Việc thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực phòng, chống khủng bố của Việt Nam được dựa trên cơ sở nào?

Tôi có thắc mắc như sau: Việc thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực phòng, chống khủng bố của Việt Nam được dựa trên cơ sở nào? Mong được giải đáp sớm nhất. Xin cảm ơn. Câu hỏi của anh D (Thái Nguyên).

Việc thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực phòng, chống khủng bố của Việt Nam được dựa trên cơ sở nào?

Việc thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực phòng, chống khủng bố của Việt Nam được quy định tại Điều 36 Luật Phòng, chống khủng bố năm 2013 như sau:

Nguyên tắc hợp tác quốc tế
Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực phòng, chống khủng bố trên cơ sở tuân thủ pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế về phòng, chống khủng bố mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; tôn trọng các nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế; bảo đảm độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

Như vậy, theo quy định của pháp luật việc thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực phòng, chống khủng bố của Việt Nam được dựa trên các cơ sở sau:

- Tuân thủ pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế về phòng, chống khủng bố mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;

- Tôn trọng các nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế;

- Bảo đảm độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc;

- Bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

Việc thực hiện hợp tác quốc tế về trong lĩnh vực phòng, chống khủng bố của Việt Nam được dựa trên cơ sở nào?

Việc thực hiện hợp tác quốc tế về trong lĩnh vực phòng, chống khủng bố của Việt Nam được dựa trên cơ sở nào? (Hình từ internet)

Nội dung hợp tác quốc tế có bao gồm việc huấn luyện, diễn tập phòng, chống khủng bố không?

Việc huấn luyện, diễn tập phòng, chống khủng bố có phải là nội dung hợp tác quốc tế được quy định tại Điều 37 Luật Phòng, chống khủng bố năm 2013 như sau:

Nội dung, trách nhiệm hợp tác quốc tế
1. Nội dung hợp tác quốc tế bao gồm:
a) Trao đổi thông tin về phòng, chống khủng bố;
b) Huấn luyện, diễn tập phòng, chống khủng bố;
c) Nâng cao năng lực pháp luật; đào tạo, huấn luyện kiến thức, kỹ năng về phòng, chống khủng bố;
d) Tăng cường điều kiện vật chất về phòng, chống khủng bố;
đ) Giải quyết vụ khủng bố;
e) Thực hiện các nội dung hợp tác quốc tế khác theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Theo quy định của pháp luật thì nội dung hợp tác quốc tế bao gồm các nôi dung sau đây:

- Thực hiện trao đổi thông tin;

- Cùng nhau thực hiện việc huấn luyện, diễn tập;

- Nâng cao năng lực của pháp luật;

- Thực hiện việc đào tạo, huấn luyện kiến thức và kỹ năng;

- Tăng cường điều kiện vật chất;

- Giải quyết khủng bố;

- Thực hiện các nội dung hợp tác quốc tế khác theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Như vậy, theo quy định của pháp luật về nội dung hợp tác quốc tế có bao gồm việc huấn luyện, diễn tập về phòng, chống khủng bố.

Khi Việt Nam và nước có liên quan chưa ký kết điều ước quốc tế song phương thì việc thực hiện hợp tác quốc tế giải vụ khủng bố dựa trên nguyên tắc nào?

Nguyên tắc hợp tác quốc tế giữa Việt Nam và nước có liên chưa ký kết điều ước quốc tế song phương được quy định tại Điều 38 Luật Phòng, chống khủng bố năm 2013 như sau:

Hợp tác quốc tế giải quyết vụ khủng bố
Hợp tác quốc tế giải quyết vụ khủng bố được thực hiện trên nguyên tắc quy định tại Điều 4 và Điều 36 của Luật này và các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Trường hợp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước có liên quan không cùng tham gia điều ước quốc tế đa phương hoặc chưa ký kết điều ước quốc tế song phương thì các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam thực hiện hợp tác quốc tế để giải quyết vụ khủng bố trên nguyên tắc quy định tại Điều 4 và Điều 36 của Luật này, phù hợp với nhu cầu và khả năng thực tế của mình.

Như vậy, theo quy định của pháp luật thì nguyên tắc hợp tác quốc tế giữa Việt Nam và nước có liên quan chưa ký kết điều ước quốc tế song phương thì các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam thực hiện hợp tác quốc tế để giải quyết vụ khủng bố trên nguyên tắc quy định tại Điều 4 Luật Phòng, chống khủng bố năm 2013 và Điều 36 Luật Phòng, chống khủng bố năm 2013, cụ thể:

(1) Nguyên tắc phòng, chống khủng bố

- Đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự quản lý thống nhất của Nhà nước, tham gia của toàn xã hội, lực lượng Công an nhân dân chủ trì phối hợp với Quân đội nhân dân làm nòng cốt.

- Tuân thủ Hiến pháp, pháp luật; bảo đảm độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

- Phòng ngừa là chính; chủ động phát hiện, ngăn chặn kịp thời, xử lý nghiêm minh tổ chức, cá nhân khủng bố, tài trợ khủng bố.

- Bảo vệ an toàn tính mạng, sức khỏe con người, tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân; hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại xảy ra.

(2) Nguyên tắc hợp tác quốc tế

Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực phòng, chống khủng bố trên cơ sở:

- Tuân thủ pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế về phòng, chống khủng bố mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;

- Tôn trọng các nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế;

- Bảo đảm độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc;

- Bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

Phòng chống khủng bố Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Phòng chống khủng bố
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Có bao nhiêu lực lượng phòng chống khủng bố hiện nay? Ai là người chỉ huy lực lượng phòng chống khủng bố trong trường hợp khủng bố trên tàu biển?
Pháp luật
Việc thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực phòng, chống khủng bố của Việt Nam được dựa trên cơ sở nào?
Pháp luật
Các nguyên tắc về phòng chống khủng bố đặt dưới sự chỉ đạo và quản lý của cơ quan nào theo quy định?
Pháp luật
Việc phá, dỡ công trình gây cản trở hoạt động chống khủng bố có phải là biện pháp khẩn cấp chống khủng bố không?
Pháp luật
Cơ quan nào có thẩm quyền thành lập Ban chỉ đạo phòng chống khủng bố cấp tỉnh? Thành viên của Ban chỉ đạo phòng chống khủng bố cấp tỉnh gồm những ai?
Pháp luật
Từ ngày 05/10/2023 chế độ hoạt động của Ban Chỉ đạo phòng, chống khủng bố có gì mới so với quy định hiện nay?
Pháp luật
Nghị định 62/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung thành phần Ban chỉ đạo phòng chống khủng bố tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương?
Pháp luật
Nghị định 62/2023/NĐ-CP sửa đổi nhiệm vụ, quyền hạn của Ban chỉ đạo phòng chống khủng bố tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương?
Pháp luật
Cơ quan nào có thẩm quyền thành lập Ban chỉ đạo phòng chống khủng bố quốc gia? Ban chỉ đạo phòng chống khủng bố quốc gia có những quyền hạn gì?
Pháp luật
Đối với hoạt động phòng, chống khủng bố thì nhà nước Việt Nam đã quy định những chính sách như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Phòng chống khủng bố
354 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Phòng chống khủng bố
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào