Các vị trí việc làm nghề Vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải đường sắt theo Tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia cụ thể ra sao?
- Bao nhiêu vị trí việc làm nghề Vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải đường sắt được đề xuất xây dựng Tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia?
- Các vị trí việc làm nghề Vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải đường sắt theo Tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia cụ thể ra sao?
- Các hoạt động chủ yếu được nghiên cứu xây dựng khung năng lực nghề Vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải đường sắt gồm những gì?
Bao nhiêu vị trí việc làm nghề Vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải đường sắt được đề xuất xây dựng Tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia?
Theo Phụ lục Tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia nghề Vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải đường sắt kèm theo Quyết định 895/QĐ-LĐTBXH năm 2020 thì vị trí việc làm nghề Vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải đường sắt được đề xuất xây dựng Tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia được quy định như sau:
Với điều kiện kinh doanh hiện nay của Đường sắt Việt Nam, các vị trí việc làm được đề xuất để xây dựng Tiêu chuẩn kỹ năng nghề gồm 11 vị trí việc làm tại các ga, đường nhánh và tại văn phòng thuộc các đơn vị quản lý trạm vận tải, chi nhánh vận tải và công ty vận tải đường sắt.
Các vị trí việc làm nghề Vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải đường sắt theo Tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia cụ thể ra sao?
Các vị trí việc làm nghề Vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải đường sắt theo Tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia cụ thể ra sao?
Theo Phụ lục Tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia nghề Vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải đường sắt kèm theo Quyết định 895/QĐ-LĐTBXH năm 2020 thì các vị trí việc làm của nghề Vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải đường sắt được quy định cụ thể như sau:
Đối chiếu với khung bậc trình độ nghề và tính chất công việc, bậc trình độ nghề đối với các vị trí việc làm của nghề Vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải đường sắt cụ thể như sau:
A - Nhóm lao động trực tiếp làm việc tại các nhà ga, đường nhánh, áp tải hàng hóa theo tàu:
- Nhân viên áp tải hàng hóa (trình độ nghề bậc 1): Nhân viên làm việc đi theo tàu, thực hiện nhiệm vụ giám sát an toàn và xử lý hàng hóa trên đường vận chuyển; giao nhận toa xe, hàng hóa.
- Nhân viên thu cước phí vận tải hàng hóa (trình độ nghề bậc 1): Nhân viên làm việc tại văn phòng giao dịch vận tải hàng hóa ở ga đường sắt; thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, thẩm hạch hóa đơn gửi hàng, thanh toán tiền dịch vụ với khách hàng, nộp tiền thu hóa vận, lập báo cáo thu – chi hóa vận.
- Nhân viên kho hàng (trình độ nghề bậc 1): Nhân viên làm việc tại hóa trường, kho, ke, bãi hàng; có nhiệm vụ quản lý, giám sát đảm bảo an toàn hàng hóa, sắp xếp hàng hóa, sử dụng dụng cụ, thiết bị bảo quản hàng hóa; thực hiện các thủ tục xuất- nhập hàng hóa tại kho, bãi.
- Nhân viên giao nhận hàng hóa (trình độ nghề bậc 1): Nhân viên làm việc tại hóa trường, kho, ke, bãi hàng; có nhiệm vụ giao nhận hàng hóa với khách hàng; xử lý phát sinh về giao nhận hàng hóa.
- Nhân viên thống kê vận tải hàng hóa tại ga đường sắt (trình độ nghề bậc 1): Nhân viên làm việc tại ga, hóa trường, kho, ke, bãi hàng; có nhiệm vụ thống kê khối lượng xếp –dỡ, thống kê các chỉ tiêu tác nghiệp hàng hóa của toa xe tại ga, đường nhánh; thống kê doanh thu vận tải ở ga đường sắt.
- Nhân viên thư ký vận tải hàng hóa (trình độ nghề bậc 2): Nhân viên làm việc tại ga, hóa trường, thực hiện nhiệm vụ giao tiếp khách hàng, lập hóa đơn gửi hàng, biên bản sự cố hàng hóa và thực hiện giao tiếp toa xe với bộ phận chạy tàu ở ga.
