Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh theo trình tự nào? Ủy ban thường vụ Quốc hội giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của các cơ quan nào?
Ai có quyền xem xét báo cáo của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh?
Căn cứ vào Điều 28 Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân 2015 quy định như sau:
Xem xét báo cáo hoạt động của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh
1. Hội đồng nhân dân cấp tỉnh gửi báo cáo hoạt động 06 tháng và hằng năm đến Ủy ban thường vụ Quốc hội.
2. Trường hợp cần thiết, Ủy ban thường vụ Quốc hội phân công Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội nghiên cứu báo cáo hoạt động của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh và báo cáo Ủy ban thường vụ Quốc hội.
3. Ủy ban thường vụ Quốc hội thảo luận, ra nghị quyết về hoạt động của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh.
Nội dung nghị quyết theo quy định tại khoản 5 Điều 13 của Luật này.
Như vậy, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh gửi báo cáo hoạt động 06 tháng và hằng năm đến Ủy ban thường vụ Quốc hội.
- Trường hợp cần thiết, Ủy ban thường vụ Quốc hội phân công Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội nghiên cứu báo cáo hoạt động của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh và báo cáo Ủy ban thường vụ Quốc hội.
- Ủy ban thường vụ Quốc hội thảo luận, ra nghị quyết về hoạt động của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh.
Dẫn chiếu đến khoản 5 Điều 13 Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân 2015 quy định về nội dung công tác báo cáo của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh như sau:
Nghị quyết về công tác của cơ quan có báo cáo phải có những nội dung cơ bản sau đây:
- Đánh giá kết quả đạt được, những hạn chế, bất cập và nguyên nhân của hạn chế, bất cập; trách nhiệm của cơ quan có báo cáo và người đứng đầu;
- Thời hạn khắc phục hạn chế, bất cập;
- Trách nhiệm thi hành của cơ quan, cá nhân;
- Trách nhiệm báo cáo kết quả thực hiện nghị quyết về giám sát.
Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh (Hình từ Internet)
Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh theo trình tự nào?
Căn cứ vào Điều 29 Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân 2015 quy định như sau:
Xem xét nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh có dấu hiệu trái với Hiến pháp, luật, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên
1. Ủy ban thường vụ Quốc hội tự mình hoặc theo đề nghị của Thủ tướng Chính phủ, kiến nghị của Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội hoặc đại biểu Quốc hội xem xét nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh có dấu hiệu trái với Hiến pháp, luật, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên.
Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội có trách nhiệm chuẩn bị ý kiến về nghị quyết quy định tại khoản này theo phân công của Ủy ban thường vụ Quốc hội.
2. Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh theo trình tự sau đây:
a) Đại diện cơ quan, tổ chức, cá nhân quy định tại khoản 1 Điều này trình bày đề nghị, kiến nghị;
b) Chủ tịch Hội đồng dân tộc hoặc Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội trình bày ý kiến;
c) Chủ tịch Hội đồng nhân dân cấp tỉnh nơi đã ra nghị quyết được mời tham dự phiên họp và trình bày ý kiến;
d) Ủy ban thường vụ Quốc hội thảo luận;
đ) Ủy ban thường vụ Quốc hội ra nghị quyết về việc xem xét nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh.
Nội dung nghị quyết xác định nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh trái hoặc không trái với Hiến pháp, luật, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên; trường hợp nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh trái với Hiến pháp, luật, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên thì quyết định bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ nghị quyết đó.
Như vậy, Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh theo trình tự sau đây:
Bước 1: Đại diện cơ quan, tổ chức, cá nhân quy định tại khoản 1 Điều này trình bày đề nghị, kiến nghị;
Bước 2: Chủ tịch Hội đồng dân tộc hoặc Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội trình bày ý kiến;
Bước 3: Chủ tịch Hội đồng nhân dân cấp tỉnh nơi đã ra nghị quyết được mời tham dự phiên họp và trình bày ý kiến;
Bước 4: Ủy ban thường vụ Quốc hội thảo luận;
Bước 5: Ủy ban thường vụ Quốc hội ra nghị quyết về việc xem xét nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh.
Nội dung nghị quyết xác định nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh trái hoặc không trái với Hiến pháp, luật, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên; trường hợp nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh trái với Hiến pháp, luật, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên thì quyết định bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ nghị quyết đó.
Ủy ban thường vụ Quốc hội giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của các cơ quan nào?
Căn cứ vào Điều 30 Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân 2015 quy định như sau:
Giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo
1. Ủy ban thường vụ Quốc hội giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo; xem xét báo cáo của Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao về việc giải quyết khiếu nại, tố cáo; tổ chức giám sát chuyên đề hoặc phân công Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo.
2. Khi nhận được khiếu nại, tố cáo của công dân, Ủy ban thường vụ Quốc hội chỉ đạo nghiên cứu, xử lý; khi cần thiết chuyển đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền để xem xét, giải quyết.
Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền phải xem xét, giải quyết trong thời hạn do pháp luật quy định và thông báo việc giải quyết đến Ủy ban thường vụ Quốc hội trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày ra quyết định giải quyết; trường hợp không đồng ý với kết quả giải quyết thì Ủy ban thường vụ Quốc hội có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp xem xét, giải quyết và thông báo kết quả giải quyết đến Ủy ban thường vụ Quốc hội.
3. Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét báo cáo, kiến nghị của Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội và đại biểu Quốc hội về việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền.
4. Khi phát hiện có hành vi vi phạm pháp luật, gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân thì Ủy ban thường vụ Quốc hội yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền áp dụng các biện pháp cần thiết để kịp thời chấm dứt hành vi vi phạm pháp luật, khôi phục lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân bị vi phạm, đồng thời yêu cầu người có thẩm quyền xử lý, xem xét trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật; trường hợp không đồng ý với việc giải quyết của cơ quan, tổ chức, cá nhân đó thì yêu cầu người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp xem xét, giải quyết. Cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan có trách nhiệm thực hiện yêu cầu của Ủy ban thường vụ Quốc hội và báo cáo Ủy ban thường vụ Quốc hội trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu.
Như vậy, Ủy ban thường vụ Quốc hội giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo; xem xét báo cáo của Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao về việc giải quyết khiếu nại, tố cáo; tổ chức giám sát chuyên đề hoặc phân công Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thông tư 23/2024 quản lý vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ của Bộ Công Thương từ 1/1/2025 ra sao?
- Nghị định 72/2024 về giảm 2% thuế GTGT đến khi nào? Năm 2025 có tiếp tục giảm 2% thuế GTGT không?
- Thời hạn thực hiện các bước trong quá trình tiếp nhận, giải quyết, trả kết quả giải quyết hồ sơ TTHC tại cơ quan thuế?
- Giảm lệ phí nộp đơn đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực trồng trọt theo quy định mới?
- Đáp án tự luận cuộc thi an toàn giao thông cho nụ cười ngày mai cấp THCS và THPT năm học 2024 2025 hay, chọn lọc?