Ngân hàng Phát triển Việt Nam nơi tôi đang làm việc sắp tới sẽ trải qua kì đánh giá, xếp loại kết quả hoạt động. Tôi có nghe cấp trên nói vì Nhà nước có sự thay đổi trong chính sách phổ biến cho các tổ chức tín dụng nên kết quả tài chính của Ngân hàng chuyển từ loại B sang loại C. Tôi muốn biết có thể xem xét lại trường hợ này hay không? Tôi cũng chỉ mới nghe nói về việc xếp loại này chứ chưa biết cụ thể tiêu chí này và những tiêu chí khác được quy định như thế nào? Có thể cho tôi biết rõ hơn không?
Ngân hàng Phát triển Việt Nam tôi đang làm việc hiện gặp một tình trạng đó là: sau khi kết thúc một năm tài chính, việc thực hiện chế độ báo cáo của ngân hàng không đáp ứng yêu cầu của cấp trên, dẫn đến giử không đúng thời hạn và đã bị nhắc nhở nhiều lần. Cho tôi hỏi với tình trạng trên, Ngân hàng tôi còn có thể được xếp loại A hay không? Nếu không, những tiêu chí còn lại phải xếp loại mấy thì ngân hàng tôi mới được xếp loại A trên tổng thể?
Theo tôi được biết, sau khi trải qua một khoảng thời gian hoạt động nhất định, Ngân hàng Phát triển Việt Nam sẽ được xem xét, đánh giá và xếp loại theo các tiêu chí đã định. Tôi muốn biết những tiêu chí này cụ thể là gì? Ngân hàng Phát triển Việt Nam tôi đang làm việc có tỷ lệ nợ xấu vượt quá 150% nhưng có kết quả tài chính cao hơn kế hoạch được giao thì được xem xét xếp loại A hay không?
Tôi muốn biết Ngân hàng Phát triển Việt Nam có thể trích 30% thặng dư từ hoạt động kinh doanh của mình cho quỹ đầu tư phát triển được không? Vì theo như tôi được biết, Ngân hàng Phát triển Việt Nam hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận, nên tôi nghĩ thặng dư thu được sau 1 năm kinh doanh sẽ được trích cho những quỹ khác. Bên cạnh đó tôi còn muốn biết quỹ đầu tư phát triển có thể chi cho hoạt động vui chơi, thể thao, văn hóa của các nhân viên trong Ngân hàng Phát triển Việt Nam hay không? Nếu không, khoản chi cho hoạt động này được lấy từ đâu?
Tôi hiện đang làm việc trong Ngân hàng Phát triển Việt Nam. Sau khi tìm hiểu về cơ chế hoạt động của ngân hàng, tôi thắc mắc không biết những chi phí như tiền dùng để trả lãi tiền gửi của khách hàng, tiền dùng để chi trả lương, thưởng cho nhân viên có được xem là chi phí của Ngân hàng phát triển Việt Nam hay không? Những hoạt động nào không được hạch toán vào chi phí của ngân hàng?
Theo tôi được biết, Ngân hàng Phát triển Việt Nam duy trì hoạt động của mình dựa trên nguồn vốn tự có của mình, ngoài ra còn có thể huy động thêm những khoản vốn khác. Tôi muốn hỏi ngoài những khoản nêu trên, Ngân hàng Phát triển Việt Nam còn có thể thực hiện các hoạt động của mình dựa trên nguồn vốn nào nữa không? Ngân hàng này sử dụng vốn và tài sản vào những mục đích gì và quản lý dựa trên nguyên tắc nào?
Tôi được biết khi cá nhân giao dịch ngoại tệ với các tổ chức tín dụng thì cá nhân phải có nghĩa vụ cung cấp thông tin về mục đích, số lượng, loại ngoại tệ, thời hạn thanh toán, chuyển tiền,... Còn đối với giao dịch ngoại tệ giữa các tổ chức tín dụng thì tổ chức tín dụng nào phải có nghĩa vụ chứng minh hoặc cung cấp các thông tin trên? Bên cạnh đó thì giới hạn giao dịch ngoại tệ giữa các tổ chức tín dụng phải trong phạm vi điều chỉnh như thế nào và việc giao dịch diễn biến ra sao?
Sắp tới, tôi phải thực hiện một chuyến công tác dài ngày đến Hàn Quốc. Đây là lần đầu tiên tôi ra nước ngoài nên tôi muốn đi đổi từ tiền Việt sang tiền của Hàn Quốc. Tuy nhiên do công việc bận bịu nên tôi không có thời gian ra ngân hàng hay tìm hiểu về thủ tục đổi tiền. Cho tôi hỏi tôi có thể thực hiện giao dịch ngoại tệ bằng phương thức gọi điện thoại cho tổ chức tín dụng được không? Bên cạnh đó tôi cần chuẩn bị những giấy tờ gì để việc đổi tiền diễn ra suôn sẻ?
Tôi có tìm hiểu và biết được rằng Ngân hàng Phát triển Việt Nam sẽ được cấp bù một khoản lãi suất để thực hiện một số nhiệm vụ đặc thù. Tôi nghĩ số tiền cấp bù lãi suất này sẽ được hình thành dựa trên hai thành phần là số tiền cấp bù chênh lệch lãi suất và số tiền cấp bù hỗ trợ sau đầu tư. Không biết như vậy có đúng không? Có thể cho tôi biết công thức tính số tiền cấp bù lãi suất chính xác không? Cơ sở và mục đích của việc cấp bù lãi suất này là gì?
Cho tôi hỏi doanh nghiệp muốn vay ngắn hạn phải đáp ứng điều kiện nào? Trường hợp doanh nghiệp đăng ký khoản vay ngắn hạn nhưng lại sử dụng vào mục đích vay trung, dài hạn thì có bị xử lý không? Nếu có thì mức phạt là bao nhiêu theo quy định của pháp luật? Mong nhận được giải đáp, xin cảm ơn.
Theo tìm hiểu, tôi biết ngân hàng thương mại không hoạt động riêng lẻ mà sẽ hoạt động trong một mạng lưới nhất định. Vậy tôi muốn biết mạng lưới ngân hàng gồm những thành phần cụ thể nào? Trách nhiệm của ngân hàng thương mại trong mạng lưới này cụ thể gồm những nhiệm vụ gì? ngân hàng thương mại được phép lập bao nhiêu chi nhánh?
Công ty tài chính có được phép phát hành các loại bảo lãnh thực hiện hợp đồng/ bảo lãnh bảo hành (giống bảo lãnh của ngân hàng) không? Hiện tôi mới vừa xin việc vào một công ty tài chính. Tôi và bạn của mình có tranh cãi với nhau về việc liệu công ty tài chính có được phép thực hiện hoạt động bảo lãnh ngân hàng hay không? Nếu được, điều kiện để công ty tài chính thực hiện bảo lãnh ngân hàng là gì? Ngoài hoạt động bảo lãnh ngân hàng, công ty tài chính còn được phép thực hiện hoạt động nào khác hay không?
Tôi được biết trường học, bệnh viện là đơn vị sự nghiệp công lập. Vậy cho tôi hỏi đối với các đơn vị sự nghiệp công lập này có được mở tài khoản thanh toán tại ngân hàng không? Nếu được, hồ sơ và giấy tờ đê nghị mở tài khoản thanh toán trong trường hợp này gồm những nội dung gì?
Quyết định 05/2022/QĐ-TTg quy định như thế nào về trả nợ gốc và lãi vay khi thực hiện vay vốn học sinh sinh viên? Tôi có thắc mắc về vay vốn học sinh sinh viên mong được giải đáp. Tôi đang muốn thực hiện vay vốn học sinh sinh viên để cho con tôi đi học đại học. Tôi có nghe mọi người nói rằng sau khi con tôi học xong thì trong vòng 12 tháng con tôi buộc phải có việc làm để trả nợ vốn và lãi. Tuy nhiên, cũng có người bảo rằng trong vòng 12 tháng dù con tôi có việc làm hay không vẫn phải trả nợ gốc và lãi. Vậy theo pháp luật mới nhất quy định như thế nào về trả nợ gốc và lãi vay khi thực hiện vay vốn học sinh sinh viên? Cảm ơn vì đã giải đáp thắc mắc của tôi.
Khi tìm hiểu về Công ty Quản lý tài sản, tôi thấy công ty này có thể thực hiện hoạt động mua nợ xấu bằng trái phiếu đặc biệt. Vậy đối với khoản nợ xấu có tài sản bảo đảm thì đã đủ điều kiện để Công ty Quản lý tài sản mua lại chưa? Nếu thỏa mãn điều kiện thì việc mua nợ xấu bằng trái phiếu đặc biệt này được thực hiện theo trình tự, thủ tục nào?
Tôi muốn hỏi trong số những hoạt động được quy định theo pháp luật hiện hành, Công ty Quản lý tài sản có thể thực hiện hoạt động mua nợ xấu hay không? Nếu có thể, hoạt động này được quy định cụ thể như thế nào về thẩm quyền và về nguyên tắc mua bán nợ xấu?
Có phải việc thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng sẽ được kéo dài thêm theo Nghị quyết mới nhất của Thủ tướng Chính phủ? Tôi muốn được cung cấp thêm thông tin về việc này vì tôi đang công tác trong ngành tín dụng. Cám ơn!
Tôi muốn biết trong trường hợp nào Công ty Quản lý tài sản được phép đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng mua, bán nợ? Hợp đồng mua, bán nợ bằng trái phiếu đặc biệt gồm những thành phần gì? Ngoài ra, Công ty Quản lý tài sản thực hiện bán nợ xấu theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước như thế nào?
Tôi có nghe nói rằng Công ty Quản lý tài sản được phép phát hành trái phiếu đặc biệt, nhưng tôi không biết thông tin này có đúng hay không? Có thể cho tôi biết bản chất của trái phiếu đặc biệt là gì hay không? Nếu có thể phát hành, nguyên tắc và phương án phát hành được quy định như thế nào?