Việc thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực phòng, chống khủng bố của Việt Nam được dựa trên cơ sở nào?
- Việc thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực phòng, chống khủng bố của Việt Nam được dựa trên cơ sở nào?
- Nội dung hợp tác quốc tế có bao gồm việc huấn luyện, diễn tập phòng, chống khủng bố không?
- Khi Việt Nam và nước có liên quan chưa ký kết điều ước quốc tế song phương thì việc thực hiện hợp tác quốc tế giải vụ khủng bố dựa trên nguyên tắc nào?
Việc thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực phòng, chống khủng bố của Việt Nam được dựa trên cơ sở nào?
Việc thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực phòng, chống khủng bố của Việt Nam được quy định tại Điều 36 Luật Phòng, chống khủng bố năm 2013 như sau:
Nguyên tắc hợp tác quốc tế
Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực phòng, chống khủng bố trên cơ sở tuân thủ pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế về phòng, chống khủng bố mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; tôn trọng các nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế; bảo đảm độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
Như vậy, theo quy định của pháp luật việc thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực phòng, chống khủng bố của Việt Nam được dựa trên các cơ sở sau:
- Tuân thủ pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế về phòng, chống khủng bố mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
- Tôn trọng các nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế;
- Bảo đảm độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc;
- Bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
Việc thực hiện hợp tác quốc tế về trong lĩnh vực phòng, chống khủng bố của Việt Nam được dựa trên cơ sở nào? (Hình từ internet)
Nội dung hợp tác quốc tế có bao gồm việc huấn luyện, diễn tập phòng, chống khủng bố không?
Việc huấn luyện, diễn tập phòng, chống khủng bố có phải là nội dung hợp tác quốc tế được quy định tại Điều 37 Luật Phòng, chống khủng bố năm 2013 như sau:
Nội dung, trách nhiệm hợp tác quốc tế
1. Nội dung hợp tác quốc tế bao gồm:
a) Trao đổi thông tin về phòng, chống khủng bố;
b) Huấn luyện, diễn tập phòng, chống khủng bố;
c) Nâng cao năng lực pháp luật; đào tạo, huấn luyện kiến thức, kỹ năng về phòng, chống khủng bố;
d) Tăng cường điều kiện vật chất về phòng, chống khủng bố;
đ) Giải quyết vụ khủng bố;
e) Thực hiện các nội dung hợp tác quốc tế khác theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Theo quy định của pháp luật thì nội dung hợp tác quốc tế bao gồm các nôi dung sau đây:
- Thực hiện trao đổi thông tin;
- Cùng nhau thực hiện việc huấn luyện, diễn tập;
- Nâng cao năng lực của pháp luật;
- Thực hiện việc đào tạo, huấn luyện kiến thức và kỹ năng;
- Tăng cường điều kiện vật chất;
- Giải quyết khủng bố;
- Thực hiện các nội dung hợp tác quốc tế khác theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Như vậy, theo quy định của pháp luật về nội dung hợp tác quốc tế có bao gồm việc huấn luyện, diễn tập về phòng, chống khủng bố.
Khi Việt Nam và nước có liên quan chưa ký kết điều ước quốc tế song phương thì việc thực hiện hợp tác quốc tế giải vụ khủng bố dựa trên nguyên tắc nào?
Nguyên tắc hợp tác quốc tế giữa Việt Nam và nước có liên chưa ký kết điều ước quốc tế song phương được quy định tại Điều 38 Luật Phòng, chống khủng bố năm 2013 như sau:
Hợp tác quốc tế giải quyết vụ khủng bố
Hợp tác quốc tế giải quyết vụ khủng bố được thực hiện trên nguyên tắc quy định tại Điều 4 và Điều 36 của Luật này và các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Trường hợp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước có liên quan không cùng tham gia điều ước quốc tế đa phương hoặc chưa ký kết điều ước quốc tế song phương thì các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam thực hiện hợp tác quốc tế để giải quyết vụ khủng bố trên nguyên tắc quy định tại Điều 4 và Điều 36 của Luật này, phù hợp với nhu cầu và khả năng thực tế của mình.
Như vậy, theo quy định của pháp luật thì nguyên tắc hợp tác quốc tế giữa Việt Nam và nước có liên quan chưa ký kết điều ước quốc tế song phương thì các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam thực hiện hợp tác quốc tế để giải quyết vụ khủng bố trên nguyên tắc quy định tại Điều 4 Luật Phòng, chống khủng bố năm 2013 và Điều 36 Luật Phòng, chống khủng bố năm 2013, cụ thể:
(1) Nguyên tắc phòng, chống khủng bố
- Đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự quản lý thống nhất của Nhà nước, tham gia của toàn xã hội, lực lượng Công an nhân dân chủ trì phối hợp với Quân đội nhân dân làm nòng cốt.
- Tuân thủ Hiến pháp, pháp luật; bảo đảm độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
- Phòng ngừa là chính; chủ động phát hiện, ngăn chặn kịp thời, xử lý nghiêm minh tổ chức, cá nhân khủng bố, tài trợ khủng bố.
- Bảo vệ an toàn tính mạng, sức khỏe con người, tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân; hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại xảy ra.
(2) Nguyên tắc hợp tác quốc tế
Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực phòng, chống khủng bố trên cơ sở:
- Tuân thủ pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế về phòng, chống khủng bố mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
- Tôn trọng các nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế;
- Bảo đảm độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc;
- Bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Báo cáo số hóa hồ sơ thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?
- Mức tiền hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp bị Nhà nước thu hồi là bao nhiêu? Có được hỗ trợ vay vốn tín dụng khi bị thu hồi không?
- Khi nào phải khai báo Mẫu số 05 - Tờ khai sử dụng máy photocopy màu, máy in có chức năng photocopy màu?
- Doanh nghiệp mua xe cũ của khách hàng để bán lại có cần sang tên xe từ khách hàng qua công ty không?
- Sửa đổi Nghị định 24/2024/NĐ-CP về lựa chọn nhà thầu hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 theo dự thảo thế nào?