Biên chế cán bộ cấp tỉnh không được vượt tối đa số cán bộ như thế nào theo Quyết định 759?
Biên chế cán bộ cấp tỉnh không được vượt tối đa số cán bộ như thế nào theo Quyết định 759?
Căn cứ tiểu mục 1 mục 5 Đề án ban hành kèm theo Quyết định 759/QĐ-TTg năm 2025 có quy định:
TỔ CHỨC CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG 02 CẤP
...
Tổ chức chính quyền địa phương cấp tỉnh (tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương)
...
Biên chế cán bộ, công chức, viên chức cấp tỉnh
Số lượng cán bộ, công chức, viên chức của cấp tỉnh sau sắp xếp tối đa không vượt quá tổng số cán bộ, công chức, viên chức (số có mặt) của cấp tỉnh trước sắp xếp và thực hiện tinh giản biên chế gắn với cơ cấu lại, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, bảo đảm trong thời hạn 05 năm cơ bản bố trí theo đúng quy định. Sau khi chính quyền địa phương cấp tỉnh sau sắp xếp đi vào hoạt động, đề nghị Bộ Chính trị giao Ban Tổ chức Trung ương phối hợp với Đảng ủy Chính phủ và các cơ quan liên quan căn cứ quy mô dân số, diện tích tự nhiên, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương cấp tỉnh để xây dựng, hoàn thiện vị trí việc làm trình cấp có thẩm quyền giao biên chế cho các địa phương.
Theo đó, biên chế cán bộ cấp tỉnh theo theo Quyết định 759 quy định số lượng cán bộ công chức, viên chức của cấp tỉnh sau sắp xếp tối đa không vượt quá tổng số cán bộ công chức, viên chức (số có mặt) của cấp tỉnh trước sắp xếp và thực hiện tinh giản biên chế gắn với cơ cấu lại, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, bảo đảm trong thời hạn 05 năm cơ bản bố trí theo đúng quy định.
Biên chế cán bộ cấp tỉnh không được vượt tối đa số cán bộ như thế nào theo Quyết định 759? (Hình từ Internet)
Hội đồng nhân dân cấp tỉnh miền núi được bầu bao nhiêu đại biểu?
Căn cứ khoản 1 Điều 28 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025 quy định:
Số lượng đại biểu Hội đồng nhân dân
1. Việc xác định số lượng đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh được thực hiện theo nguyên tắc sau đây:
a) Tỉnh miền núi, vùng cao có từ 500.000 dân trở xuống được bầu 50 đại biểu; có trên 500.000 dân thì cứ thêm 50.000 dân được bầu thêm 01 đại biểu, nhưng tổng số không quá 75 đại biểu;
b) Tỉnh không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này có từ 1.000.000 dân trở xuống được bầu 50 đại biểu; có trên 1.000.000 dân thì cứ thêm 70.000 dân được bầu thêm 01 đại biểu, nhưng tổng số không quá 85 đại biểu;
c) Thành phố trực thuộc trung ương có từ 1.000.000 dân trở xuống được bầu 50 đại biểu; có trên 1.000.000 dân thì cứ thêm 60.000 dân được bầu thêm 01 đại biểu, nhưng tổng số không quá 85 đại biểu;
d) Thành phố Hồ Chí Minh được bầu 95 đại biểu. Số lượng đại biểu Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội thực hiện theo quy định của Luật Thủ đô.
...
Theo đó, hội đồng nhân dân cấp tỉnh miền núi có từ 500.000 dân trở xuống được bầu 50 đại biểu; có trên 500.000 dân thì cứ thêm 50.000 dân được bầu thêm 01 đại biểu, nhưng tổng số không quá 75 đại biểu.
Khám xét nơi làm việc của đại biểu Hội đồng nhân dân có được hay không?
Theo Điều 31 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025 quy định nhiệm vụ, quyền hạn của đại biểu Hội đồng nhân dân như sau:
- Đại biểu Hội đồng nhân dân bình đẳng trong thảo luận và quyết định các vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân.
