02 lý do không thực hiện sắp xếp, sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh dù không đạt tiêu chuẩn theo quy định đối với tỉnh Cao Bằng, cụ thể thế nào? Chế độ CBCCVC cấp tỉnh sau sáp nhập tỉnh thế nào?

Quyết định 759 quy định về việc không thực hiện sắp xếp, sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh dù không đạt tiêu chuẩn theo quy định đối với tỉnh Cao Bằng vì 02 lý do gì? Chế độ, chính sách cán bộ công chức viên chức cấp tỉnh sau sáp nhập tỉnh thế nào?

02 lý do không thực hiện sắp xếp, sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh dù không đạt tiêu chuẩn theo quy định đối với tỉnh Cao Bằng, cụ thể thế nào?

Theo 3.2.1 Mục 4 Quyết định 759/QĐ-TTg năm 2025 quy định về số đơn vị hành chính cấp tỉnh thực hiện sắp xếp như sau:

- Có tổng số 52 ĐVHC cấp tỉnh thực hiện sắp xếp, gồm: 04 thành phố: Hải Phòng, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Cần Thơ và 48 tỉnh: Hà Nam, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Thái Bình, Hải Dương, Nam Định, Ninh Bình, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Phú Thọ, Bắc Giang, Hòa Bình, Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Ninh Thuận, Quảng Trị, Phú Yên, Quảng Bình, Quảng Ngãi, Khánh Hòa, Đắk Nông, Tây Ninh, Bình Dương, Bình Thuận, Bình Phước, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bến Tre, Bạc Liêu, Vĩnh Long, Hậu Giang, Trà Vinh, Tiền Giang, Sóc Trăng, Đồng Tháp, An Giang, Long An, Cà Mau, Quang Nam, Bình Định, Đắk Lắk, Đằng Nai, Gia Lai, Kon Tum, Lâm Đồng và Kiên Giang.

- Riêng đối với tỉnh Cao Bằng có diện tích tự nhiên chưa đạt theo quy định (6.700,4 km2 chỉ đạt 83,8% tiêu chuẩn) nhưng không thực hiện sắp xếp vì các lý do:

(1) Tỉnh có đường biên giới quốc gia rất dài giáp với nước Trung Quốc, địa hình đồi núi cao chia cắt phức tạp, hiểm trở, có gần 95% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số;

(2) Các tỉnh giáp ranh đều không phù hợp để sắp xếp, sáp nhập: Phía Tây giáp ranh tỉnh Hà Giang đã dự kiến sáp nhập với tỉnh Tuyên Quang thành một tỉnh mới có diện tích tự nhiên lớn. Phía Nam giáp ranh với tỉnh Bắc Kạn nhưng đã dự kiến sáp nhập với tỉnh Thái Nguyên. Phía Đông giáp ranh với tỉnh Lạng Sơn có diện tích lớn và đã bảo đảm đạt 100% cả 02 tiêu chuẩn về diện tích và quy mô dân số, nếu sáp nhập tỉnh Cao Bằng và tỉnh Lạng Sơn sẽ thành một tỉnh mới có chiều dài đường biên giới lớn, khó khăn trong công tác bảo đảm quốc phòng an ninh.

Mới: Quyết định 806: Tinh giản biên chế CBCCVC theo yêu cầu tại Nghị quyết, Kết luận của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Quốc hội

Quyết định không xem xét những trường hợp có đơn tự nguyện nghỉ hưu trước tuổi là cán bộ công chức cấp xã

Danh sách đầy đủ 34 Chủ tịch tỉnh sau khi sáp nhập tỉnh, hợp nhất tỉnh năm 2025 của các địa phương

Dự kiến tăng mức lương cơ sở năm 2026 cho đối tượng cán bộ công chức viên chức và lực lượng vũ trang

Chi tiết lộ trình, kế hoạch sáp nhập tỉnh, tổ chức bộ máy, bố trí, sử dụng cán bộ công chức viên chức: TẢI VỀ.

File excel tính tiền nghỉ hưu trước tuổi, nghỉ thôi việc theo Nghị định 178: TẢI VỀ

Xem chi tiết lộ trình về cải cách tiền lương, điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công và trợ cấp xã hội do Thủ tướng Chính phủ ban hành: TẢI VỀ.

Xem chi tiết toàn bộ bảng lương cán bộ công chức viên chức và lực lượng vũ trang 2025: TẢI VỀ.

02 lý do không thực hiện sắp xếp, sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh dù không đạt tiêu chuẩn theo quy định đối với tỉnh Cao Bằng, cụ thể thế nào? Chế độ CBCCVC cấp tỉnh sau sáp nhập tỉnh thế nào?

02 lý do không thực hiện sắp xếp, sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh dù không đạt tiêu chuẩn theo quy định đối với tỉnh Cao Bằng, cụ thể thế nào? (Hình từ Internet)

Biên chế cán bộ công chức viên chức cấp tỉnh khi tổ chức bộ máy sau sáp nhập tỉnh thế nào?

