Công ty có được phạt tiền người lao động đi làm trễ hay không?
Nội quy lao động của công ty cần có những nội dung gì?
Tại Điều 118 Bộ luật Lao động 2019 có quy định như sau:
Nội quy lao động
1. Người sử dụng lao động phải ban hành nội quy lao động, nếu sử dụng từ 10 người lao động trở lên thì nội quy lao động phải bằng văn bản.
2. Nội dung nội quy lao động không được trái với pháp luật về lao động và quy định của pháp luật có liên quan. Nội quy lao động bao gồm những nội dung chủ yếu sau đây:
a) Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;
b) Trật tự tại nơi làm việc;
c) An toàn, vệ sinh lao động;
d) Phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc; trình tự, thủ tục xử lý hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc;
đ) Việc bảo vệ tài sản và bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động;
e) Trường hợp được tạm thời chuyển người lao động làm việc khác so với hợp đồng lao động;
g) Các hành vi vi phạm kỷ luật lao động của người lao động và các hình thức xử lý kỷ luật lao động;
h) Trách nhiệm vật chất;
i) Người có thẩm quyền xử lý kỷ luật lao động.
3. Trước khi ban hành nội quy lao động hoặc sửa đổi, bổ sung nội quy lao động, người sử dụng lao động phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở.
4. Nội quy lao động phải được thông báo đến người lao động và những nội dung chính phải được niêm yết ở những nơi cần thiết tại nơi làm việc.
5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Theo đó, nội quy lao động bao gồm những nội dung chủ yếu sau đây:
- Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;
- Trật tự tại nơi làm việc;
- An toàn, vệ sinh lao động;
- Phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc; trình tự, thủ tục xử lý hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc;
- Việc bảo vệ tài sản và bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động;
- Trường hợp được tạm thời chuyển người lao động làm việc khác so với hợp đồng lao động;
- Các hành vi vi phạm kỷ luật lao động của người lao động và các hình thức xử lý kỷ luật lao động;
- Trách nhiệm vật chất;
- Người có thẩm quyền xử lý kỷ luật lao động.
Công ty có được phạt tiền người lao động đi làm trễ hay không? (Hình từ Internet)
Đi làm trễ có vi phạm kỷ luật lao động hay không?
Tại Điều 117 Bộ luật Lao động 2019 có quy định như sau:
Kỷ luật lao động
Kỷ luật lao động là những quy định về việc tuân theo thời gian, công nghệ và điều hành sản xuất, kinh doanh do người sử dụng lao động ban hành trong nội quy lao động và do pháp luật quy định.
Mỗi công ty đều có những nội quy riêng được đặt ra phù hợp với quy mô; ngành nghề công ty. Người lao động khi ký kết hợp đồng lao động thì cũng có nghĩa vụ chấp hành nội quy lao động do người sử dụng lao động ban hành, trong đó có nội dung về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi.
Khi người lao động có hành vi sai phạm về thời giờ làm việc, pháp luật cho phép người sử dụng lao động có thể xử lý kỷ luật theo quy định của nội quy lao động và trình tự xử lý kỷ luật mà pháp luật quy định.
Do đó, việc người lao động đi làm trễ được xem là vi phạm kỷ luật lao động nếu được quy định trong nội quy công ty.
Công ty có được phạt tiền người lao động đi làm trễ hay không?
Tại Điều 124 Bộ luật lao động 2019 có quy định như sau:
Hình thức xử lý kỷ luật lao động
1. Khiển trách.
2. Kéo dài thời hạn nâng lương không quá 06 tháng.
3. Cách chức.
4. Sa thải.
Tùy thuộc vào mức độ vi phạm thì hình thức xử lý kỷ luật được áp dụng cho người lao động cũng phải phù hợp.
Hiện nay, có 04 hình thức xử lý kỷ luật lao động, gồm:
- Khiển trách.
- Kéo dài thời hạn nâng lương không quá 06 tháng;
- Cách chức.
- Sa thải.
Theo đó, hình thức phạt tiền không phải là một hình thức xử lý kỷ luật đối với người lao động. Trong trường hợp người lao động nhiều lần vi phạm nội quy lao động, thường xuyên đi làm trễ dẫn đến không hoàn thành được công việc đã giao thì người sử dụng lao động có quyền áp dụng các hình thức kỷ luật với người lao động nếu số lần đi muộn đạt đến giới hạn mà nội quy lao động quy định.
Đồng thời, tại Điều 127 Bộ luật lao động 2019 có quy định như sau:
Các hành vi bị nghiêm cấm khi xử lý kỷ luật lao động
1. Xâm phạm sức khỏe, danh dự, tính mạng, uy tín, nhân phẩm của người lao động.
2. Phạt tiền, cắt lương thay việc xử lý kỷ luật lao động.
3. Xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động có hành vi vi phạm không được quy định trong nội quy lao động hoặc không thỏa thuận trong hợp đồng lao động đã giao kết hoặc pháp luật về lao động không có quy định.
Theo đó, dù người lao động đi làm trễ đã vi phạm nội quy lao động nhưng công ty không được phép phạt tiền để thay thế cho các hình thức xử lý kỷ luật lao động khác bởi đây là một trong những hành vi bị cấm.
Nếu cố tình phạt tiền, người sử dụng lao động có thể phải chịu trách nhiệm hành chính đối với vấn đề này.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Những loại hợp đồng lao động nào được pháp luật Việt Nam công nhận?
- Vì sao lấy ngày 3/2 là ngày thành lập Đảng? Vào ngày thành lập Đảng người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương không?