- Đại biểu Hội đồng nhân dân có trách nhiệm tham dự đầy đủ các kỳ họp, phiên họp Hội đồng nhân dân, tham gia thảo luận và biểu quyết các vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân; trường hợp không tham dự kỳ họp, phiên họp thì phải có lý do và phải báo cáo trước với Chủ tịch Hội đồng nhân dân. Trường hợp đại biểu Hội đồng nhân dân không tham dự các kỳ họp liên tục trong 01 năm mà không có lý do chính đáng thì Thường trực Hội đồng nhân dân phải báo cáo Hội đồng nhân dân để bãi nhiệm đại biểu Hội đồng nhân dân đó.
- Đại biểu Hội đồng nhân dân phải liên hệ chặt chẽ với cử tri nơi mình thực hiện nhiệm vụ đại biểu; thu thập và phản ánh trung thực ý kiến, nguyện vọng, kiến nghị của cử tri; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cử tri; thực hiện chế độ tiếp xúc cử tri; chịu sự giám sát của cử tri.
- Đại biểu Hội đồng nhân dân thực hiện tiếp công dân; tiếp nhận và xử lý khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân theo quy định của pháp luật.
- Đại biểu Hội đồng nhân dân có quyền chất vấn Chủ tịch Ủy ban nhân dân, các thành viên khác của Ủy ban nhân dân, Chánh án Tòa án nhân dân, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân và người đứng đầu cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân cùng cấp.
- Đại biểu Hội đồng nhân dân có quyền kiến nghị Hội đồng nhân dân bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Hội đồng nhân dân bầu, tổ chức phiên họp chuyên đề, phiên họp kín hoặc phiên họp để giải quyết công việc phát sinh đột xuất và kiến nghị về những vấn đề khác mà đại biểu thấy cần thiết.
- Khi phát hiện có hành vi vi phạm pháp luật, gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, đại biểu Hội đồng nhân dân có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức hữu quan thi hành những biện pháp cần thiết để kịp thời chấm dứt hành vi vi phạm pháp luật.
- Khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của đại biểu, đại biểu Hội đồng nhân dân có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân đó.
- Không được bắt, giam, giữ, khởi tố đại biểu Hội đồng nhân dân, khám xét nơi ở và nơi làm việc của đại biểu Hội đồng nhân dân nếu không có sự đồng ý của Hội đồng nhân dân hoặc trong thời gian Hội đồng nhân dân không họp, không có sự đồng ý của Thường trực Hội đồng nhân dân. Trường hợp đại biểu Hội đồng nhân dân bị tạm giữ vì phạm tội quả tang thì cơ quan tạm giữ phải lập tức báo cáo để Hội đồng nhân dân hoặc Thường trực Hội đồng nhân dân xem xét, quyết định.
Như vậy không được khám xét nơi làm việc của đại biểu Hội đồng nhân dân nếu không có sự đồng ý của Hội đồng nhân dân hoặc trong thời gian Hội đồng nhân dân không họp, không có sự đồng ý của Thường trực Hội đồng nhân dân.
Nếu đại biểu Hội đồng nhân dân bị tạm giữ vì phạm tội quả tang thì cơ quan tạm giữ phải lập tức báo cáo để Hội đồng nhân dân hoặc Thường trực Hội đồng nhân dân xem xét, quyết định.











- Không được nghỉ vào đại lễ kế tiếp sau lịch nghỉ lễ 30 4 và 1 5 theo Bộ luật Lao động có đúng không?
- Chính thức thay thế hệ thống bảng lương hiện hành của cán bộ công chức viên chức và lực lượng vũ trang khi cải cách tiền lương thì điều chỉnh căn cứ tính lương hưu không?
- Chính thức không xét hưởng nghỉ hưu trước tuổi đối với nhóm cán bộ công chức cấp xã theo Nghị định 178 được sửa đổi bổ sung khi đã hưởng chính sách nào?
- Biên chế cán bộ cấp tỉnh không được vượt tối đa số cán bộ như thế nào theo Quyết định 759?
- Khi kinh doanh khó khăn thì công ty được tạm dừng đóng quỹ bảo hiểm nào?