Ngân hàng Phát triển Việt Nam có tỷ lệ nợ xấu vượt quá 150% nhưng có kết quả tài chính cao hơn kế hoạch được giao thì được xem xét xếp loại A hay không?
- Tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động hàng năm của Ngân hàng Phát triển Việt Nam gồm những gì?
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam có tỷ lệ nợ xấu vượt quá 150% kết quả được giao thì xếp loại gì?
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam có kết quả tài chính cao hơn kế hoạch được giao thì xếp loại gì?
- Điều kiện nào để Ngân hàng Phát triển Việt Nam được xếp loại A sau khi tổng hợp kết quả?
Tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động hàng năm của Ngân hàng Phát triển Việt Nam gồm những gì?
Tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động hàng năm của Ngân hàng Phát triển Việt Nam
Các tiêu chí dùng để đánh giá hiệu quả hoạt động của Ngân hàng Phát triển Việt Nam được quy định tại Điều 32 Nghị định 46/2021/NĐ-CP như sau:
(1) Các tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động hằng năm của Ngân hàng Phát triển Việt Nam, bao gồm:
a) Tiêu chí 1: Tín dụng đầu tư của Nhà nước;
b) Tiêu chí 2: Tỷ lệ nợ xấu;
c) Tiêu chí 3: Kết quả tài chính;
d) Tiêu chí 4: Tình hình chấp hành pháp luật về đầu tư, quản lý và sử dụng vốn Nhà nước tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam đối với các nghiệp vụ phát sinh trong năm đánh giá;
đ) Tiêu chí 5: Tình hình chấp hành chế độ báo cáo theo quy định tại Điều 31 Nghị định này.
(2) Các tiêu chí quy định tại khoản 1 Điều này được xác định và tính toán từ số liệu trong báo cáo quyết toán tài chính riêng lẻ đã được kiểm toán, báo cáo thống kê định kỳ theo quy định của pháp luật.
(3) Các tiêu chí đánh giá nêu tại khoản 1 Điều này khi tính toán được xem xét, loại trừ các yếu tố tác động:
a) Các nguyên nhân khách quan được loại trừ theo quy định về đánh giá hiệu quả hoạt động đối với doanh nghiệp nhà nước;
b) Các khoản nợ xấu phát sinh do khách hàng vay đang thực hiện sắp xếp lại theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, các khoản nợ xấu cho vay theo Quyết định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ;
c) Do Nhà nước thay đổi chính sách làm ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
d) Các khoản chậm cấp vốn của ngân sách nhà nước ảnh hưởng đến tài chính của Ngân hàng Phát triển Việt Nam.
Nội dung của 05 tiêu chí nói trên được quy định cụ thể tại Điều 8 Thông tư 128/2021/TT-BTC như sau:
(1) Tiêu chí 1: Tín dụng đầu tư của Nhà nước được xác định theo số liệu tính toán tình hình thực hiện các chỉ tiêu tại kế hoạch tín dụng đầu tư của Nhà nước do Thủ tướng Chính phủ giao và kế hoạch thu nợ gốc, lãi tín dụng đầu tư do Bộ Tài chính giao hàng năm cho Ngân hàng Phát triển.
(2) Tiêu chí 2: Tỷ lệ nợ xấu là tỷ lệ giữa số dư nợ xấu của các khoản nợ Ngân hàng Phát triển chịu rủi ro so với tổng dư nợ Ngân hàng Phát triển chịu rủi ro. Việc xác định số dư nợ xấu được thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về phân loại tài sản có và cam kết ngoại bảng của Ngân hàng Phát triển.
(3) Tiêu chí 3: Kết quả tài chính là chênh lệch giữa thu nhập và chi phí phát sinh trong năm đánh giá, được xác định theo báo cáo tài chính riêng lẻ đã được kiểm toán của Ngân hàng Phát triển.
(4) Tiêu chí 4: Tình hình chấp hành pháp luật về đầu tư, quản lý và sử dụng vốn Nhà nước tại Ngân hàng Phát triển đối với các nghiệp vụ phát sinh trong năm đánh giá. Mức xử phạt vi phạm hành chính làm căn cứ để đánh giá xếp loại là số tiền phải nộp phạt ghi trên quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với các vi phạm được phát hiện trong năm tài chính thực hiện đánh giá xếp loại, không bao gồm số tiền phải nộp để thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả.
(5) Tiêu chí 5: Tình hình chấp hành chế độ báo cáo theo quy định tại Điều 31 Nghị định số 46/2021/NĐ-CP.
