Hình thức hoạt động chủ yếu của Ủy ban thường vụ Quốc hội là hình thức nào theo Nghị quyết 1075?
- Hình thức làm việc của Ủy ban thường vụ Quốc hội được quy định như thế nào?
- Hình thức hoạt động chủ yếu của Ủy ban thường vụ Quốc hội là hình thức nào theo Nghị quyết 1075?
- Đối với phiên họp Ủy ban thường vụ Quốc hội được triệu tập theo đề nghị của Chủ tịch nước thì thời gian bắt đầu phiên họp do ai quyết định?
Hình thức làm việc của Ủy ban thường vụ Quốc hội được quy định như thế nào?
Hình thức làm việc của Ủy ban thường vụ Quốc hội được quy định tại Điều 3 Quy chế làm việc của Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành kèm theo Nghị quyết 1075/2015/UBTVQH13 như sau:
Hình thức làm việc của Ủy ban thường vụ Quốc hội
1. Các hình thức làm việc của Ủy ban thường vụ Quốc hội bao gồm:
a) Phiên họp Ủy ban thường vụ Quốc hội;
b) Cuộc họp, hội nghị do Ủy ban thường vụ Quốc hội tổ chức;
c) Cho ý kiến bằng văn bản.
2. Tại phiên họp, Ủy ban thường vụ Quốc hội thảo luận và quyết định những vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định tổ chức cuộc họp, hội nghị theo đề nghị của thành viên Ủy ban thường vụ Quốc hội phụ trách nội dung. Chủ tịch Quốc hội quyết định việc xin ý kiến Ủy ban thường vụ Quốc hội bằng văn bản.
Căn cứ trên quy định các hình thức làm việc của Ủy ban thường vụ Quốc hội bao gồm:
- Phiên họp Ủy ban thường vụ Quốc hội;
- Cuộc họp, hội nghị do Ủy ban thường vụ Quốc hội tổ chức;
- Cho ý kiến bằng văn bản.
Tại phiên họp, Ủy ban thường vụ Quốc hội thảo luận và quyết định những vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định tổ chức cuộc họp, hội nghị theo đề nghị của thành viên Ủy ban thường vụ Quốc hội phụ trách nội dung. Chủ tịch Quốc hội quyết định việc xin ý kiến Ủy ban thường vụ Quốc hội bằng văn bản.
Hình thức hoạt động chủ yếu của Ủy ban thường vụ Quốc hội là hình thức nào theo Nghị quyết 1075?
Hình thức hoạt động chủ yếu của Ủy ban thường vụ Quốc hội được quy định theo khoản 1 Điều 5 Quy chế làm việc của Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành kèm theo Nghị quyết 1075/2015/UBTVQH13 như sau:
Phiên họp Ủy ban thường vụ Quốc hội
1. Phiên họp Ủy ban thường vụ Quốc hội là hình thức hoạt động chủ yếu của Ủy ban thường vụ Quốc hội.
2. Ủy ban thường vụ Quốc hội họp công khai. Trường hợp Ủy ban thường vụ Quốc hội họp riêng do Chủ tịch Quốc hội quyết định.
Căn cứ trên quy định phiên họp Ủy ban thường vụ Quốc hội là hình thức hoạt động chủ yếu của Ủy ban thường vụ Quốc hội.
Ủy ban thường vụ Quốc hội họp công khai. Trường hợp Ủy ban thường vụ Quốc hội họp riêng do Chủ tịch Quốc hội quyết định.
Hình thức hoạt động chủ yếu của Ủy ban thường vụ Quốc hội là hình thức nào theo Nghị quyết 1075? (Hình từ Internet)
Đối với phiên họp Ủy ban thường vụ Quốc hội được triệu tập theo đề nghị của Chủ tịch nước thì thời gian bắt đầu phiên họp do ai quyết định?
