Tiêu chuẩn xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp âm thanh viên hạng 2 lên âm thanh viên hạng 1 cần đáp ứng điều kiện nào?
- Tiêu chuẩn xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp âm thanh viên hạng 2 lên âm thanh viên hạng 1 cần đáp ứng điều kiện nào?
- Người có chức danh nghề nghiệp âm thanh viên hạng 1 có được tổ chức hòa âm cho những phim có quy mô lớn không?
- Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo bồi dưỡng và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của âm thanh viên hạng 1 được quy định như thế nào?
Tiêu chuẩn xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp âm thanh viên hạng 2 lên âm thanh viên hạng 1 cần đáp ứng điều kiện nào?
Căn cứ theo Điều 3 Thông tư 12/2024/TT-BTTTT quy định như sau:
Tiêu chuẩn, điều kiện cụ thể xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành Thông tin và Truyền thông
...
9. Xét thăng hạng lên chức danh nghề nghiệp âm thanh viên hạng I, Mã số: V11.09.23
a) Đang giữ chức danh nghề nghiệp âm thanh viên hạng II, Mã số: V11.09.24
b) Có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp âm thanh viên hạng II (hoặc tương đương) ít nhất là đủ 06 năm. Trường hợp có thời gian tương đương với chức danh nghề nghiệp âm thanh viên hạng II thì phải có ít nhất đủ 01 năm (đủ 12 tháng) giữ chức danh nghề nghiệp âm thanh viên hạng II tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự xét thăng hạng (nếu thời gian giữ chức danh nghề nghiệp âm thanh viên hạng II không liên tục thì được cộng dồn);
c) Trong thời gian giữ chức danh nghề nghiệp âm thanh viên hạng II (hoặc tương đương) đã chủ trì hoặc tham gia thực hiện ít nhất 02 (hai) tác phẩm đạt giải thưởng cấp bộ, ban, ngành, tỉnh hoặc chủ trì ít nhất 02 (hai) đề tài, chương trình nghiên cứu khoa học chuyên ngành cấp bộ, cấp tỉnh trở lên mà cơ quan, đơn vị quản lý, sử dụng viên chức được giao chủ trì nghiên cứu, xây dựng đã được cấp có thẩm quyền ban hành hoặc nghiệm thu.
d) Trong thời gian giữ chức danh nghề nghiệp âm thanh viên hạng II (hoặc tương đương) được tặng bằng khen hoặc đạt danh hiệu chiến sỹ thi đua cấp bộ, ban, ngành, tỉnh trở lên do có thành tích trong hoạt động nghề nghiệp.
10. Xét thăng hạng lên chức danh nghề nghiệp âm thanh viên hạng II, Mã số: V11.09.24
a) Đang giữ chức danh nghề nghiệp âm thanh viên hạng III, Mã số: V11.09.25
...
Theo đó, tiêu chuẩn xét thăng hạng lên chức danh nghề nghiệp âm thanh viên hạng 1, Mã số: V11.09.23 thì người đang giữ chức danh nghề nghiệp âm thanh viên hạng 2 cần phải đáp ứng những điều kiện sau:
- Đang giữ chức danh nghề nghiệp âm thanh viên hạng 2, Mã số: V11.09.24
- Có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp âm thanh viên hạng 2(hoặc tương đương) ít nhất là đủ 06 năm. Trường hợp có thời gian tương đương với chức danh nghề nghiệp âm thanh viên hạng II thì phải có ít nhất đủ 01 năm (đủ 12 tháng) giữ chức danh nghề nghiệp âm thanh viên hạng II tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự xét thăng hạng (nếu thời gian giữ chức danh nghề nghiệp âm thanh viên hạng II không liên tục thì được cộng dồn);
- Trong thời gian giữ chức danh nghề nghiệp âm thanh viên hạng 2(hoặc tương đương) đã chủ trì hoặc tham gia thực hiện ít nhất 02 (hai) tác phẩm đạt giải thưởng cấp bộ, ban, ngành, tỉnh hoặc chủ trì ít nhất 02 (hai) đề tài, chương trình nghiên cứu khoa học chuyên ngành cấp bộ, cấp tỉnh trở lên mà cơ quan, đơn vị quản lý, sử dụng viên chức được giao chủ trì nghiên cứu, xây dựng đã được cấp có thẩm quyền ban hành hoặc nghiệm thu.
