Công ty tài chính được phép thực hiện hoạt động bảo lãnh hay không? Nếu được, điều kiện để thực hiện bảo lãnh ngân hàng đối với công ty tài chính là gì?
Công ty tài chính được phép thực hiện hoạt động bảo lãnh ngân hàng không?
Công ty tài chính được phép thực hiện hoạt động bảo lãnh ngân hàng không?
Về phạm vi thực hiện các hoạt động tín dụng của công ty tài chính được quy định tại Điều 108 Luật Các tổ chức tín dụng 2010 như sau:
"Điều 108. Hoạt động ngân hàng của công ty tài chính
1. Công ty tài chính được thực hiện một hoặc một số hoạt động ngân hàng sau đây:
a) Nhận tiền gửi của tổ chức;
b) Phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu, trái phiếu để huy động vốn của tổ chức;
c) Vay vốn của tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính trong nước và nước ngoài theo quy định của pháp luật; vay Ngân hàng Nhà nước dưới hình thức tái cấp vốn theo quy định của Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
d) Cho vay, bao gồm cả cho vay trả góp, cho vay tiêu dùng;
đ) Bảo lãnh ngân hàng;
e) Chiết khấu, tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng, các giấy tờ có giá khác;
g) Phát hành thẻ tín dụng, bao thanh toán, cho thuê tài chính và các hình thức cấp tín dụng khác sau khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận.
2. Chính phủ quy định cụ thể điều kiện để công ty tài chính thực hiện hoạt động ngân hàng quy định tại khoản 1 Điều này."
Theo đó, về mặt quy định thì công ty tài chính vẫn được quyền thực hiện bảo lãnh ngân hàng. Tuy nhiên, để được thực hiện việc bảo lãnh thì công ty tài chính phải đảm bảo các yêu cầu như với các Ngân hàng.
Điều kiện để thực hiện bảo lãnh ngân hàng đối với công ty tài chính là gì?
Công ty tài chính được thực hiện hoạt động bảo lãnh ngân hàng khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện tại Điều 10 Nghị định 39/2014/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 2 Nghị định 16/2019/NĐ-CP, cụ thể như sau:
"Công ty tài chính được thực hiện hoạt động bảo lãnh ngân hàng khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:
1. Các điều kiện quy định tại Điều 5 Nghị định này."
Dẫn chiếu đến quy định tại Điều 5 Nghị định 39/2014/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 2 Nghị định 16/2019/NĐ-CP, các điều kiện bao gồm:
- Có đội ngũ cán bộ đủ trình độ, năng lực chuyên môn, cơ sở vật chất, công nghệ, phương tiện, thiết bị và các quy định nội bộ theo quy định của pháp luật để thực hiện hoạt động ngân hàng được ghi trong Giấy phép.
- Đáp ứng đầy đủ các điều kiện nghiệp vụ đối với hoạt động ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước quy định.
Ngoài các hoạt động trên, công ty tài chính còn có thể thực hiện hoạt động nào?
Các hoạt động khác của công ty tài chính được quy định tại Điều 14 Nghị định 39/2014/NĐ-CP như sau:
"Công ty tài chính được thực hiện các hoạt động khác quy định từ Điều 109 đến Điều 111 Luật Các tổ chức tín dụng."
Dẫn chiếu đến quy định tại Điều 109, Điều 110 và Điều 111 Luật Các tổ chức tín dụng 2010, các hoạt động khác của công ty tài chính bao gồm:
(1) Mở tài khoản của công ty tài chính
- Công ty tài chính có nhận tiền gửi phải mở tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước và duy trì trên tài khoản tiền gửi này số dư bình quân không thấp hơn mức dự trữ bắt buộc.
- Công ty tài chính được mở tài khoản thanh toán tại ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
- Công ty tài chính được phép thực hiện hoạt động phát hành thẻ tín dụng được mở tài khoản tại ngân hàng nước ngoài theo quy định của pháp luật về ngoại hối.
- Công ty tài chính được mở tài khoản tiền gửi, tài khoản quản lý tiền vay cho khách hàng.
(2) Góp vốn, mua cổ phần của công ty tài chính
- Công ty tài chính chỉ được dùng vốn điều lệ và quỹ dự trữ để góp vốn, mua cổ phần theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.
- Công ty tài chính được góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp, quỹ đầu tư.
- Công ty tài chính chỉ được thành lập, mua lại công ty con, công ty liên kết hoạt động trong các lĩnh vực bảo hiểm, chứng khoán, quản lý nợ và khai thác tài sản sau khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận bằng văn bản (thay thế cụm từ "quản lý tài sản bảo đảm" thành "quản lý nợ và khai thác tài sản bảo đảm" theo quy định tại khoản 18 Điều 1 Luật Các tổ chức tín dụng sửa đổi 2017)
- Ngân hàng Nhà nước quy định cụ thể điều kiện, hồ sơ, trình tự, thủ tục chấp thuận việc thành lập công ty con, công ty liên kết của công ty tài chính quy định tại khoản 3 Điều này.
Điều kiện, trình tự, thủ tục thành lập công ty con, công ty liên kết của công ty tài chính thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan.
(3) Các hoạt động kinh doanh khác của công ty tài chính
- Tiếp nhận vốn ủy thác của Chính phủ, tổ chức, cá nhân để thực hiện các hoạt động đầu tư vào các dự án sản xuất, kinh doanh, cấp tín dụng được phép; ủy thác vốn cho tổ chức tín dụng thực hiện cấp tín dụng. Việc tiếp nhận vốn ủy thác của cá nhân và ủy thác vốn cho các tổ chức tín dụng cấp tín dụng thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
- Tham gia thị trường tiền tệ theo quy định tại Điều 104 của Luật này.
- Mua, bán trái phiếu Chính phủ, trái phiếu doanh nghiệp.
- Bảo lãnh phát hành trái phiếu Chính phủ, trái phiếu doanh nghiệp; đại lý phát hành trái phiếu, cổ phiếu và các loại giấy tờ có giá khác.
- Kinh doanh, cung ứng dịch vụ ngoại hối theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
- Làm đại lý kinh doanh bảo hiểm.
- Cung ứng dịch vụ tư vấn trong lĩnh vực ngân hàng, tài chính, đầu tư.
- Cung ứng dịch vụ quản lý, bảo quản tài sản của khách hàng.
Như vậy, công ty tài chính được phép thực hiện hoạt động bảo lãnh ngân hàng trong trường hợp đáp ứng được các điều kiện thực hiện hoạt động bảo lãnh ngân hàng theo quy định của pháp luật hiện hành. Bên cạnh đó, công ty tài chính còn có thể thực hiện một số hoạt động khác trong phạm vi hoạt động của mình theo luật định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổng hợp mẫu vẽ tranh vẽ ngày tết đơn giản 2025 đẹp nhất? Đánh giá định kỳ, thường xuyên học sinh tiểu học thế nào?
- Thẩm quyền ký thỏa thuận cấp bảo lãnh, cam kết bảo lãnh và văn bản cam kết phát hành thư bảo lãnh theo Thông tư 61/2024?
- Lời dẫn chương trình Tết cho trẻ mầm non năm Ất Tỵ 2025? Lời dẫn chương trình lễ hội mùa xuân cho trẻ mầm non 2025?
- Chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng được cấp cho tổ chức nào? Chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng bị thu hồi khi nào?
- Cơ cấu và số lượng thành viên hội đồng xét cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng do ai quyết định?