Tiền dùng để trả lãi tiền gửi của khách hàng, tiền chi trả lương, thưởng cho nhân viên có được xem là chi phí của Ngân hàng Phát triển Việt Nam không?
Tiền chi trả lãi tiền gửi của khách hàng có được xem là chi phí của Ngân hàng Phát triển Việt Nam không?
Chi phí của Ngân hàng Phát triển Việt Nam
Theo quy định tại khoản 1 Điều 23 Nghị định 46/2021/NĐ-CP, chi phí của Ngân hàng Phát triển Việt Nam chi cho hoạt động nghiệp vụ bao gồm những khoản sau:
- Chi trả lãi: tiền vay; tiền gửi của khách hàng; phát hành giấy tờ có giá;
- Chi cho hoạt động phát hành, mua bán, chiết khấu, tái chiết khấu giấy tờ có giá; chi cho huy động vốn;
- Chi cho hoạt động góp vốn, chuyển nhượng phần vốn góp;
- Chi về tham gia thị trường tiền tệ; chi cho hoạt động dịch vụ thanh toán và ngân quỹ bao gồm các khoản chi về dịch vụ thanh toán; chi vận chuyển bốc xếp tiền, chi kiểm đếm phân loại và đóng gói tiền, chi bảo vệ tiền và các khoản chi phí khác về hoạt động thanh toán, ngân quỹ;
- Chi chênh lệch tỷ giá; chi cho hoạt động ngoại hối;
- Chi nộp thuế, phí, lệ phí đối với các hoạt động phải nộp theo quy định;
- Chi hoa hồng, đại lý môi giới, ủy thác;
- Chi khác cho hoạt động nghiệp vụ: Chi để thu hồi các khoản nợ đã xoá, thu hồi nợ xấu; chi cho hoạt động mua bán nợ; chi thu giữ, bảo quản, khai thác các tài sản bảo đảm; chi xử lý khoản tổn thất về vốn, tài sản và các khoản nợ cho vay sau khi đã bù đắp bằng các nguồn theo quy định; chi thuê luật sư, tư vấn pháp lý, án phí, lệ phí thi hành án; chi trả các khoản nợ đã xác định không còn đối tượng trả và hạch toán vào thu nhập nhưng sau đó lại xác định được chủ nợ; chi các khoản đã hạch toán vào thu nhập nhưng thực tế không thu được và không hạch toán giảm thu nhập; các chi phí dịch vụ thuê ngoài phục vụ các hoạt động nghiệp vụ; chi khác.
Căn cứ những quy định trên, có thể thấy tiền dùng để chi trả lãi tiền gửi của khách hàng thuộc nhóm chi cho hoạt động nghiệp vụ, là một trong những khoản chi phí của Ngân hàng Phát triển Việt Nam.
Tiền chi trả lương, thưởng cho nhân viên có phải là chi phí của Ngân hàng Phát triển Việt Nam không?
Theo quy định tại khoản 3 Điều 23 Nghị định 46/2021/NĐ-CP, chi phí cho hoạt động bộ máy của Ngân hàng Phát triển Việt Nam bao gồm:
- Chi cho người lao động và người quản lý: Chi tiền lương, thù lao, tiền thưởng; các khoản đóng góp theo lương: bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, kinh phí công đoàn theo quy định; chi ăn ca; chi bảo hộ lao động, chi trang phục giao dịch; chi trợ cấp, chi cho lao động nữ theo chế độ quy định; chi y tế, nghỉ phép theo chế độ hằng năm; các khoản chi có tính chất phúc lợi như quy định đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, tổng số chi không quá 01 tháng lương bình quân thực tế thực hiện trong năm; chi trợ cấp thôi việc, chi trợ cấp mất việc làm cho người lao động và các khoản chi khác theo quy định của pháp luật;
- Chi cho hoạt động quản lý và công vụ: Chi công tác phí; chi điện, nước, bưu phí, thông tin liên lạc, nhiên liệu, vật liệu, giấy, mực in, văn phòng phẩm; chi mua tài liệu, sách báo; chi nghiên cứu và ứng dụng khoa học, công nghệ; chi đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ; sáng kiến cải tiến nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Ngân hàng Phát triển Việt Nam; chi thực hiện các đề án, đề tài phục vụ công tác quản lý, hoạt động của Ngân hàng Phát triển Việt Nam; chi thuê tư vấn, thuê chuyên gia trong và ngoài nước; chi nhân công thuê ngoài; chi cho công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, quyết