Bão số 4 đổ bộ vào miền nào? Chỉ đạo ứng phó? NLĐ nghỉ làm do Bão số 4 được tính lương thế nào?
Bão số 4 vào đâu?
Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, Ngày 16/9, một áp thấp nhiệt đới đang hoạt động trên vùng biển phía Đông đảo Lu Dông (Philippinnes).
Sáng 17/9, áp thấp nhiệt đới đã đi vào vùng biển phía Đông khu vực Bắc Biển Đông và dự kiến sẽ mạnh lên thành Bão số 4 trong những ngày tới.
Hồi 13 giờ ngày 17/9, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 16,8 độ Vĩ Bắc; 119,0 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Đông khu vực Bắc Biển Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 820km về phía Đông.
Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 7 (50-61km/h), giật cấp 9; di chuyển chủ yếu theo hướng Tây với tốc độ khoảng 25km/h.
Theo dự báo, có hai kịch bản chính cho hướng đi của Bão số 4 năm 2024 như sau:
- Kịch bản thứ nhất: Bão sẽ di chuyển thẳng vào khu vực Trung Trung Bộ. Nếu diễn ra theo kịch bản này thì tác động của bão đối với khu vực trên sẽ có thể sớm hơn từ 1-2 ngày (khoảng ngày 19-20/9).
- Kịch bản thứ hai: Bão sẽ đổi hướng di chuyển vào Tây Tây Bắc, đi vào Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. Nếu diễn ra theo kịch bản này thì tác động của bão đến đất liền sẽ vào cuối tuần này.
Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Công điện 97/CĐ-TTg năm 2024 chỉ đạo ứng phó Bão số 4, trong đó yêu cầu:
- Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo cơ quan dự báo khí tượng thủy văn tiếp tục tổ chức theo dõi chặt chẽ, dự báo, cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời về diễn biến của áp thấp nhiệt đới cho cơ quan chức năng và người dân biết để chủ động triển khai công tác ứng phó theo quy định.
- Bộ trưởng các Bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố nêu trên theo chức năng, nhiệm vụ được giao tổ chức theo dõi, cập nhật thường xuyên, liên tục thông tin diễn biến áp thấp nhiệt đới, bão, mưa lũ để chủ động chỉ đạo triển khai công tác ứng phó phù hợp với diễn biến thiên tai có thể ảnh hưởng đến phạm vi quản lý của ngành, địa phương, trong đó:
+ Tập trung triển khai ngay các biện pháp bảo đảm an toàn cho tàu thuyền, phương tiện và các hoạt động trên biển, ven biển.
+ Rà soát, hoàn thiện kịch bản ứng phó với áp thấp nhiệt đới, bão, ngập lụt, sạt lở đất, lũ ống, lũ quét, tập trung bảo đảm an toàn tính mạng hạn chế thiệt hại về tài sản của Nhân dân, vận hành khoa học, an toàn hồ đập thủy điện, thủy lợi.
+ Chủ động bố trí lực lượng, vật tư, phương tiện, nhất là tại các địa phương dự kiến chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão, mưa lũ, địa bàn trọng điểm để sẵn sàng triển khai ứng phó áp thấp nhiệt đới, bão, mưa lũ, cứu hộ, cứu nạn khi có yêu cầu.
- Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam và các cơ quan truyền thông tăng thời lượng phát sóng, đưa tin để người dân nắm được thông tin về diễn biến áp thấp nhiệt đới, bão, mưa lũ, chỉ đạo của các cơ quan có thẩm quyền, biết được kỹ năng ứng phó khi xảy ra thiên tai, nhất là sạt lở đất, lũ quét, ngập lụt nhằm hạn chế thiệt hại.
- Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức trực ban 24/7 theo dõi chặt chẽ tình hình, chủ động chỉ đạo, đôn đốc các địa phương triển khai công tác ứng phó phù hợp với diễn biến thiên tai thực tế, kịp thời báo cáo, đề xuất Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng chỉ đạo những vấn đề vượt thẩm quyền.
