Chính thức chốt đối tượng không giải quyết nghỉ hưu trước tuổi, chưa giải quyết nghỉ hưu trước tuổi và đối tượng được ưu tiên giải quyết nghỉ hưu trước tuổi theo Nghị định 178 2024 của Chính phủ là ai?
- Chính thức chốt đối tượng không giải quyết nghỉ hưu trước tuổi, chưa giải quyết nghỉ hưu trước tuổi và đối tượng được ưu tiên giải quyết nghỉ hưu trước tuổi theo Nghị định 178 2024 của Chính phủ là ai?
- Lương hưu của người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc được điều chỉnh trên cơ sở nào?
- Mẫu đơn đề nghị nhận lương hưu của những tháng chưa nhận được quy định như thế nào?
Chính thức chốt đối tượng không giải quyết nghỉ hưu trước tuổi, chưa giải quyết nghỉ hưu trước tuổi và đối tượng được ưu tiên giải quyết nghỉ hưu trước tuổi theo Nghị định 178 2024 của Chính phủ là ai?
>> Nghị định 67: chính thức bổ sung đối tượng áp dụng Nghị định 178 về tinh giản biên chế là ai?
>> Đối tượng nào hưởng mức lương hưu tối thiểu 45% khi nghỉ hưu trước tuổi theo Nghị định 178 năm 2024?
>> Chính thức CCVC và người lao động phải nghỉ việc theo Công văn 1767 nếu không đáp ứng 03 tiêu chí
>> Thực hiện tinh giản biên chế cán bộ công chức viên chức theo Nghị định 178 của Chính phủ
>> Mức hưởng lương hưu tối thiểu là 45% khi nghỉ hưu trước tuổi theo Nghị định 178 2024 của Chính phủ
Căn cứ tại Mục 1 Công văn 1767/BTC-TCCB năm 2025 quy định:
Về phạm vi, đối tượng, nguyên tắc giải quyết chính sách, chế độ
1. Phạm vi, đối tượng áp dụng
Công chức; viên chức; người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật lao động trước thời điểm ngày 15/01/2019 và người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động được áp dụng chính sách như công chức (sau đây gọi tắt là người lao động) trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị của Bộ Tài chính do sắp xếp tổ chức bộ máy gồm:
a) Tổ chức hành chính thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tài chính;
b) Các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc cơ cấu Tổ chức của Bộ Tài chính;
c) Các đơn vị sự nghiệp công lập khác không thuộc cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính hoàn thành việc sắp xếp tổ chức hoặc cơ cấu lại nhân lực của đơn vị trong thời gian 12 tháng kể từ khi có quyết định của cấp có thẩm quyền.
2. Nguyên tắc giải quyết chính sách, chế độ
a) Ưu tiên giải quyết chính sách, chế độ đối với những người có thời gian công tác còn lại tính đến tuổi nghỉ hưu thấp hơn.
b) Chưa xem xét giải quyết chính sách, chế độ đối với các đối tượng tại khoản 1 Mục này thuộc một trong các trường hợp sau:
- Là nữ đang trong thời gian mang thai, nghỉ thai sản, đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, trừ trường hợp cá nhân tự nguyện nghỉ việc.
- Những người đang trong thời gian xem xét ký luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc bị thanh tra, kiểm tra do có dấu hiệu vi phạm.
c ) Không giải quyết chính sách, chế độ đối với các đối tượng tại khoản 1 Mục này có 02 năm liên tiếp được xếp loại chất lượng ở mức không hoàn thành nhiệm vụ.
d) Thời điểm quyết định sắp xếp tổ chức bộ máy của cấp có thẩm quyền là thời điểm có hiệu lực của văn bản trong đó thành lập, quy định tên đơn vị mới, cụ thể:
+ Đối với các tổ chức hành chính, đơn vị sự nghiệp thuộc cơ cấu tổ chức của Bộ: Nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ;
+ Đối với các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ: Quyết định của Thủ tướng Chính phủ ban hành danh mục các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ;
+ Đối với các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Cục thuộc Bộ: Quyết định của Bộ trưởng quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục.
Trong thời hạn 12 tháng tính từ thời điểm quy định trên, công chức, viên chức và người lao động được cơ quan có thẩm quyền quyết định cho nghỉ việc (nghỉ hưu trước tuổi hoặc nghỉ thôi việc) thì được tính hưởng chính sách, chế độ theo quy định của 12 tháng đầu tiên.
Sau thời hạn quy định nêu trên thì được tính hưởng chính sách, chế độ theo quy định của tháng thứ 13 trở đi.