toán; chi cho công tác bảo vệ môi trường, bảo vệ cơ quan, phòng cháy chữa cháy, chi cho công tác quốc phòng an ninh; chi xuất bản tài liệu; chi tuyên truyền; chi hội nghị, lễ tân, khánh tiết, giao dịch, đối ngoại; chi đoàn ra, đoàn vào; chi các khoản phạt do vi phạm hợp đồng với khách hàng, phạt vi phạm hành chính bao gồm vi phạm pháp luật kế toán thống kê và các khoản vi phạm hành chính khác theo quy định của pháp luật (không bao gồm các khoản nộp phạt thuộc trách nhiệm cá nhân); chi đóng phí hiệp hội ngành nghề mà Ngân hàng Phát triển Việt Nam tham gia; chi hỗ trợ cho công tác đảng, đoàn thể (phần chi ngoài kinh phí của tổ chức đảng, đoàn thể được chi từ nguồn quy định); các chi phí khác theo quy định của pháp luật;
- Chi về tài sản: Chi khấu hao tài sản cố định theo quy định chung đối với các doanh nghiệp; chi mua sắm công cụ, dụng cụ; chi thuê tài sản (trường hợp trả tiền thuê tài sản một lần cho nhiều năm thì tiền thuê được phân bổ dần vào chi phí hoạt động theo số năm sử dụng tài sản); chi bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa và vận hành tài sản; chi bảo hiểm tài sản; chi nhượng bán, thanh lý tài sản bao gồm giá trị còn lại của tài sản cố định thanh lý, nhượng bán (nếu có).
Dựa vào quy định nêu trên, tiền dùng chi vào mục đích trả tiền lương, thù lao, tiền thưởng cho nhân viên được xếp vào nhóm chi cho người lao động và người quản lý, là một trong những chi phí của Ngân hàng Phát triển Việt Nam.
Khoản chi nào không được hạch toán vào chi phí hoạt động của Ngân hàng Phát triển Việt Nam?
Theo quy định tại Điều 24 Nghị định 46/2021/NĐ-CP, các khoản chi không được hạch toán vào chi phí hoạt động của Ngân hàng Phát triển Việt Nam bao gồm:
- Các khoản thiệt hại đã được Nhà nước hỗ trợ hoặc cơ quan bảo hiểm, bên gây thiệt hại bồi thường.
- Các khoản chi phạt thuộc trách nhiệm cá nhân do vi phạm hành chính, vi phạm môi trường, phạt nợ vay quá hạn do nguyên nhân chủ quan, phạt vi phạm chế độ tài chính.
- Các khoản chi đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm, nâng cấp, cải tạo tài sản cố định thuộc nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản.
- Các khoản chi cho sửa chữa, bảo dưỡng và trang thiết bị các tài sản phúc lợi như nhà ở, nhà nghỉ của người lao động Ngân hàng Phát triển, các khoản chi cho các công trình phúc lợi khác.
- Các khoản chi ủng hộ địa phương, các tổ chức xã hội, các cơ quan khác.
- Các khoản chi vượt định mức theo quy định tại Nghị định này và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.
- Các khoản chi thuộc nguồn kinh phí khác đài thọ.
Như vậy, căn cứ theo quy định tại Nghị định 46/2021/NĐ-CP, tiền dùng để chi trả lãi tiền gửi của khách hàng và tiền dùng để chi tiền lương, tiền thưởng cho nhân viên là một trong những chi phí của Ngân hàng Phát triển Việt Nam theo quy định của pháp luật hiện hành.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Biên tập viên hạng 1 lĩnh vực xuất bản chỉ đạo việc phối hợp giữa biên tập viên các bộ phận nào để bản thảo đi in đạt yêu cầu chất lượng xuất bản phẩm?
- Quán net được mở đến mấy giờ? Quán net không được hoạt động từ 22 giờ đến 8 giờ sáng hôm sau đúng không?
- Thành viên trong nhóm người sử dụng đất muốn chuyển nhượng đối với phần quyền sử dụng đất của mình thì xử lý như thế nào?
- Kinh phí khuyến công quốc gia đảm bảo chi cho những hoạt động khuyến công do cơ quan nào thực hiện?
- Người nộp thuế có được yêu cầu cơ quan quản lý thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của mình không?