Chính thức áp dụng bảng lương mới cho quân nhân chuyên nghiệp thay thế hệ thống bảng lương hiện hành khi cải cách tiền lương thì có điều chỉnh tiền lương làm căn cứ đóng BHXH bắt buộc không?
Chính thức áp dụng bảng lương mới cho quân nhân chuyên nghiệp thay thế hệ thống bảng lương hiện hành khi cải cách tiền lương thì có điều chỉnh tiền lương làm căn cứ đóng BHXH bắt buộc không?
Theo điểm b khoản 3.1 Mục 3 Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 quy định cải cách tiền lương sẽ xây dựng, ban hành hệ thống bảng lương mới theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo thay thế hệ thống bảng lương hiện hành; chuyển xếp lương cũ sang lương mới, bảo đảm không thấp hơn tiền lương hiện hưởng, 05 bảng lương mới gồm:
- Xây dựng 1 bảng lương chức vụ áp dụng đối với cán bộ công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo (bầu cử và bổ nhiệm) trong hệ thống chính trị từ Trung ương đến cấp xã theo nguyên tắc:
(1) Mức lương chức vụ phải thể hiện thứ bậc trong hệ thống chính trị; giữ chức vụ lãnh đạo nào thì hưởng lương theo chức vụ đó, nếu một người giữ nhiều chức vụ thì hưởng một mức lương chức vụ cao nhất; giữ chức vụ lãnh đạo tương đương nhau thì hưởng mức lương chức vụ như nhau; mức lương chức vụ của người lãnh đạo cấp trên phải cao hơn mức lương chức vụ của người lãnh đạo cấp dưới;
(2) Quy định một mức lương chức vụ cho mỗi loại chức vụ tương đương; không phân loại bộ, ngành, ban, uỷ ban và tương đương ở Trung ương khi xây dựng bảng lương chức vụ ở Trung ương; không phân biệt mức lương chức vụ khác nhau đối với cùng chức danh lãnh đạo theo phân loại đơn vị hành chính ở địa phương mà thực hiện bằng chế độ phụ cấp. Việc phân loại chức vụ lãnh đạo tương đương trong hệ thống chính trị để thiết kế bảng lương chức vụ do Bộ Chính trị quyết định sau khi đã báo cáo Ban Chấp hành Trung ương.
- Xây dựng 1 bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ theo ngạch công chức và chức danh nghề nghiệp viên chức áp dụng chung đối với công chức, viên chức không giữ chức danh lãnh đạo; mỗi ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức có nhiều bậc lương theo nguyên tắc:
Cùng mức độ phức tạp công việc thì mức lương như nhau; điều kiện lao động cao hơn bình thường và ưu đãi nghề thì thực hiện bằng chế độ phụ cấp theo nghề; sắp xếp lại nhóm ngạch và số bậc trong các ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức, khuyến khích công chức, viên chức nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.
Việc bổ nhiệm vào ngạch công chức hoặc chức danh nghề nghiệp viên chức phải gắn với vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức do cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý công chức, viên chức thực hiện.
- Xây dựng 3 bảng lương đối với lực lượng vũ trang, gồm: 1 bảng lương sĩ quan quân đội, sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ công an (theo chức vụ, chức danh và cấp bậc quân hàm hoặc cấp hàm); 1 bảng lương quân nhân chuyên nghiệp, chuyên môn kỹ thuật công an và 1 bảng lương công nhân quốc phòng, công nhân công an (trong đó giữ tương quan tiền lương của lực lượng vũ trang so với công chức hành chính như hiện nay).
Theo Điều 74 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 quy định về thực hiện bảo hiểm xã hội khi áp dụng chế độ tiền lương theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo thay thế cho hệ thống bảng lương hiện hành như sau:
Trường hợp Nhà nước áp dụng chế độ tiền lương theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo thay thế cho hệ thống bảng lương hiện hành thì Chính phủ báo cáo Quốc hội xem xét, quyết định việc điều chỉnh căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, cách tính mức bình quân tiền lương làm căn cứ tính lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, điều chỉnh tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc và những nội dung cần thiết khác.
Chốt nhóm cán bộ công chức cấp xã hưởng chế độ thấp hơn về nghỉ hưu trước tuổi, nghỉ thôi việc
Chi tiết lộ trình, kế hoạch sáp nhập tỉnh, tổ chức bộ máy, bố trí, sử dụng cán bộ công chức viên chức: TẢI VỀ.
File excel tính tiền nghỉ hưu trước tuổi, nghỉ thôi việc theo Nghị định 178: TẢI VỀ
Xem chi tiết lộ trình về cải cách tiền lương, điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công và trợ cấp xã hội do Thủ tướng Chính phủ ban hành: TẢI VỀ.
Xem chi tiết toàn bộ bảng lương cán bộ công chức viên chức và lực lượng vũ trang 2025: TẢI VỀ.
Chính thức áp dụng bảng lương mới cho quân nhân chuyên nghiệp thay thế hệ thống bảng lương hiện hành khi cải cách tiền lương thì có điều chỉnh tiền lương làm căn cứ đóng BHXH bắt buộc không? (Hình từ Internet)
Quyền và nghĩa vụ của quân nhân chuyên nghiệp ra sao?