Như vậy, dựa vào 05 tiêu chí trên, Ngân hàng Phát triển Việt Nam sẽ được đánh giá và xếp loại phù hợp theo quy định của pháp luật.
Ngân hàng Phát triển Việt Nam có tỷ lệ nợ xấu vượt quá 150% kết quả được giao thì xếp loại gì?
Phương thức đánh giá đối với tiêu chí tỷ lệ nợ xấu được quy định tại khoản 2 Điều 9 Thông tư 128/2021/TT-BTC cụ thể như sau:
"2. Tiêu chí 2: Tỷ lệ nợ xấu
a) Ngân hàng Phát triển xếp loại A khi tỷ lệ nợ xấu bằng hoặc thấp hơn kế hoạch được giao;
b) Ngân hàng Phát triển xếp loại B khi tỷ lệ nợ xấu cao hơn nhưng tối đa bằng 110% kế hoạch được giao;
c) Ngân hàng Phát triển xếp loại C khi tỷ lệ nợ xấu vượt quá 110% kế hoạch được giao."
Căn cứ quy định trên, Ngân hàng Phát triển Việt Nam có tỷ lệ nợ xấu vượt quá 150% kế hoạch được giao sẽ được đánh giá xếp loại C tiêu chí 2.
Ngân hàng Phát triển Việt Nam có kết quả tài chính cao hơn kế hoạch được giao thì xếp loại gì?
Theo quy định tại khoản 3 Điều 9 Thông tư 128/2021/TT-BTC, phương thức đánh giá đối với tiêu chí kết quả tài chính được quy định như sau:
"3. Tiêu chí 3: Kết quả tài chính
a) Ngân hàng Phát triển xếp loại A khi thực hiện được bằng hoặc cao hơn kế hoạch được giao;
b) Ngân hàng Phát triển xếp loại B khi thực hiện được thấp hơn nhưng tối thiểu bằng 90% kế hoạch được giao;
c) Ngân hàng Phát triển xếp loại C khi thực hiện dưới 90% kế hoạch được giao."
Do đó, trường hợp Ngân hàng Phát triển Việt Nam có kết quả tài chính cao hơn kế hoạch được giao thì sẽ được xếp loại A đối với tiêu chí 3
Điều kiện nào để Ngân hàng Phát triển Việt Nam được xếp loại A sau khi tổng hợp kết quả?
Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 10 Thông tư 128/2021/TT-BTC, Ngân hàng Phát triển Việt Nam xếp loại A khi không có tiêu chí xếp loại C, trong đó tiêu chí 1, tiêu chí 2 được xếp loại A theo quy định tại Điều 9 Thông tư 128/2021/TT-BTC.
Ngân hàng bạn đang làm việc hiện đang xếp loại C đối với tiêu chí 2 và xếp loại A đối với tiêu chí 3, do đó không đủ điều kiện để xếp loại A sau khi tổng hợp kết quả đánh giá theo quy định của pháp luật hiện hành.
Như vậy, theo quy định tại Nghị định 46/2021/NĐ-CP và Thông tư 128/2021/TT-BTC, các tiêu chí dùng để đánh giá và xếp loại kết quả hoạt động của Ngân hàng Phát triển Việt Nam bao gồm: tín dụng đầu tư của Nhà nước; tỷ lệ nợ xấu; kết quả tài chính; tình hình chấp hành pháp luật về đầu tư, quản lý và sử dụng vốn Nhà nước tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam đối với các nghiệp vụ phát sinh trong năm đánh giá và tình hình chấp hành chế độ báo cáo. Ngân hàng Phát triển Việt Nam nếu muốn xếp loại A trên tổng các tiêu chí thì cần thỏa mãn điều kiện không có tiêu chí xếp loại C, trong đó tiêu chí 1, tiêu chí 2 được xếp loại A.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thiết kế sơ bộ trong xây dựng là thiết kế thể hiện những gì? Yêu cầu đối với thiết kế xây dựng?
- Nguồn phát thải khí nhà kính là gì? Nguồn phát thải khí nhà kính từ sản xuất vật liệu xây dựng gồm những gì?
- Công bố hợp chuẩn là gì? Thủ tục công bố hợp chuẩn gồm bước nào? Đối tượng của công bố hợp chuẩn là gì?
- Cục Công nghệ thông tin thuộc Kiểm toán nhà nước có trụ sở ở đâu? Gồm có những đơn vị nào theo quy định?
- Danh mục 06 lĩnh vực phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính theo Quyết định 13? Yêu cầu về kiểm kê khí nhà kính?