Thời gian bắt đầu phiên họp Ủy ban thường vụ Quốc hội được quy định theo Điều 6 Quy chế làm việc của Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành kèm theo Nghị quyết 1075/2015/UBTVQH13 như sau:
Thời gian bắt đầu phiên họp Ủy ban thường vụ Quốc hội
Phiên họp thường kỳ của Ủy ban thường vụ Quốc hội được bắt đầu vào khoảng từ ngày 10 đến ngày 15 hàng tháng, trừ trường hợp đặc biệt do Chủ tịch Quốc hội quyết định.
Đối với phiên họp được triệu tập theo đề nghị của Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ hoặc ít nhất một phần ba tổng số thành viên Ủy ban thường vụ Quốc hội, thời gian bắt đầu phiên họp do Chủ tịch Quốc hội quyết định.
Theo đó, đối với phiên họp được triệu tập theo đề nghị của Chủ tịch nước thì thời gian bắt đầu phiên họp do Chủ tịch Quốc hội quyết định.
Bên cạnh đó, theo quy định tại khoản 1 Điều 7 Quy chế làm việc của Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành kèm theo Nghị quyết 1075/2015/UBTVQH13 thì việc dự kiến chương trình và quyết định triệu tập phiên họp Ủy ban thường vụ Quốc hội thực hiện theo quy định tại Điều 62 Luật Tổ chức Quốc hội 2014 cụ thể:
Dự kiến chương trình và quyết định triệu tập phiên họp Ủy ban thường vụ Quốc hội
1. Chủ tịch Quốc hội chỉ đạo việc chuẩn bị phiên họp Ủy ban thường vụ Quốc hội; dự kiến chương trình, quyết định thời gian họp và các biện pháp bảo đảm. Phó Chủ tịch Quốc hội, Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội chuẩn bị những nội dung được Chủ tịch Quốc hội phân công.
2. Theo sự chỉ đạo của Chủ tịch Quốc hội, căn cứ vào chương trình công tác của Ủy ban thường vụ Quốc hội, của Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội và tình hình, tiến độ chuẩn bị các nội dung dự kiến trình Ủy ban thường vụ Quốc hội, Tổng thư ký Quốc hội - Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội chuẩn bị dự kiến chương trình phiên họp Ủy ban thường vụ Quốc hội chậm nhất là 30 ngày trước ngày bắt đầu phiên họp. Dự kiến chương trình phiên họp phải được gửi xin ý kiến các thành viên Ủy ban thường vụ Quốc hội, Thường trực Hội đồng dân tộc, Thường trực Ủy ban của Quốc hội trước khi trình Chủ tịch Quốc hội xem xét, quyết định.
3. Tổng thư ký Quốc hội - Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội gửi dự kiến chương trình phiên họp đã được Chủ tịch Quốc hội quyết định đến cơ quan, tổ chức có nội dung trình Ủy ban thường vụ Quốc hội chậm nhất là 20 ngày trước ngày bắt đầu phiên họp; gửi dự kiến chương trình phiên họp cùng với quyết định triệu tập phiên họp đến thành viên Ủy ban thường vụ Quốc hội chậm nhất là 07 ngày trước ngày bắt đầu phiên họp.
4. Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội và các cơ quan, tổ chức hữu quan có trách nhiệm chuẩn bị, thẩm tra các dự án, báo cáo thuộc nội dung chương trình phiên họp theo sự phân công của Ủy ban thường vụ Quốc hội hoặc theo nhiệm vụ, quyền hạn được pháp luật quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đáp án cuộc thi Quân đội Nhân dân Việt Nam 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành 2024 tuần 1 trên trang Báo cáo viên ra sao?
- Nghị quyết 1278 sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2023-2025 thế nào?
- Mẫu biên bản thẩm định điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke (dịch vụ vũ trường) mới nhất hiện nay?
- Mẫu biên bản hội nghị tổng kết công tác Đảng cuối năm mới nhất? Tải mẫu biên bản hội nghị tổng kết công tác Đảng ở đâu?
- Người đại diện cố ý thực hiện giao dịch dân sự vượt quá phạm vi đại diện mà gây thiệt hại sẽ phải chịu trách nhiệm gì?