Theo Điều 6 Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng 2015 quy định quyền, nghĩa vụ của quân nhân chuyên nghiệp như sau:
- Quân nhân chuyên nghiệp có các quyền sau:
- Được Nhà nước bảo đảm đời sống vật chất, tinh thần, chế độ, chính sách ưu đãi phù hợp với tính chất nhiệm vụ của Quân đội nhân dân;
+ Được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị, quân sự, pháp luật và chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ phù hợp với vị trí, chức danh đảm nhiệm;
+ Được hưởng các quyền khác theo quy định của pháp luật.
- Quân nhân chuyên nghiệp có các nghĩa vụ sau:
+ Tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, Nhân dân, với Đảng và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
+ Chấp hành nghiêm đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, kỷ luật quân đội, sẵn sàng hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao;
+ Tuyệt đối phục tùng mệnh lệnh cấp trên;
+ Khi nhận mệnh lệnh của người chỉ huy, nếu có căn cứ cho là mệnh lệnh đó trái pháp luật, điều lệnh, điều lệ của Quân đội nhân dân thì phải báo cáo ngay với người ra mệnh lệnh;
+ Trường hợp vẫn phải chấp hành thì báo cáo kịp thời lên cấp trên trực tiếp của người ra mệnh lệnh và không phải chịu trách nhiệm về hậu quả của việc thi hành mệnh lệnh đó;
+ Bảo vệ tài sản và lợi ích của Nhà nước, quân đội, cơ quan, tổ chức; bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân;
+ Học tập chính trị, quân sự, pháp luật, văn hóa, khoa học, kỹ thuật, nghiệp vụ; rèn luyện tính tổ chức, tính kỷ luật và thể lực, nâng cao bản lĩnh chính trị, bản lĩnh chiến đấu phù hợp với từng đối tượng;
+ Quân nhân chuyên nghiệp phải thực hiện nghĩa vụ chiến đấu, sẵn sàng chiến đấu, hy sinh bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; bảo vệ Nhân dân, Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa, thực hiện nghĩa vụ quốc tế, chấp hành điều lệnh, điều lệ của Quân đội nhân dân, các nghĩa vụ khác của quân nhân theo quy định của Hiến pháp, pháp luật.
Tiêu chuẩn tuyển chọn quân nhân chuyên nghiệp là gì?
Theo Điều 14 Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng 2015 quy định tuyển chọn, tuyển dụng quân nhân chuyên nghiệp:
Tuyển chọn, tuyển dụng quân nhân chuyên nghiệp
1. Đối tượng tuyển chọn:
a) Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam trong trường hợp thay đổi tổ chức, biên chế mà chức vụ đang đảm nhiệm không còn nhu cầu bố trí sĩ quan;
b) Hạ sĩ quan, binh sĩ hết thời hạn phục vụ tại ngũ, đang phục vụ trong ngạch dự bị của quân đội;
c) Công nhân và viên chức quốc phòng.
2. Đối tượng tuyển dụng:
Công dân Việt Nam không thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này, thường trú trên lãnh thổ Việt Nam, đủ 18 tuổi trở lên.
3. Điều kiện, tiêu chuẩn tuyển chọn, tuyển dụng gồm:
a) Có phẩm chất chính trị, đạo đức, sức khỏe, lý lịch rõ ràng và tự nguyện phục vụ quân đội;
b) Có văn bằng, chứng chỉ chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ phù hợp với chức danh của quân nhân chuyên nghiệp.
4. Hình thức tuyển chọn, tuyển dụng là xét tuyển hoặc thi tuyển. Trường hợp tốt nghiệp đại học hệ chính quy loại giỏi, xuất sắc hoặc có trình độ kỹ thuật nghiệp vụ bậc cao thì được tuyển chọn, tuyển dụng thông qua xét tuyển.
Theo đó, tiêu chuẩn tuyển chọn thành quân nhân chuyên nghiệp phải đảm bảo các tiêu chuẩn sau:
- Thuộc một trong những đối tượng sau:
+ Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam trong trường hợp thay đổi tổ chức, biên chế mà chức vụ đang đảm nhiệm không còn nhu cầu bố trí sĩ quan;
+ Hạ sĩ quan, binh sĩ hết thời hạn phục vụ tại ngũ, đang phục vụ trong ngạch dự bị của quân đội;
+ Công nhân và viên chức quốc phòng.
- Có phẩm chất chính trị, đạo đức, sức khỏe, lý lịch rõ ràng và tự nguyện phục vụ quân đội;
- Có văn bằng, chứng chỉ chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ phù hợp với chức danh của quân nhân chuyên nghiệp.











- Không được đồng ý nhưng vẫn muốn nghỉ thì hưởng chế độ chính sách theo Nghị định 178 như thế nào đối với cán bộ công chức tại Hà Nội?
- Chốt số tiền thực hiện chính sách nghỉ thôi việc theo Nghị định 178 do ai dự toán đối với cán bộ công chức tại Hà Nội?
- Chính thức danh sách cán bộ công chức thuộc diện nghỉ việc theo Nghị định 178 và Nghị định 67 tại khu vực Thủ đô do ai lập?
- Chốt CBCC phải trả số tiền đã hưởng tinh giản biên chế trong trường hợp nào theo Nghị định 29?
- Chính thức đưa cán bộ lãnh đạo cấp huyện về làm nòng cốt tại các đơn vị cấp xã mới, cụ thể như thế nào?