Cá tháng Tư có phải là ngày nói dối không? Công ty có phải tổ chức hoạt động vào ngày này không?
Cá tháng Tư có phải là ngày nói dối không?
Ngày Cá tháng Tư, hay còn gọi là April Fools' Day, truyền thống là dịp để mọi người thực hiện những trò đùa và chơi khăm nhau. Mặc dù trong ngày này người ta có thể nói những điều không hoàn toàn đúng (nói "dối" theo cách vui vẻ), mục đích chính lại là tạo ra không khí hài hước, giải trí và chia sẻ những khoảnh khắc bất ngờ cùng bạn bè, gia đình.
Vì vậy, mặc dù có yếu tố "nói dối" trong những trò đùa, nhưng nó không mang tính chất gian dối hay lừa đảo theo nghĩa tiêu cực mà chủ yếu nhằm mang lại tiếng cười và niềm vui cho mọi người.
Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo
Cá tháng Tư có phải là ngày nói dối không? Công ty có phải tổ chức hoạt động vào ngày này không? (Hình từ Internet)
Công ty có phải tổ chức hoạt động vào ngày Cá tháng Tư không?
Căn cứ khoản 2 Điều 6 Bộ luật Lao động 2019 quy định về nghĩa vụ của người sử dụng lao động, cụ thể như sau:
Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động
1. Người sử dụng lao động có các quyền sau đây:
a) Tuyển dụng, bố trí, quản lý, điều hành, giám sát lao động; khen thưởng và xử lý vi phạm kỷ luật lao động;
b) Thành lập, gia nhập, hoạt động trong tổ chức đại diện người sử dụng lao động, tổ chức nghề nghiệp và tổ chức khác theo quy định của pháp luật;
c) Yêu cầu tổ chức đại diện người lao động thương lượng với mục đích ký kết thỏa ước lao động tập thể; tham gia giải quyết tranh chấp lao động, đình công; đối thoại, trao đổi với tổ chức đại diện người lao động về các vấn đề trong quan hệ lao động, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của người lao động;
d) Đóng cửa tạm thời nơi làm việc;
đ) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
2. Người sử dụng lao động có các nghĩa vụ sau đây:
a) Thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể và thỏa thuận hợp pháp khác; tôn trọng danh dự, nhân phẩm của người lao động;
b) Thiết lập cơ chế và thực hiện đối thoại, trao đổi với người lao động và tổ chức đại diện người lao động; thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc;
c) Đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nhằm duy trì, chuyển đổi nghề nghiệp, việc làm cho người lao động;
d) Thực hiện quy định của pháp luật về lao động, việc làm, giáo dục nghề nghiệp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và an toàn, vệ sinh lao động; xây dựng và thực hiện các giải pháp phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc;
đ) Tham gia phát triển tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia, đánh giá, công nhận kỹ năng nghề cho người lao động.
Theo đó, công ty không có nghĩa vụ phải tổ chức hoạt động vào ngày Cá tháng Tư cho người lao động, việc tổ chức mang tính tự nguyện, khuyến khích chứ không bắt buộc.
Trường hợp ngày Cá tháng Tư là ngày làm việc bình thường của người lao động thì đi làm vào ngày này được hưởng lương thế nào?
Căn cứ tại Điều 21 Bộ luật Lao động 2019 quy định:
Nội dung hợp đồng lao động
1. Hợp đồng lao động phải có những nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tên, địa chỉ của người sử dụng lao động và họ tên, chức danh của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động;
b) Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi cư trú, số thẻ Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người lao động;
c) Công việc và địa điểm làm việc;
d) Thời hạn của hợp đồng lao động;
đ) Mức lương theo công việc hoặc chức danh, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác;
e) Chế độ nâng bậc, nâng lương;
g) Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;
h) Trang bị bảo hộ lao động cho người lao động;
i) Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp;
k) Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề.
2. Khi người lao động làm việc có liên quan trực tiếp đến bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ theo quy định của pháp luật thì người sử dụng lao động có quyền thỏa thuận bằng văn bản với người lao động về nội dung, thời hạn bảo vệ bí mật kinh doanh, bảo vệ bí mật công nghệ, quyền lợi và việc bồi thường trong trường hợp vi phạm.
3. Đối với người lao động làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp thì tùy theo loại công việc mà hai bên có thể giảm một số nội dung chủ yếu của hợp đồng lao động và thỏa thuận bổ sung nội dung về phương thức giải quyết trong trường hợp thực hiện hợp đồng chịu ảnh hưởng của thiên tai, hỏa hoạn, thời tiết.
4. Chính phủ quy định nội dung của hợp đồng lao động đối với người lao động được thuê làm giám đốc trong doanh nghiệp có vốn nhà nước.
5. Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chi tiết các khoản 1, 2 và 3 Điều này.
Theo đó, trường hợp ngày Cá tháng Tư là ngày làm việc bình thường của người lao động thì đi làm vào ngày này được hưởng lương theo giao kết trong nội dung của hợp đồng lao động.











- Chính thức: CCVC và người lao động nghỉ thôi việc theo Công văn 1767 sẽ được giải quyết việc tự nguyện nghỉ việc khi đáp ứng điều kiện nào?
- Biên chế lại cán bộ công chức cấp xã, cấp huyện khi sáp nhập xã, bỏ huyện thế nào theo Tờ trình 624?
- Nghị định 178: Phải nghỉ việc đối với người làm việc trong chỉ tiêu biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước tại các hội thì ngân sách chi trả chế độ lấy từ đâu?
- CCVC và người lao động có đơn tự nguyện xin nghỉ hưu trước tuổi và đáp ứng điều kiện gì thì được giải quyết việc tự nguyện nghỉ việc khi sắp xếp tổ chức bộ máy?
- Chính thức: Số tiền giải quyết chính sách nghỉ thôi việc cho cán bộ công chức tại khu vực Thủ đô được dự toán là trách nhiệm của ai?