Theo khoản 1.1.2 Mục 5 Đề án kèm theo Quyết định 759/QĐ-TTg năm 2025 quy định sau sáp nhập tỉnh biên chế cán bộ công chức viên chức cấp tỉnh như sau:

Số lượng cán bộ công chức viên chức của cấp tỉnh sau sắp xếp tối đa không vượt quá tổng số cán bộ, công chức, viên chức (số có mặt) của cấp tỉnh trước sắp xếp và thực hiện tinh giản biên chế gắn với cơ cấu lại, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức, viên chức, bảo đảm trong thời hạn 05 năm cơ bản bố trí theo đúng quy định.

Sau khi chính quyền địa phương cấp tỉnh sau sắp xếp đi vào hoạt động, đề nghị Bộ Chính trị giao Ban Tổ chức Trung ương phối hợp với Đảng ủy Chính phủ và các cơ quan liên quan căn cứ quy mô dân số, diện tích tự nhiên, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương cấp tỉnh để xây dựng, hoàn thiện vị trí việc làm trình cấp có thẩm quyền giao biên chế cho các địa phương.

Chế độ, chính sách cán bộ công chức viên chức cấp tỉnh sau sáp nhập tỉnh thế nào?

Theo khoản 1.1.4 Mục 5 Đề án kèm theo Quyết định 759/QĐ-TTg năm 2025 quy định sau sáp nhập tỉnh chế độ, chính sách cán bộ công chức viên chức cấp tỉnh như sau:

- Bảo lưu chế độ, chính sách tiền lương và phụ cấp chức vụ hiện hưởng (nếu có) của cán bộ, công chức, viên chức được bố trí làm việc tại ĐVHC cấp tỉnh mới sau sắp xếp trong thời gian 06 tháng. Sau thời gian này sẽ thực hiện chế độ, chính sách tiền lương và phụ cấp chức vụ phù hợp với quy định mới của pháp luật.

- Theo đó sau 06 tháng bảo lưu chế độ chính sách tiền lương của cán bộ công chức viên chức được bố trí làm việc tại đơn vị hành chính cấp tỉnh thì sẽ thực hiện chế độ, chính sách tiền lương phù hợp với quy định mới của pháp luật.

Sáp nhập tỉnh
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao Động Tiền Lương
Đã có danh sách sáp nhập tỉnh gồm 34 tỉnh thành chính thức, cụ thể ra sao? Số lượng đại biểu HĐND cấp tỉnh thế nào?
Lao Động Tiền Lương
Chính thức Bản đồ sáp nhập tỉnh mới nhất 2025 của Việt Nam do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành sẽ có bao nhiêu tỉnh, thành?
Lao Động Tiền Lương
Sáp nhập tỉnh, xã 2025: 31/5 toàn bộ cán bộ công chức viên chức, người lao động bị ảnh hưởng khi thực hiện sắp xếp được hoàn thiện quy định, hướng dẫn về chế độ, chính sách đúng không?
Lao Động Tiền Lương
Sáp nhập tỉnh 2025: Toàn bộ các đơn vị hành chính cấp tỉnh chính thức đi vào hoạt động chậm nhất là trước ngày nào? Biên chế cán bộ công chức viên chức cấp tỉnh ra sao?
Lao Động Tiền Lương
Nghị quyết 124: Tổ chức lấy ý kiến nhân dân về sáp nhập tỉnh, sáp cấp xã, cụ thể thế nào? Vị trí việc làm cán bộ công chức viên chức khi sáp nhập tỉnh được xây dựng ra sao?
Lao Động Tiền Lương
02 lý do không thực hiện sắp xếp, sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh dù không đạt tiêu chuẩn theo quy định đối với tỉnh Cao Bằng, cụ thể thế nào? Chế độ CBCCVC cấp tỉnh sau sáp nhập tỉnh thế nào?
Lao Động Tiền Lương
Sáp nhập tỉnh 2025: Chốt danh sách các tỉnh sáp nhập với nhau theo Quyết định 759 như thế nào? Chủ tịch Ủy ban nhân dân có bắt buộc phải là đại biểu Hội đồng nhân dân không?
Lao Động Tiền Lương
Trước 05/5/2025 thực hiện sáp nhập tỉnh, không tổ chức cấp huyện, tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp sẽ được đề xuất sửa đổi, bổ sung, ban hành các luật, nghị quyết đúng không? Phương án bố trí đội ngũ lãnh đạo, quản lý cấp tỉnh thế nào?
Lao Động Tiền Lương
Chính thức sáp nhập tỉnh, chính quyền địa phương đi vào hoạt động: Vị trí việc làm của cán bộ công chức viên chức được xây dựng thế nào?
Lao Động Tiền Lương
Nghị quyết 125/NQ-CP: Chính thức thông qua hồ sơ đề án sáp nhập tỉnh 2025? Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn gì?
Đi đến trang Tìm kiếm - Sáp nhập tỉnh
12 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào