Chế độ tiền thưởng đột xuất của quân đội nhân dân không áp dụng đối với các đối tượng nào?
Chế độ tiền thưởng đột xuất của quân đội nhân dân không áp dụng đối với các đối tượng nào?
Theo Điều 4 Thông tư 95/2024/TT-BQP quy định:
Chế độ tiền thưởng đột xuất
1. Tiêu chí thưởng
Các đối tượng quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 2 Thông tư này được hưởng chế độ tiền thưởng đột xuất khi có thành tích công tác đột xuất lập được trong hoàn cảnh không được dự báo trước, diễn ra ngoài kế hoạch hoặc ngoài nhiệm vụ thường xuyên mà cá nhân được giao đảm nhiệm.
2. Mức tiền thưởng đột xuất
a) Mức tiền thưởng đối với các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này thực hiện theo quy chế tiền thưởng đột xuất của Bộ Quốc phòng.
b) Trường hợp đối tượng lập thành tích công tác đột xuất quy định tại khoản 1 Điều này được cấp có thẩm quyền xét thăng quân hàm, nâng bậc lương trước thời hạn nhưng đã giữ quân hàm cao nhất của chức vụ, chức danh đảm nhận; đã giữ bậc lương cuối cùng trong loại, nhóm lương hiện hưởng hoặc nếu bảo lưu thành tích công tác đột xuất nhưng không còn đủ thời gian công tác để được thăng quân hàm, nâng bậc lương trước thời hạn hoặc đồng thời có các thành tích khác đủ điều kiện để xét thăng quân hàm, nâng bậc lương trước thời hạn thì ngoài mức tiền thưởng quy định tại điểm a khoản này được xem xét thưởng thêm một khoản tiền bằng một tháng tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội tính tại thời điểm lập thành tích công tác đột xuất.
c) Trường hợp cùng thực hiện một nhiệm vụ đủ điều kiện xét nhiều mức tiền thưởng thì chỉ được hưởng mức tiền thưởng cao nhất.
3. Chế độ tiền thưởng đột xuất không áp dụng đối với các đối tượng được khen thưởng theo quy định của Luật Thi đua khen thưởng với các hình thức: Khen thưởng công trạng; khen thưởng phong trào thi đua; khen thưởng quá trình cống hiến; khen thưởng theo niên hạn; khen thưởng đối ngoại; khen thưởng trong sơ kết, tổng kết các cuộc vận động theo chuyên đề, thực hiện nhiệm vụ thường xuyên.
Theo đó các đối tượng sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng, viên chức quốc phòng và công chức làm việc trong Quân đội (công chức quốc phòng); Người làm công tác cơ yếu, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu tại Ban Cơ yếu chính phủ được hưởng chế độ tiền thưởng đột xuất khi có thành tích công tác đột xuất lập được trong hoàn cảnh không được dự báo trước, diễn ra ngoài kế hoạch hoặc ngoài nhiệm vụ thường xuyên mà cá nhân được giao đảm nhiệm.
Chế độ tiền thưởng đột xuất không áp dụng đối với các đối tượng được khen thưởng theo quy định của Luật Thi đua khen thưởng 2022 với các hình thức:
- Khen thưởng công trạng;
- Khen thưởng phong trào thi đua;
- Khen thưởng quá trình cống hiến;
- Khen thưởng theo niên hạn;
- Khen thưởng đối ngoại;
- Khen thưởng trong sơ kết, tổng kết các cuộc vận động theo chuyên đề, thực hiện nhiệm vụ thường xuyên.
Lưu ý: Thông tư 95/2024/TT-BQP có hiệu lực từ 25/12/2024.
Chế độ tiền thưởng đột xuất của quân đội nhân dân không áp dụng đối với các đối tượng nào? (Hình từ Internet)
Sĩ quan quân đội được hưởng mức phụ cấp công vụ bao nhiêu?
Theo Điều 3 Nghị định 34/2012/NĐ-CP quy định:
Mức phụ cấp công vụ
Các đối tượng quy định tại Điều 2 Nghị định này được áp dụng phụ cấp công vụ bằng 25% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) hoặc phụ cấp quân hàm.
Dẫn chiếu Điều 2 Nghị định 34/2012/NĐ-CP quy định:
Đối tượng áp dụng
1. Cán bộ, công chức, người hưởng lương hoặc phụ cấp quân hàm từ ngân sách nhà nước quy định tại Điều 1 Nghị định này, bao gồm:
a) Cán bộ theo quy định tại Khoản 1 Điều 4 Luật cán bộ, công chức;
b) Công chức theo quy định tại Khoản 2 Điều 4 Luật cán bộ, công chức và các Điều 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10 và 12 Nghị định số 06/2010/NĐ-CP ngày 25 tháng 01 năm 2010 của Chính phủ quy định những người là công chức; không bao gồm công chức quy định tại Điều 11 Nghị định số 06/2010/NĐ-CP;
c) Cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn quy định tại Khoản 3 Điều 4 Luật cán bộ, công chức và Điều 3 Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã;
d) Người làm việc theo hợp đồng lao động trong cơ quan hành chính nhà nước quy định tại Nghị định số 68/2000/NĐ-CP ngày 17 tháng 11 năm 2000 của Chính phủ về thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp, người lao động làm việc theo hợp đồng lao động trong cơ quan Đảng, tổ chức chính trị - xã hội áp dụng quy định tại Nghị định số 68/2000/NĐ-CP ; không bao gồm người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động trong các đơn vị sự nghiệp công lập;
đ) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ và công nhân, viên chức quốc phòng, lao động hợp đồng thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam;
e) Sĩ quan, hạ sĩ quan hưởng lương, hạ sĩ quan, chiến sĩ phục vụ có thời hạn; công nhân, nhân viên công an và lao động hợp đồng thuộc Công an nhân dân;
g) Người làm công tác cơ yếu trong tổ chức cơ yếu.
2. Đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều này đã được xếp lương hoặc phụ cấp quân hàm theo quy định tại các văn bản sau đây:
a) Nghị quyết số 730/2004/NQ-UBTVQH11 ngày 30 tháng 9 năm 2004 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội phê chuẩn bảng lương chức vụ, bảng phụ cấp chức vụ đối với cán bộ lãnh đạo của Nhà nước; bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ ngành Tòa án, ngành Kiểm sát;
...
Theo đó Sĩ quan quân đội được áp dụng phụ cấp công vụ bằng 25% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) hoặc phụ cấp quân hàm.
Sĩ quan quân đội có các chức vụ cơ bản gì?
Theo Điều 11 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999 (được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam sửa đổi 2014) quy định thì các chức vụ cơ bản của sĩ quan quân đội gồm có:
- Bộ trưởng Bộ Quốc phòng;
- Tổng Tham mưu trưởng; Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị;
- Chủ nhiệm Tổng cục, Tổng cục trưởng, Chính ủy Tổng cục;
- Tư lệnh Quân khu, Chính ủy Quân khu; Tư lệnh Quân chủng, Chính ủy Quân chủng; Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, Chính ủy Bộ đội Biên phòng;
- Tư lệnh Quân đoàn, Chính ủy Quân đoàn; Tư lệnh Binh chủng, Chính ủy Binh chủng; Tư lệnh Vùng Hải quân, Chính ủy Vùng Hải quân;
- Sư đoàn trưởng, Chính ủy Sư đoàn; Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy quân sự tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là cấp tỉnh), Chính ủy Bộ chỉ huy quân sự cấp tỉnh; Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng cấp tỉnh, Chính ủy Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng cấp tỉnh;
- Lữ đoàn trưởng, Chính ủy Lữ đoàn;
- Trung đoàn trưởng, Chính ủy Trung đoàn; Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi là cấp huyện), Chính trị viên Ban chỉ huy quân sự cấp huyện;
- Tiểu đoàn trưởng, Chính trị viên Tiểu đoàn;
- Đại đội trưởng, Chính trị viên Đại đội;
- Trung đội trưởng.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- 26 Tết Âm lịch 2025 là ngày bao nhiêu dương lịch? Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 kéo dài bao lâu đối với CBCCVC và người lao động?
- Mùng 1 Tết Âm lịch 2025 (Tết Ất Tỵ) là ngày nào? Người lao động được nghỉ 9 ngày dịp Tết Ất Tỵ 2025 đúng không?
- Chính thức bãi bỏ mức lương cơ sở 2.34 triệu/tháng của toàn bộ cán bộ công chức viên chức và lực lượng vũ trang sau thời gian nào?
- Chốt lịch nghỉ tết Âm lịch 2025 chính thức của người lao động và cán bộ công chức viên chức thuộc thẩm quyền Thủ tướng đúng không và được nghỉ mấy ngày?