6 nhóm biện pháp ngăn chặn vi phạm của tổ chức Đảng và CBCCVC là đảng viên gồm những gì?
6 nhóm biện pháp ngăn chặn vi phạm của tổ chức Đảng và CBCCVC là đảng viên gồm những gì?
Căn cứ Điều 6 Quy định 285-QĐ/TW năm 2025 quy định:
Ngăn chặn vi phạm
1. Cấp ủy, tổ chức đảng, Ủy ban kiểm tra các cấp chủ động theo dõi, dự báo, nắm chắc tình hình; xác minh ngay dấu hiệu vi phạm của tổ chức đảng, đảng viên để có biện pháp ngăn chặn, xử lý kịp thời hoặc đề nghị, yêu cầu cơ quan có thẩm quyền xem xét, xử lý theo quy định.
2. Kiểm tra, giám sát, giải quyết tố cáo hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền giải quyết theo quy định.
3. Yêu cầu tổ chức đảng, đảng viên báo cáo giải trình trung thực các thông tin khiếu nại, tố cáo, tố giác, phản ánh có liên quan. Khuyến khích tổ chức đảng, đảng viên tự giác báo cáo, cung cấp thông tin, hồ sơ, tài liệu, nộp lại tài sản, thu nhập liên quan đến vi phạm, chủ động chấm dứt vi phạm và khắc phục kịp thời hậu quả đã gây ra.
4. Tạm đình chỉ công tác, đình chỉ sinh hoạt đảng, sinh hoạt cấp ủy, tạm thời chuyển sang vị trí công tác khác đối với cán bộ, đảng viên vi phạm trong thực thi nhiệm vụ, công vụ.
5. Tổ chức kiểm điểm trách nhiệm, xem xét, xử lý kỷ luật nghiêm minh, kịp thời đối với tổ chức đảng, đảng viên vi phạm.
6. Yêu cầu tổ chức đảng, đảng viên vi phạm xây dựng kế hoạch khắc phục vi phạm, khuyết điểm theo kết luận kiểm tra, giám sát, thanh tra, kiểm toán, đồng thời giám sát việc thực hiện.
Như vậy, theo Quy định 285, 6 nhóm biện pháp ngăn chặn vi phạm của tổ chức Đảng và CBCCVC là đảng viên gồm:
- Cấp ủy, tổ chức đảng, Ủy ban kiểm tra các cấp chủ động theo dõi, dự báo, nắm chắc tình hình; xác minh ngay dấu hiệu vi phạm của tổ chức đảng, CBCCVC là đảng viên để có biện pháp ngăn chặn, xử lý kịp thời hoặc đề nghị, yêu cầu cơ quan có thẩm quyền xem xét, xử lý theo quy định.
- Kiểm tra, giám sát, giải quyết tố cáo hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền giải quyết theo quy định.
- Yêu cầu tổ chức đảng, CBCCVC là đảng viên báo cáo giải trình trung thực các thông tin khiếu nại, tố cáo, tố giác, phản ánh có liên quan. Khuyến khích tổ chức đảng, CBCCVC là đảng viên tự giác báo cáo, cung cấp thông tin, hồ sơ, tài liệu, nộp lại tài sản, thu nhập liên quan đến vi phạm, chủ động chấm dứt vi phạm và khắc phục kịp thời hậu quả đã gây ra.
- Tạm đình chỉ công tác, đình chỉ sinh hoạt đảng, sinh hoạt cấp ủy, tạm thời chuyển sang vị trí công tác khác đối với cán bộ, CBCCVC là đảng viên vi phạm trong thực thi nhiệm vụ, công vụ.
- Tổ chức kiểm điểm trách nhiệm, xem xét, xử lý kỷ luật nghiêm minh, kịp thời đối với tổ chức đảng, CBCCVC là đảng viên vi phạm.
- Yêu cầu tổ chức đảng, CBCCVC là đảng viên vi phạm xây dựng kế hoạch khắc phục vi phạm, khuyết điểm theo kết luận kiểm tra, giám sát, thanh tra, kiểm toán, đồng thời giám sát việc thực hiện.
6 nhóm biện pháp ngăn chặn vi phạm của tổ chức Đảng và CBCCVC là đảng viên gồm những gì? (Hình từ Internet)
Quyền của CBCCVC là đảng viên ra sao?
Căn cứ theo Điều 3 Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam 2011 quy định như sau:
Đảng viên có quyền:
1. Được thông tin và thảo luận các vấn đề về Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng; biểu quyết công việc của Đảng.
2. Ứng cử, đề cử và bầu cử cơ quan lãnh đạo các cấp của Đảng theo quy định của Ban Chấp hành Trung ương.
3. Phê bình, chất vấn về hoạt động của tổ chức đảng và đảng viên ở mọi cấp trong phạm vi tổ chức; báo cáo, kiến nghị với các cơ quan có trách nhiệm và yêu cầu được trả lời.