- Trong thời gian giữ chức danh nghề nghiệp âm thanh viên hạng 2 (hoặc tương đương) được tặng bằng khen hoặc đạt danh hiệu chiến sỹ thi đua cấp bộ, ban, ngành, tỉnh trở lên do có thành tích trong hoạt động nghề nghiệp.
Tiêu chuẩn xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp âm thanh viên hạng 2 lên âm thanh viên hạng 1 cần đáp ứng điều kiện nào? (Hình từ Internet)
Người có chức danh nghề nghiệp âm thanh viên hạng 1 có được tổ chức hòa âm cho những phim có quy mô lớn không?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 3 Thông tư 46/2017/TT-BTTTT có quy định như sau:
Âm thanh viên hạng I
1. Nhiệm vụ:
- Chủ trì tổng kết chuyên môn, nghiệp vụ; chuẩn bị nội dung, tham gia các cuộc hội thảo chuyên ngành trong nước và trên thế giới;
- Tổ chức thực hiện ghi âm, hòa âm cho những phim, công trình nghệ thuật có quy mô lớn, phải sử dụng nhiều phương tiện kỹ thuật đảm bảo chất lượng âm thanh cao;
- Đưa ra định hướng phát triển kỹ thuật của đơn vị, ngành và cấp nhà nước;
- Quy hoạch, lập kế hoạch phát triển hệ thống kỹ thuật mang tính tiên tiến trong trung và dài hạn;
- Phát hiện và tổ chức ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực âm thanh nhầm góp phần nâng cao chất lượng nghệ thuật đối với các chương trình biểu diễn, điện ảnh và truyền hình;
- Chủ trì xây dựng mục tiêu, nội dung, chương trình, tài liệu và tổ chức bồi dưỡng cho ngạch âm thanh viên hạng dưới;
- Chuẩn bị nội dung, trực tiếp tham gia các cuộc hội thảo về âm thanh trong nước và trên thế giới.
...
Theo đó, người có chức danh nghề nghiệp âm thanh viên hạng 1 sẽ có nhiệm vụ tổ chức thực hiện hòa âm cho những phim có quy mô lớn, phải sử dụng nhiều phương tiện kỹ thuật đảm bảo chất lượng âm thanh cao.
Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo bồi dưỡng và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của âm thanh viên hạng 1 được quy định như thế nào?
Căn cứ theo khoản 2 và khoản 3 Điều 3 Thông tư 46/2017/TT-BTTTT được sửa đổi bởi Khoản 1 Điều 1 Thông tư 07/2022/TT-BTTTT có quy định như sau:
Theo đó, người có chức danh nghề nghiệp âm thanh viên hạng 1 cần phải có tiêu chuẩn về trình độ đào tạo bồi dưỡng và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ bao gồm:
- Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng
+ Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên chuyên ngành âm thanh, điện tử - viễn thông;
+Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành âm thanh viên.
- Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ
+ Am hiểu đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước về lĩnh vực chuyên ngành;
+ Thành thạo về nghiệp vụ chuyên ngành; Am hiểu về âm thanh, nắm vững nguyên tắc kết hợp giữa các loại âm thanh, giữa âm thanh với hình ảnh hoặc với nghệ thuật biểu diễn;
+ Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản, sử dụng được ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc thiểu số theo yêu cầu của vị trí việc làm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ cấp, cấp đổi, cấp lại chứng nhận chất lượng xe nhập khẩu, phụ tùng nhập khẩu từ 1/1/2025 thế nào?
- Thu nhập vãng lai là gì? Mức thuế suất áp dụng khi tính thuế thu nhập cá nhân từ thu nhập vãng lai là bao nhiêu %?
- Tải mẫu phụ lục gia hạn hợp đồng dịch vụ chuẩn pháp lý? Phụ lục gia hạn hợp đồng dịch vụ là gì?
- Hướng dẫn lập Mẫu Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh cho DN nhỏ và vừa đáp ứng giả định hoạt động liên tục?
- Mẫu báo cáo thành tích cá nhân Hội Liên hiệp Phụ nữ mới nhất? Tiêu chuẩn của Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam là gì?