đ) Thời điểm xét hưởng chính sách nghỉ hưu trước tuổi, nghỉ thôi việc được xác định là thời hạn gửi hồ sơ về cơ quan tham mưu về công tác tổ chức cán bộ, cơ quan tham mưu về công tác tài chính theo quy định tại điểm a khoản 5 Mục III Công văn này.
...
Theo đó, không giải quyết nghỉ hưu trước tuổi cho các đối tượng tại khoản 1 Mục 1 Công văn 1767/BTC-TCCB năm 2025 khi xếp loại chất lượng ở mức không hoàn thành nhiệm vụ 02 năm liên tiếp.
* Chưa giải quyết nghỉ hưu trước tuổi cho các đối tượng tại khoản 1 Mục 1 Công văn 1767/BTC-TCCB năm 2025 thuộc một trong các trường hợp sau:
- Là nữ đang trong thời gian mang thai, nghỉ thai sản, đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, trừ trường hợp cá nhân tự nguyện nghỉ việc.
- Những người đang trong thời gian xem xét ký luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc bị thanh tra, kiểm tra do có dấu hiệu vi phạm.
* Ưu tiên giải quyết chính sách nghỉ hưu trước tuổi đối với những người có thời gian công tác còn lại tính đến tuổi nghỉ hưu thấp hơn.
Tải Mẫu Đơn xin nghỉ hưu trước tuổi, nghỉ thôi việc theo Nghị định 178: Tại đây
Mới: >> Toàn văn Kết luận 128 về tạm dừng tuyển dụng cán bộ từ 7/3/2025 của Ban Chấp hành Trung ương
>> Các tỉnh sáp nhập năm 2025 theo Kết luận 127 của Bộ Chính trị
>> Hướng dẫn 26: Tạm dừng tuyển dụng, tiếp nhận cán bộ công chức viên chức ở cấp huyện
Chính thức chốt đối tượng không giải quyết nghỉ hưu trước tuổi, chưa giải quyết nghỉ hưu trước tuổi và đối tượng được ưu tiên giải quyết nghỉ hưu trước tuổi theo Nghị định 178 2024 của Chính phủ là ai?
Lương hưu của người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc được điều chỉnh trên cơ sở nào?
Căn cứ tại Điều 67 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 quy định:
Điều chỉnh lương hưu
1. Lương hưu được điều chỉnh trên cơ sở mức tăng của chỉ số giá tiêu dùng phù hợp với khả năng của ngân sách nhà nước và quỹ bảo hiểm xã hội.
2. Điều chỉnh mức tăng lương hưu thỏa đáng đối với đối tượng có mức lương hưu thấp và nghỉ hưu trước năm 1995 bảo đảm thu hẹp khoảng cách chênh lệch lương hưu giữa người nghỉ hưu ở các thời kỳ.
3. Chính phủ quy định thời điểm, đối tượng, mức điều chỉnh lương hưu quy định tại Điều này.
Theo đó, lương hưu của người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc được điều chỉnh trên cơ sở mức tăng của chỉ số giá tiêu dùng phù hợp với khả năng của ngân sách nhà nước và quỹ bảo hiểm xã hội.
Mẫu đơn đề nghị nhận lương hưu của những tháng chưa nhận được quy định như thế nào?
Mẫu đơn đề nghị nhận lương hưu của những tháng chưa nhận mới nhất là mẫu 14-HSB quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định 166/QĐ-BHXH năm 2019 được sửa đổi bởi điểm 1.2 khoản 1 Điều 2 Quyết định 686/QĐ-BHXH năm 2024.
Tải mẫu đơn đề nghị nhận lương hưu của những tháng chưa nhận mới nhất Tại đây











- Chốt CBCC phải trả số tiền đã hưởng tinh giản biên chế trong trường hợp nào theo Nghị định 29?
- Chốt diễu binh hay duyệt binh ngày 2 9 Quốc Khánh, cụ thể như thế nào? Người lao động đi làm vào ngày Quốc Khánh được hưởng lương như thế nào?
- Chính thức áp dụng bảng lương mới cho quân nhân chuyên nghiệp thay thế hệ thống bảng lương hiện hành khi cải cách tiền lương thì có điều chỉnh tiền lương làm căn cứ đóng BHXH bắt buộc không?
- Không được nghỉ vào đại lễ kế tiếp sau lịch nghỉ lễ 30 4 và 1 5 theo Bộ luật Lao động có đúng không?
- Nghị định 92: Từ 15/06/2025 chế độ chính sách của cán bộ công chức viên chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý là chuyên gia cao cấp thế nào?