ốm đau; chế độ thai sản; trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau ốm đau, thai sản; chế độ hưu trí; chế độ tử tuất

Căn cứ khoản 1 Điều 116 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định như sau:

Giải quyết hưởng chế độ bảo hiểm xã hội chậm so với thời hạn quy định
1. Trường hợp vượt quá thời hạn được quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 102, khoản 1 Điều 103, khoản 1 và khoản 2 Điều 110, khoản 1 và khoản 2 Điều 112 của Luật này thì phải giải trình bằng văn bản.
...

Theo đó, doanh nghiệp chậm nộp hồ sơ hưởng chế độ ốm đau; chế độ thai sản; trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau ốm đau, thai sản; chế độ hưu trí; chế độ tử tuất thì phải giải trình bằng văn bản.

* Doanh nghiệp chậm nộp hồ sơ hưởng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

Căn cứ khoản 1 Điều 61 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định như sau:

Giải quyết hưởng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp chậm so với thời hạn quy định
1. Trường hợp vượt quá thời hạn giải quyết hưởng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được quy định tại Điều 59 và khoản 1 Điều 60 của Luật này thì phải giải trình bằng văn bản và nêu rõ lý do.
...

Theo đó, trường hợp doanh nghiệp chậm nộp hồ sơ hưởng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thì phải giải trình bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Như vậy, nếu doanh nghiệp chậm nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm xã hội so với thời hạn quy định, doanh nghiệp phải có giải trình bằng văn bản về lý do chậm nộp hồ sơ gửi kèm theo hồ sơ nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội để được xem xét.

Trường hợp chậm nộp hồ sơ dẫn tới gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động thì theo khoản 2 Điều 116 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 và khoản 2 Điều 61 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015, doanh nghiệp sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thường cho người lao động.

Mẫu giải trình chậm nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm xã hội?

Hiện nay Luật Bảo hiểm xã hội 2014 và các văn bản liên quan không quy định về mẫu công văn giải trình chậm nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm xã hội.

Doanh nghiệp có thể tham khảo mẫu công văn giải trình dưới đây:

Tải mẫu công văn giải trình chậm nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm xã hội: Tại đây

Bảo hiểm xã hội
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Mẫu TK3-TS Tờ khai đơn vị tham gia, điều chỉnh bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế mới nhất năm 2025 là mẫu nào?
Lao động tiền lương
Cách điền Mẫu TK1-TS Tờ khai tham gia điều chỉnh thông tin bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế mới nhất năm 2025 như thế nào?
Lao động tiền lương
Mẫu TK1-TS Tờ khai tham gia điều chỉnh thông tin bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế mới nhất năm 2025 là mẫu nào?
Lao động tiền lương
Hướng dẫn điền Mẫu TK3-TS Tờ khai đơn vị tham gia, điều chỉnh bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế mới nhất năm 2025 như thế nào?
Lao động tiền lương
Từ 1/7/2025, người sử dụng lao động có trách nhiệm gì trong BHXH?
Lao động tiền lương
Nội dung quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội là gì?
Lao động tiền lương
NLĐ có được hưởng quyền lợi về bảo hiểm xã hội đối với hợp đồng lao động ký sau hay không?
Lao động tiền lương
Đâu là hành vi bị nghiêm cấm khi tham gia bảo hiểm xã hội?
Lao động tiền lương
Doanh nghiệp cần lưu ý gì về thay đổi lịch nộp tiền BHXH từ năm 2025?
Lao động tiền lương
Người lao động nước ngoài có thể ủy quyền cho người khác nhận thay bảo hiểm xã hội khi về nước hay không?
Đi đến trang Tìm kiếm - Bảo hiểm xã hội
2,533 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào