Khi phát hiện khủng bố đang diễn ra thì cơ quan nhà nước phải thực hiện ngay biện pháp nào theo quy định?
Phòng chống khủng bố bao gồm những hoạt động nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 3 Luật Phòng chống khủng bố 2013 thì phòng chống khủng bố bao gồm các hoạt động phòng ngừa khủng bố, phòng ngừa tài trợ khủng bố, chống khủng bố và chống tài trợ khủng bố.
Lực lượng chống khủng bố nào có trách nhiệm triển khai các biện pháp nghiệp vụ, kỹ thuật để phát hiện khủng bố?
Căn cứ theo quy định tại Điều 28 Luật Phòng chống khủng bố 2013 quy định về phát hiện khủng bố như sau:
Phát hiện khủng bố
1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân thông qua hoạt động của mình chủ động phát hiện khủng bố.
2. Lực lượng chống khủng bố quy định tại điểm a khoản 1 Điều 14 của Luật này có trách nhiệm triển khai các biện pháp nghiệp vụ, kỹ thuật để phát hiện khủng bố; hướng dẫn, giúp đỡ cơ quan, tổ chức, cá nhân nhận biết về khủng bố và cách thức phát hiện, báo tin, tố giác về khủng bố.
Như vậy, lực lượng chống khủng bố quy định tại điểm a khoản 1 Điều 14 của Luật này có trách nhiệm triển khai các biện pháp nghiệp vụ, kỹ thuật để phát hiện khủng bố.
Theo đó, lực lượng chống khủng bố có trách nhiệm triển khai các biện pháp nghiệp vụ, kỹ thuật để phát hiện khủng bố là các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Công an, Bộ Quốc phòng được giao thực hiện nhiệm vụ chống khủng bố.
Khi phát hiện khủng bố đang diễn ra thì cơ quan nhà nước phải thực hiện ngay biện pháp nào theo quy định? (Hình từ internet)
Khi phát hiện khủng bố đang diễn ra thì cơ quan nhà nước phải thực hiện ngay biện pháp nào theo quy định?
Căn cứ theo quy định tại Điều 30 Luật Phòng chống khủng bố 2013 về biện pháp chống khủng bố như sau:
Biện pháp chống khủng bố
1. Chống khủng bố được thực hiện bằng các biện pháp theo quy định của Luật này và pháp luật về bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội.
2. Biện pháp khẩn cấp chống khủng bố là biện pháp được thực hiện ngay khi khủng bố đã, đang hoặc có căn cứ để cho rằng sẽ xảy ra nhằm kịp thời ngăn chặn khủng bố, loại trừ, hạn chế tác hại của khủng bố. Biện pháp khẩn cấp chống khủng bố bao gồm:
a) Bao vây, phong tỏa khu vực xảy ra khủng bố;
b) Giải cứu con tin, cấp cứu nạn nhân, cách ly người, di chuyển phương tiện, tài sản ra khỏi vùng nguy hiểm của khủng bố;
c) Thương thuyết với đối tượng khủng bố;
d) Bao vây, truy tìm, khống chế, bắt giữ đối tượng khủng bố; vô hiệu hóa vũ khí, công cụ, phương tiện sử dụng để thực hiện khủng bố;
đ) Tấn công, tiêu diệt đối tượng khủng bố, phá hủy vũ khí, công cụ, phương tiện đang được sử dụng để khủng bố;
e) Tạm dừng phương tiện giao thông, phương tiện thông tin, truyền thông bị lợi dụng để khủng bố;
g) Phá, dỡ nhà, công trình xây dựng, di dời chướng ngại vật gây cản trở hoạt động chống khủng bố; đặt chướng ngại vật để cản trở hoạt động khủng bố;
h) Bảo vệ, di chuyển, che giấu, ngụy trang công trình, mục tiêu là đối tượng tấn công của khủng bố;
i) Huy động lực lượng, phương tiện để chống khủng bố;
k) Kiểm tra, phong tỏa tài khoản, nguồn tài chính; ngừng các giao dịch tiền, tài sản; tạm giữ tiền, tài sản liên quan đến khủng bố;
l) Bóc mở, kiểm tra, thu giữ thư, điện tín, bưu phẩm, bưu kiện, gói, kiện hàng hóa liên quan đến khủng bố;
m) Thu thập tài liệu, chứng cứ liên quan đến khủng bố.
3. Chính phủ quy định cụ thể về thẩm quyền, điều kiện, trình tự, thủ tục áp dụng biện pháp khẩn cấp chống khủng bố quy định tại khoản 2 Điều này.
Theo quy định trên thì khi phát hiện hoạt động khủng bố đang diễn ra thì cơ quan nhà nước phải thực hiện ngay biện pháp khẩn cấp chống khủng bố.
Biện pháp pháp khẩn cấp chống khủng bố là biện pháp được thực hiện ngay khi khủng bố đã, đang hoặc có căn cứ để cho rằng sẽ xảy ra nhằm kịp thời ngăn chặn khủng bố, loại trừ, hạn chế tác hại của khủng bố. Biện pháp khẩn cấp chống khủng bố bao gồm:
- Bao vây, phong tỏa khu vực xảy ra khủng bố;
- Giải cứu con tin, cấp cứu nạn nhân, cách ly người, di chuyển phương tiện, tài sản ra khỏi vùng nguy hiểm của khủng bố;
- Thương thuyết với đối tượng khủng bố;
- Bao vây, truy tìm, khống chế, bắt giữ đối tượng khủng bố; vô hiệu hóa vũ khí, công cụ, phương tiện sử dụng để thực hiện khủng bố;
- Tấn công, tiêu diệt đối tượng khủng bố, phá hủy vũ khí, công cụ, phương tiện đang được sử dụng để khủng bố;
- Tạm dừng phương tiện giao thông, phương tiện thông tin, truyền thông bị lợi dụng để khủng bố;
- Phá, dỡ nhà, công trình xây dựng, di dời chướng ngại vật gây cản trở hoạt động chống khủng bố; đặt chướng ngại vật để cản trở hoạt động khủng bố;
- Bảo vệ, di chuyển, che giấu, ngụy trang công trình, mục tiêu là đối tượng tấn công của khủng bố;
- Huy động lực lượng, phương tiện để chống khủng bố;
- Kiểm tra, phong tỏa tài khoản, nguồn tài chính; ngừng các giao dịch tiền, tài sản; tạm giữ tiền, tài sản liên quan đến khủng bố;
- Bóc mở, kiểm tra, thu giữ thư, điện tín, bưu phẩm, bưu kiện, gói, kiện hàng hóa liên quan đến khủng bố;
- Thu thập tài liệu, chứng cứ liên quan đến khủng bố.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ghi mẫu 02B Bản kiểm điểm đảng viên phần phương hướng biện pháp khắc phục hạn chế khuyết điểm Đảng viên thế nào?
- Thời gian đặt lệnh MTL, đặt lệnh MOK và đặt lệnh MAK? Nhà đầu tư đặt lệnh MTL, đặt lệnh MOK và đặt lệnh MAK phải nắm rõ điều gì?
- Điều kiện kinh doanh thiết bị y tế loại A là gì? Thiết bị y tế được phân loại theo quy định hiện nay thế nào?
- Mẫu giấy chứng nhận đăng ký hành nghề công tác xã hội mới nhất hiện nay là mẫu nào? Tải về file word ở đâu?
- Cách viết Biên bản họp đánh giá chất lượng Đảng viên cuối năm? Các bước đánh giá chất lượng Đảng viên như thế nào?