Mẫu nhận xét đối với trợ giúp viên pháp lý dự xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp mới nhất là mẫu nào?
- Mẫu nhận xét đối với trợ giúp viên pháp lý dự xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp mới nhất là mẫu nào?
- Đăng ký dự xét thăng hạng từ hạng ba lên hạng hai thì viên chức trợ giúp viên pháp lý cần phải đáp ứng những điều kiện nào?
- Nguyên tắc bổ nhiệm và xếp lương theo chức danh nghề nghiệp đối với viên chức trợ giúp viên pháp lý được pháp luật quy định như thế nào?
Mẫu nhận xét đối với trợ giúp viên pháp lý dự xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp mới nhất là mẫu nào?
Mẫu nhận xét đối với trợ giúp viên pháp lý dự xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp mới nhất là mẫu số 01-TP-TGPL được ban hành kèm theo Thông tư 09/2024/TT-BTP có quy định như sau:
Mẫu nhận xét đối với trợ giúp viên pháp lý dự xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp mới nhất tại đây Tải về
Hướng dẫn cách điền mẫu nhận xét đối với trợ giúp viên pháp lý dự xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp sau đây:
(1) Tên cơ quan chủ quản của cơ quan ban hành văn bản;
(2) Tên cơ quan ban hành văn bản;
(3) Họ tên của trợ giúp viên pháp lý;
(4) Chức vụ đang giữ hiện nay;
(5) Chức danh nghề nghiệp viên chức hiện đang giữ (hạng II hoặc hạng III);
(6) Tên Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh/thành phố đang công tác;
(7) Hạng đăng ký dự xét thăng hạng (hạng I hoặc hạng II)
Mẫu nhận xét đối với trợ giúp viên pháp lý dự xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp mới nhất là mẫu nào? (Hình từ Internet)
Đăng ký dự xét thăng hạng từ hạng ba lên hạng hai thì viên chức trợ giúp viên pháp lý cần phải đáp ứng những điều kiện nào?
Căn cứ theo Điều 3 Thông tư 09/2024/TT-BTP có quy định như sau:
Theo đó, viên chức trợ giúp viên pháp lý đăng ký dự xét thăng hạng từ hạng ba lên hạng hai phải đáp ứng đủ các tiêu chuẩn, điều kiện sau đây:
- Đang giữ chức danh nghề nghiệp viên chức trợ giúp viên pháp lý hạng ba và đáp ứng tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp viên chức trợ giúp viên pháp lý bao gồm:
+ Có bằng cử nhân luật trở lên;
+ Có giấy chứng nhận tốt nghiệp đào tạo nghề luật sư hoặc thuộc trường hợp được miễn đào tạo nghề luật sư;
+ Có giấy chứng nhận kiểm tra kết quả tập sự trợ giúp pháp lý hoặc giấy chứng nhận kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư, trừ trường hợp trợ giúp viên pháp lý đã được bổ nhiệm theo Luật Trợ giúp pháp lý 2017 hoặc được miễn tập sự trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật.
(Nội dung quy định tại Điều 4 Thông tư 05/2022/TT-BTP)
- Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ gồm có:
+ Nắm vững và có năng lực vận dụng các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong công tác trợ giúp pháp lý;
+ Có kiến thức, hiểu biết về hệ thống pháp luật và chuyên sâu về lĩnh vực pháp luật được phân công;
+ Thực hiện thành thạo các nghiệp vụ trợ giúp pháp lý; triển khai có hiệu quả các hoạt động trợ giúp pháp lý;
+ Được Cục Trợ giúp pháp lý xác nhận đã thực hiện ít nhất 01 vụ việc tham gia tố tụng thành công;
+ Có năng lực hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng trợ giúp pháp lý cho trợ giúp viên pháp lý hạng ba và người thực hiện trợ giúp pháp lý khác;
+ Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản, sử dụng được ngoại ngữ hoặc sử dụng được tiếng dân tộc thiểu số đối với viên chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số theo yêu cầu vị trí việc làm;
+ Viên chức dự thi hoặc xét thăng hạng lên chức danh trợ giúp viên pháp lý hạng 2 phải có thời gian giữ chức danh trợ giúp viên pháp lý hạng ba hoặc tương đương từ đủ 09 năm cộng dồn (108 tháng) trở lên, trong đó thời gian giữ chức danh trợ giúp viên pháp lý hạng ba tối thiểu đủ 01 năm cộng dồn (12 tháng), tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng.
(Nội dung được quy định tại khoản 2 Điều 6 Thông tư 05/2022/TT-BTP)
- Tiêu chuẩn, điều kiện đăng ký dự xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp bao gồm:
+ Được xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên trong năm công tác liền kề trước năm dự xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp;
+ Có phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp tốt; không trong thời hạn xử lý kỷ luật;
+ Không trong thời gian thực hiện các quy định liên quan đến kỷ luật theo quy định của Đảng và của pháp luật;
(Nội dung quy định tại điểm a khoản 1 Điều 32 Nghị định số 115/2020/NĐ-CP được sửa đổi theo quy định tại khoản 16 Điều 1 Nghị định số 85/2023/NĐ-CP).
Nguyên tắc bổ nhiệm và xếp lương theo chức danh nghề nghiệp đối với viên chức trợ giúp viên pháp lý được pháp luật quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 8 Thông tư 05/2022/TT-BTP có quy định như sau:
Theo đó, nguyên tắc bổ nhiệm và xếp lương theo chức danh nghề nghiệp đối với viên chức trợ giúp viên pháp lý được quy định như sau:
- Việc bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp đối với viên chức trợ giúp viên pháp lý phải bảo đảm đáp ứng đúng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp được bổ nhiệm.
- Khi bổ nhiệm từ ngạch viên chức hiện giữ vào chức danh nghề nghiệp viên chức trợ giúp viên pháp lý không được kết hợp nâng bậc lương hoặc thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thủ tục điều chỉnh giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện xét nghiệm khẳng định HIV dương tính từ 15/12/2024 ra sao?
- Việc tổ chức xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp đăng ký biện pháp bảo đảm cần phải căn cứ vào đâu?
- Hợp đồng chính là gì? Sự vô hiệu của hợp đồng chính không làm chấm dứt hợp đồng phụ trong trường hợp nào?
- Cách bình chọn Làn Sóng Xanh 2024 Lansongxanh 1vote vn như thế nào? Xem bảng xếp hạng làn sóng xanh ở đâu?
- Phụ lục Thông tư 35 2024 TT BGTVT về các biểu mẫu báo cáo? Tải phụ lục Thông tư 35 2024 TT BGTVT ở đâu?