4. Trình bày ý kiến khi tổ chức đảng nhận xét, quyết định công tác hoặc thi hành kỷ luật đối với mình.
Đảng viên dự bị có các quyền trên đây, trừ quyền biểu quyết, ứng cử và bầu cử cơ quan lãnh đạo của Đảng.
Theo đó, các quyền của CBCCVC là đảng viên như sau:
- Được thông tin và thảo luận các vấn đề về Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng; biểu quyết công việc của Đảng.
- Ứng cử, đề cử và bầu cử cơ quan lãnh đạo các cấp của Đảng theo quy định của Ban Chấp hành Trung ương.
- Phê bình, chất vấn về hoạt động của tổ chức đảng và CBCCVC là đảng viên ở mọi cấp trong phạm vi tổ chức; báo cáo, kiến nghị với các cơ quan có trách nhiệm và yêu cầu được trả lời.
- Trình bày ý kiến khi tổ chức đảng nhận xét, quyết định công tác hoặc thi hành kỷ luật đối với mình.
Lưu ý: CBCCVC là đảng viên dự bị có các quyền trên, trừ quyền biểu quyết, ứng cử và bầu cử cơ quan lãnh đạo của Đảng.
Kết nạp CBCCVC vào Đảng theo thủ tục như thế nào?
Căn cứ theo Điều 4 Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam 2011 thủ tục kết nạp CBCCVC vào Đảng như sau:
(1) CBCCVC vào Đảng phải:
- Có đơn tự nguyện xin vào Đảng;
- Báo cáo trung thực lý lịch với chi bộ;
- Được hai đảng viên chính thức giới thiệu.
Nơi có tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, người vào Đảng trong độ tuổi thanh niên phải là đoàn viên, được ban chấp hành đoàn cơ sở và một đảng viên chính thức giới thiệu.
Ở các cơ quan, doanh nghiệp nơi không có tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, người vào Đảng phải là đoàn viên công đoàn, được ban chấp hành công đoàn cơ sở và một đảng
(2) Người giới thiệu phải:
- Là đảng viên chính thức và cùng công tác với người vào Đảng ít nhất một năm;
- Báo cáo với chi bộ về lý lịch, phẩm chất, năng lực của người vào Đảng và chịu trách nhiệm về sự giới thiệu của mình. Có điều gì chưa rõ thì báo cáo để chi bộ và cấp trên xem xét.
(3) Trách nhiệm của chi bộ và cấp uỷ:
- Trước khi chi bộ xét và đề nghị kết nạp, chi uỷ kiểm tra lại điều kiện của người vào Đảng và lấy ý kiến nhận xét của tổ chức đoàn thể nơi người đó sinh hoạt.
Vấn đề lịch sử chính trị của người vào Đảng phải thực hiện theo quy định của Ban Chấp hành Trung ương.
- Chi bộ xét và đề nghị kết nạp từng người một, khi được ít nhất hai phần ba số đảng viên chính thức trong chi bộ tán thành thì đề nghị lên cấp uỷ cấp trên; khi có quyết định của cấp uỷ cấp trên, chi bộ tổ chức lễ kết nạp từng người một.
- Đảng uỷ cơ sở xét, nếu được ít nhất hai phần ba số cấp uỷ viên tán thành kết nạp thì đề nghị lên cấp uỷ cấp trên trực tiếp.
- Ban thường vụ cấp uỷ cấp trên trực tiếp của tổ chức cơ sở đảng hoặc cấp uỷ cơ sở được uỷ quyền xét, quyết định kết nạp từng người một.
(4) Nơi chưa có đảng viên hoặc có đảng viên nhưng chưa đủ điều kiện giới thiệu thì cấp uỷ cấp trên trực tiếp cử đảng viên về làm công tác tuyên truyền, xem xét, giới thiệu kết nạp vào Đảng. Trường hợp đặc biệt do Ban Chấp hành Trung ương quy định.











- Quyết định mốc thời gian bỏ lương cơ sở của CBCCVC và LLVT, thay thế mức lương cơ bản chiếm 70% tổng quỹ lương được đề xuất là khi nào?
- Quyết định chi thưởng cho cán bộ công chức có tài năng có thể lấy từ nguồn tiền thưởng nào của cơ quan ngoài quy định tại pháp luật về thi đua?
- Chính thức thôi áp dụng chính sách phụ cấp tăng thêm đối với cán bộ công chức có tài năng trong trường hợp nào tại Nghị định 179?
- Công văn 1814 về nghỉ hưu trước tuổi hướng dẫn thực hiện Nghị định 178 và Nghị định 67 quy định toàn bộ đối tượng áp dụng là ai?
- Thống nhất chính sách thôi việc cho cán bộ công chức cấp xã dưới 45 tuổi sau khi đi học nghề theo Nghị định 29 như thế nào?