- Đôn đốc xếp dỡ (trình độ nghề bậc 2): Nhân viên làm việc tại hóa trường, kho, ke, bãi hàng; thực hiện nhiệm vụ xây dựng kế hoạch xếp – dỡ hàng trong ban sản xuất, giao tiếp toa xe – hàng hóa; xây dựng phương án và hướng dẫn thực hiện xếp – dỡ hàng hóa; xử lý sự cố phát sinh trong quá trình xếp - dỡ hàng hóa;
- Trực ban vận tải hàng hóa (trình độ nghề bậc 3): Nhân viên làm việc tại ga, hóa trường, thực hiện nhiệm vụ quản lý tổ chức, đôn đốc thực hiện kế hoạch ban sản xuất, đề xuất biện pháp xử lý sự cố, phát sinh về hàng hóa; thực hiện giao dịch với khách hàng.
B - Nhóm lao động làm việc tại trạm, chi nhánh và công ty vận tải đường sắt:
- Kỹ thuật viên nghiệp vụ vận tải hàng hóa tại trạm vận tải đường sắt (trình độ nghề bậc 3) làm việc tại trạm vận tải đường sắt; thực hiện nhiệm vụ xây dựng phương án cấp xe, kế hoạch xếp – dỡ hàng, lập kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch sản xuất của trạm vận tải đường sắt;
- Kỹ thuật viên nghiệp vụ vận tải hàng hóa tại chi nhánh vận tải đường sắt (trình độ nghề bậc 4) thực hiện nhiệm vụ xây dựng kế hoạch vận tải; tổ chức điều hành, kiểm tra thực hiện kế hoạch kỹ thuật của chi nhánh vận tải; phân tích đánh giá chất lượng, hiệu quả sản xuất của chi nhánh vận tải;
- Điều độ hàng hóa (trình độ nghề bậc 5) thực hiện nhiệm vụ xây dựng phương án luồng hàng, luồng xe và kế hoạch lập tàu; phối hợp với điều độ chạy tàu để tổ chức điều hành thực hiện kế hoạch luồng xe, kế lập tàu hàng ngày; tổng hợp phân tích đánh giá chất lượng vận dụng toa xe hàng; tham mưu xây dựng định mức kỹ thuật về vận tải; tham gia xây dựng đề án phát triển dịch vụ vận tải.
Các hoạt động chủ yếu được nghiên cứu xây dựng khung năng lực nghề Vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải đường sắt gồm những gì?
Theo Phụ lục Tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia nghề Vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải đường sắt kèm theo Quyết định 895/QĐ-LĐTBXH năm 2020 thì các hoạt động chủ yếu được nghiên cứu xây dựng khung năng lực nghề Vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải đường sắt được quy định như sau:
Bộ Tiêu chuẩn kỹ năng nghề Vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải đường sắt xây dựng khung năng lực cho các vị trí việc làm thuộc các đơn vị sản xuất kinh doanh tham gia trực tiếp vào các hoạt động cung cấp dịch vụ vận tải và tác nghiệp hàng hóa trên mạng lưới đường sắt quốc gia. Bộ Tiêu chuẩn này không xây dựng khung năng lực cho các chức danh thuộc khối quản lý khai thác kỹ thuật về tổ chức chạy tàu và dồn xe.
Các hoạt động chủ yếu được nghiên cứu xây dựng khung năng lực nghề Vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải đường sắt gồm: Tác nghiệp hàng hóa và tổ chức thực hiện giao dịch khách hàng tại nơi xếp, nơi dỡ; giám sát an toàn hàng hóa trên đường vận chuyển, lập kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch vận tải. Đối tượng lao động là hàng hóa và phương tiện vận tải đường sắt, các hoạt động nghề nghiệp được nghiên cứu để xây dựng Tiêu chuẩn kỹ năng nghề Vận tải hàng hóa không xác định yêu cầu tiêu chuẩn về sức khỏe của người lao động hoặc xem xét các khía cạnh liên quan trực tiếp đến an toàn, sức khỏe của cộng đồng.
- 2 phương án tăng mức lương trong năm 2025 cho toàn bộ đối tượng cán bộ công chức viên chức và lực lượng vũ trang mức độ khả thi thế nào?
- Chỉ áp dụng lương cơ sở 2.34 triệu để tính lương đến khi đề xuất 05 bảng lương mới lên Trung ương được thông qua đúng không?
- Chính thức lộ trình cải cách tiền lương từ 2025: Bộ Nội vụ thực hiện cải cách tiền lương của các đối tượng CBCCVC và LLVT bằng cách thực hiện việc nhiệm vụ nào?
- Công bố mức tăng lương hưu mới cho người lao động có mức lương hưu thấp vào thời điểm tháng 7/2025 đúng không?
- Kế hoạch thực hiện cải cách tiền lương của đối tượng hưởng lương, phụ cấp trong các cơ quan, tổ chức của Đảng, Nhà nước về nguồn lực tại Kế hoạch 189 ra sao?