Sĩ quan được làm Tổng giám đốc công ty con của tổ chức tín dụng không? Tiêu chuẩn đối với Tổng giám đốc của tổ chức tín dụng?
Sĩ quan được làm Tổng giám đốc công ty con của tổ chức tín dụng không?
Căn cứ điểm e khoản 2 Điều 42 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 quy định những trường hợp không được đảm nhiệm chức vụ như sau:
Những trường hợp không được đảm nhiệm chức vụ
...
2. Những người sau đây không được là Kế toán trưởng, Giám đốc chi nhánh, Tổng giám đốc (Giám đốc) công ty con của tổ chức tín dụng:
a) Người chưa thành niên; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; người bị hạn chế hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự;
b) Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, đang chấp hành hình phạt tù; đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc; đang bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định;
c) Người đã bị kết án về tội từ tội phạm nghiêm trọng trở lên;
d) Người đã bị kết án về tội xâm phạm sở hữu mà chưa được xóa án tích;
đ) Cán bộ, công chức, viên chức, người quản lý từ cấp phòng trở lên trong doanh nghiệp mà Nhà nước nắm giữ từ 50% vốn điều lệ trở lên, trừ người được cử làm đại diện quản lý phần vốn góp của Nhà nước, của doanh nghiệp mà Nhà nước nắm giữ từ 50% vốn điều lệ trở lên tại tổ chức tín dụng hoặc được cử, chỉ định, bổ nhiệm tham gia quản lý, điều hành, kiểm soát tổ chức tín dụng theo yêu cầu nhiệm vụ;
e) Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp, công nhân công an trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ người được cử làm đại diện quản lý phần vốn góp của Nhà nước, của doanh nghiệp mà Nhà nước nắm giữ từ 50% vốn điều lệ trở lên tại tổ chức tín dụng;
g) Trường hợp khác theo quy định tại Điều lệ của tổ chức tín dụng.
...
Như vậy, sĩ quan trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam không được làm Tổng giám đốc công ty con của tổ chức tín dụng.
Trừ trường hợp, người được cử làm đại diện quản lý phần vốn góp của Nhà nước, của doanh nghiệp mà Nhà nước nắm giữ từ 50% vốn điều lệ trở lên tại tổ chức tín dụng.
Sĩ quan được làm Tổng giám đốc công ty con của tổ chức tín dụng không? Tiêu chuẩn đối với Tổng giám đốc của tổ chức tín dụng? (Hình từ Internet)
Tiêu chuẩn, điều kiện đối với Tổng giám đốc của tổ chức tín dụng là gì?
Căn cứ quy định tại khoản 4 Điều 41 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 quy định tiêu chuẩn, điều kiện đối với Tổng giám đốc của tổ chức tín dụng như sau:
- Tiêu chuẩn, điều kiện quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này;
- Có trình độ từ đại học trở lên về một trong các ngành tài chính, ngân hàng, kinh tế, quản trị kinh doanh, luật, kế toán, kiểm toán;
- Có một trong các điều kiện sau đây: có ít nhất 05 năm là người điều hành tổ chức tín dụng; có ít nhất 05 năm là Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc) doanh nghiệp có vốn chủ sở hữu tối thiểu bằng mức vốn pháp định đối với loại hình tổ chức tín dụng tương ứng và có ít nhất 05 năm làm việc trực tiếp trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, kế toán, kiểm toán; có ít nhất 10 năm làm việc trực tiếp trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, kế toán, kiểm toán;
- Cư trú tại Việt Nam trong thời gian đương nhiệm.
Như vậy, tiêu chuẩn, điều kiện đối với Tổng giám đốc của tổ chức tín dụng được quy định nêu trên.
Các hành vi nào bị nghiêm cấm đối với các tổ chức tín dụng?
Căn cứ quy định tại Điều 15 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 quy định 05 hành vi bị nghiêm cấm, cụ thể:
- Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện hoạt động ngân hàng, hoạt động kinh doanh khác ngoài hoạt động ghi trong Giấy phép được Ngân hàng Nhà nước cấp cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
- Tổ chức, cá nhân không phải là tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện hoạt động ngân hàng, trừ giao dịch ký quỹ, giao dịch mua bán lại chứng khoán của công ty chứng khoán.
- Tổ chức, cá nhân can thiệp trái pháp luật vào hoạt động ngân hàng, hoạt động kinh doanh khác của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
- Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện hành vi hạn chế cạnh tranh hoặc hành vi cạnh tranh không lành mạnh có nguy cơ gây tổn hại hoặc gây tổn hại đến việc thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia, an toàn của hệ thống tổ chức tín dụng, lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
- Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, người quản lý, người điều hành, nhân viên của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài gắn việc bán sản phẩm bảo hiểm không bắt buộc với việc cung ứng sản phẩm, dịch vụ ngân hàng dưới mọi hình thức.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Báo cáo kiểm điểm công tác chỉ đạo điều hành 6 tháng đầu năm? Đề cương Báo cáo kiểm điểm công tác chỉ đạo điều hành?
- Mẫu biên bản bàn giao xe ô tô theo hợp đồng mua bán? Tải về? Trách nhiệm của chủ xe khi chuyển nhượng xe?
- Mẫu biên bản thỏa thuận giữa hai bên? Tải về? Thỏa thuận giữa hai bên có phải là nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự?
- Mẫu đơn tố cáo Đảng viên ngoại tình? Tải về? Hình thức kỷ luật đối với Đảng viên ngoại tình là gì?
- Cách viết lưu bút hay và ấn tượng? Mẫu viết lưu bút ngắn gọn? Có bao nhiêu buổi thi tốt nghiệp THPT trong năm nay?