Xem chi tiết Công điện 97/CĐ-TTg năm 2024 chỉ đạo ứng phó Bão số 4 năm 2024: Tại đây
Thông tin thêm: Chiều ngày 19/9, sau khi đi vào đất liền Quảng Bình-Quảng Trị, bão số 4 đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới.
Hồi 16 giờ, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 16,9 độ Vĩ Bắc; 106,7 độ Kinh Đông, trên đất liền các tỉnh Quảng Bình-Quảng Trị. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6 (39-49km/h), giật cấp 8 (62-74km/h); di chuyển theo hướng Tây Tây Nam với tốc độ 15-20km/h.
Bão số 4 vào đâu? Chỉ đạo ứng phó? NLĐ nghỉ làm do Bão số 4 được tính lương thế nào?
Người lao động nghỉ làm do Bão số 4 được tính lương thế nào?
Theo quy định tại Điều 99 Bộ luật Lao động 2019, trường hợp người lao động phải ngừng việc vì Bão số 4 theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ được hưởng tiền lương ngừng việc theo thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động thỏa thuận như sau:
- Trường hợp ngừng việc ≤14 ngày làm việc: Tiền lương ngừng việc được thỏa thuận không thấp hơn mức lương tối thiểu.
- Trường hợp ngừng việc >14 ngày làm việc: Tiền lương ngừng việc do 02 bên thỏa thuận, tuy nhiên cần bảo đảm lương ngừng việc trong 14 ngày đầu tiên không được thấp hơn mức lương tối thiểu.
Quỹ phòng, chống thiên tai có chi hỗ trợ NLĐ ứng phó bão không?
Tại Điều 16 Nghị định 78/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Nội dung chi
1. Chi hỗ trợ các hoạt động phòng, chống thiên tai, ưu tiên các hoạt động sau đây:
a) Hỗ trợ các hoạt động ứng phó thiên tai: Sơ tán dân khỏi nơi nguy hiểm; chăm sóc y tế, thực phẩm, nước uống cho người dân nơi sơ tán; tuần tra, kiểm tra phát hiện khu vực có nguy cơ xảy ra rủi ro thiên tai, sự cố công trình phòng, chống thiên tai; hỗ trợ cho lực lượng được huy động tham gia ứng phó thiên tai; hỗ trợ cho lực lượng thường trực trực ban, chỉ huy, chỉ đạo ứng phó thiên tai.
...
Theo đó, quỹ phòng, chống thiên tai sẽ chi hỗ trợ NLĐ ứng phó bão như sau:
- Sơ tán dân khỏi nơi nguy hiểm;
- Chăm sóc y tế, thực phẩm, nước uống cho người dân nơi sơ tán;
- Tuần tra, kiểm tra phát hiện khu vực có nguy cơ xảy ra rủi ro thiên tai, sự cố công trình phòng, chống thiên tai;
- Hỗ trợ cho lực lượng được huy động tham gia ứng phó thiên tai;
- Hỗ trợ cho lực lượng thường trực trực ban, chỉ huy, chỉ đạo ứng phó thiên tai.
- Black Friday là ngày nào 2024? Black Friday 2024 kéo dài bao lâu? Người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương vào ngày này không?
- Lễ Tạ Ơn là thứ mấy? Đây có phải là ngày lễ lớn của người lao động không?
- Quốc hội quyết định mức lương cơ sở mới thay mức lương cơ sở 2.34 hiện đang áp dụng cho toàn bộ CBCCVC và LLVT thì căn cứ phù hợp các yếu tố cụ thể thế nào?
- Tăng lương hưu 2024 đợt mới nhất với 02 mức tăng bao nhiêu? Đối tượng được tăng là ai?
- Đã có thông tin về mức lương cơ sở mới tại Thông báo 511 do Văn phòng Chính phủ ban hành, cụ thể ra sao?