Chính thức chính phủ điều chỉnh mức trợ cấp hưu trí xã hội theo mốc thời gian tại Luật Bảo hiểm xã hội 2024 như thế nào?
- Chính thức chính phủ điều chỉnh mức trợ cấp hưu trí xã hội theo mốc thời gian tại Luật Bảo hiểm xã hội 2024 như thế nào?
- Người sử dụng lao động và người lao động được tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất tối đa bao lâu?
- Người lao động đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc có thời gian hưởng chế độ ốm đau trong điều kiện bình thường không kéo dài điều trị là bao nhiêu ngày?
Chính thức chính phủ điều chỉnh mức trợ cấp hưu trí xã hội theo mốc thời gian tại Luật Bảo hiểm xã hội 2024 như thế nào?
Căn cứ Điều 22 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 quy định như sau:
Các chế độ, trình tự, thủ tục thực hiện trợ cấp hưu trí xã hội
1. Mức trợ cấp hưu trí xã hội hằng tháng do Chính phủ quy định phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội và khả năng của ngân sách nhà nước từng thời kỳ. Định kỳ 03 năm, Chính phủ thực hiện rà soát, xem xét việc điều chỉnh mức trợ cấp hưu trí xã hội.
Tùy theo điều kiện kinh tế - xã hội, khả năng cân đối ngân sách, huy động các nguồn lực xã hội, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định hỗ trợ thêm cho người hưởng trợ cấp hưu trí xã hội.
2. Trường hợp đối tượng quy định tại Điều 21 của Luật này đồng thời thuộc đối tượng hưởng trợ cấp xã hội hằng tháng thì được hưởng chế độ trợ cấp cao hơn.
3. Người đang hưởng trợ cấp hưu trí xã hội hằng tháng được ngân sách nhà nước đóng bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế, khi chết thì tổ chức, cá nhân lo mai táng được nhận hỗ trợ chi phí mai táng theo quy định của pháp luật về người cao tuổi.
4. Chính phủ quy định trình tự, thủ tục thực hiện trợ cấp hưu trí xã hội.
Theo đó, Chính phủ thực hiện rà soát, xem xét việc điều chỉnh mức trợ cấp hưu trí xã hội cứ định kỳ 03 năm 01 lần.
Chính thức chính phủ điều chỉnh mức trợ cấp hưu trí xã hội theo mốc thời gian tại Luật Bảo hiểm xã hội 2024 như thế nào? (Hình từ Internet)
Người sử dụng lao động và người lao động được tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất tối đa bao lâu?
Căn cứ Điều 37 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 quy định như sau:
Tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc
1. Tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất được quy định như sau:
a) Trong trường hợp người sử dụng lao động gặp khó khăn phải tạm dừng sản xuất, kinh doanh dẫn đến việc người lao động và người sử dụng lao động không có khả năng đóng bảo hiểm xã hội thì được tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất trong thời gian tối đa 12 tháng;
b) Hết thời hạn tạm dừng đóng quy định tại điểm a khoản này, người sử dụng lao động và người lao động tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc và đóng bù cho thời gian tạm dừng đóng.
Thời hạn đóng bù chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng tiếp theo tháng kết thúc việc tạm dừng đóng. Số tiền đóng bù bằng số tiền phải đóng của những tháng tạm dừng đóng.
2. Người lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc mà bị tạm giam, tạm đình chỉ công việc thì người lao động và người sử dụng lao động tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc; trường hợp người lao động được truy lĩnh đủ tiền lương thì người lao động và người sử dụng lao động đóng bù cho thời gian bị tạm giam, tạm đình chỉ công việc bằng số tiền phải đóng của những tháng tạm dừng đóng.
...
Như vậy, người lao động và người sử dụng lao động được tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất trong thời gian tối đa 12 tháng nếu người sử dụng lao động gặp khó khăn khiến việc sản xuất, kinh doanh bị tạm dừng dẫn đến việc người lao động và người sử dụng lao động không có khả năng đóng bảo hiểm xã hội.
Người lao động đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc có thời gian hưởng chế độ ốm đau trong điều kiện bình thường không kéo dài điều trị là bao nhiêu ngày?
Căn cứ khoản 1 Điều 43 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 quy định như sau:
Thời gian hưởng chế độ ốm đau
1. Thời gian tối đa hưởng chế độ ốm đau trong một năm (từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 31 tháng 12) đối với đối tượng quy định tại các điểm a, b, c, i, k, l, m và n khoản 1 và khoản 2 Điều 2 của Luật này tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ hằng tuần và được quy định như sau:
a) Làm việc trong điều kiện bình thường thì được hưởng 30 ngày nếu đã đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc dưới 15 năm; 40 ngày nếu đã đóng từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm; 60 ngày nếu đã đóng từ đủ 30 năm trở lên;
b) Làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành hoặc làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thì được hưởng 40 ngày nếu đã đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc dưới 15 năm; 50 ngày nếu đã đóng từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm; 70 ngày nếu đã đóng từ đủ 30 năm trở lên.
...
Theo đó, người lao động đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc dưới 15 năm có thời gian hưởng chế độ ốm đau mà người lao động làm việc trong điều kiện bình thường chia làm các trường hợp sau:
- Nếu đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc dưới 15 năm thì được hưởng 30 ngày thời gian hưởng chế độ ốm đau.
- Nếu đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm được hưởng 40 ngày thời gian hưởng chế độ ốm đau.
- Nếu đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc từ đủ 30 năm trở lên được hưởng 60 ngày thời gian hưởng chế độ ốm đau.
Lưu ý: Luật Bảo hiểm xã hội 2024 có hiệu lực từ ngày 01/07/2025.











- Tải Mẫu thông báo nghỉ lễ 30 4 và 1 5 năm 2025 02 ngày? NLĐ nào được nghỉ lễ 30 4 và 1 5 năm 2025 02 ngày?
- Mẫu thông báo nghỉ lễ 30 4 và 1 5 năm 2025 05 ngày? NLĐ nào được nghỉ lễ 30 4 và 1 5 năm 2025 05 ngày?
- Chính thức thời điểm bãi bỏ lương cơ sở thì mức tham chiếu không thấp hơn mức lương cơ sở, quy định này bắt đầu áp dụng từ khi nào?
- Nghỉ thôi việc: Ưu tiên nhất trường hợp không đảm bảo yêu cầu công việc của cán bộ công chức tại khu vực Hà Nội đúng không?
- Ủy ban TVQH chốt giải quyết chính sách cho cán bộ công chức khi sáp nhập tỉnh lấy kinh phí từ đâu theo Nghị quyết 76?